15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Nguồn: Walter Russell Mead, “Beijing’s Collision With Christians”, WSJ, 21/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với việc Nghị viện châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so với việc cải thiện hình ảnh quốc tế của đất nước. Đây là một tin xấu đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các “nhà thờ tư gia” không chính thức trên khắp đất nước. Continue reading “Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo”

18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms

Nguồn: Martin Luther defiant at Diet of Worms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1521, Martin Luther, người khởi xướng đạo Tin lành, đã thách thức Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles V khi từ chối rút lại các tác phẩm thần học của mình. Ông đã được triệu tới Worms, Đức, để trình diện trước Hội đồng của Đế chế La Mã Thần thánh và trả lời các cáo buộc về tội dị giáo. Continue reading “18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms”

Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

Nguồn:Why is Protestantism flourishing in the developing world?”, The Economist, 09/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm như tự do lương tâm, khoan dung và tam quyền phân lập. Nhưng khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu cuộc Cải cách Kháng cách thì trục của đức tin này đang dần dịch chuyển. Tỷ lệ người Tây Âu và Bắc Mỹ tuyên xưng theo đạo Tin lành đang suy giảm; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng. Trong phần lớn thế kỷ 20, xu thế thế tục hóa toàn cầu đã được coi là không thể tránh khỏi khi các quốc gia hiện đại hóa. Nhưng các nước đang phát triển đang thực sự trở nên sùng đạo, một phần của điều mà Peter Berger, một nhà xã hội học, gọi là “sự phi thế tục hóa” của thế giới. Nằm ở trung tâm của sự hồi sinh tôn giáo này là Hồi giáo và Ngũ Tuần giáo (Tentecostalism), một nhánh của Thiên Chúa giáo Tin Lành. Continue reading “Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?”

31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề

Nguồn: Martin Luther posts 95 theses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách.

Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Lúc bấy giờ, một linh mục dòng Thánh Dominique tên là Johann Tetzel, được ủy nhiệm bởi Tổng Giám mục Mainz và Giáo hoàng Leo X, đang tiến hành một chiến dịch gây quỹ lớn ở Đức để tài trợ cho việc tu bổ Nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Mặc dù hoàng tử Frederick III the Wise (Frederick Khôn ngoan) đã cấm mua bán “giấy xá tội” ở Wittenberg, nhiều thành viên nhà thờ vẫn lặn lội đi mua chúng. Khi họ trở về, họ đưa những giấy xá tội mình đã mua cho Luther, tuyên bố họ không còn phải hối cải vì tội lỗi của mình nữa. Continue reading “31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề”

05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập

Nguồn: Salvation Army founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại East End, London, nhà truyền giáo Tin lành (revivalist) William Booth và vợ ông, Catherine, đã thành lập Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc (Christian Mission), sau này đổi thành Cứu Thế Quân (Salvation Army). Quyết tâm chiến đấu chống lại nghèo đói và sự thờ ơ với tôn giáo với hiệu quả như ở trong quân đội, Booth đã xây dựng mô hình giáo phái của mình theo hình ảnh quân đội Anh, đặt tên gọi cho những người đứng đầu là “sĩ quan” và các thành viên mới là “lính mới tuyển mộ.”

Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, trong đó phụ nữ cũng được bình đẳng với nam giới, đã phát động “các chiến dịch” tại những khu ổ chuột nghèo khó nhất ở London. Những căn bếp phát súp miễn phí là dự án đầu tiên trong danh sách hàng loạt các dự án khác nhau được thiết kế để hỗ trợ về cả thể chất và tinh thần cho những người nghèo khổ. Trong những năm đầu tiên, nhiều người Anh đã lên án sứ mệnh và chiến thuật của Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, và các thành viên của Hiệp hội thường phải nộp phạt và hoặc bị bắt giam vì tội phá rối trị an. Continue reading “05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập”