Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick Macfarquhar, “Searching for Mao in Xi Jinping’s China,” Boston Review, 08/09/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Trung Quốc thực sự đã trở thành một siêu cường được công nhận bởi tất cả, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Mao chắc hẳn sẽ rất thích thú trước quyền lực này. Nhưng còn giấc mơ về sự công bằng và chủ nghĩa tập thể của Mao khi ông tiến hành Cách mạng Văn hóa? Tư tưởng Mao Trạch Đông có liên quan như thế nào đến mức độ bất bình đẳng cao của Trung Quốc hiện nay? Liệu chân dung của Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và tại Lăng Mao Trạch Đông có còn chút ý nghĩa chính trị nào không? Liệu Mao có còn quan trọng? Continue reading “Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược

Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.

Bắt đầu được thông báo vào năm 2013, kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối lục địa Á-Âu thông qua việc đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trải dài từ Trung Quốc đến châu Âu, mở rộng sang cả Đông Nam Á và Đông Phi, đã được gọi là Kế hoạch Marshall mới của Trung Quốc, cũng như là một nỗ lực nhằm đạt được một đại chiến lược của nước này. Một số nhà quan sát còn nhìn nhận diễn đàn này là một phần nỗ lực của ông Tập nhằm lấp đầy khoảng trống sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Barack Obama. Continue reading “Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh

koh-i-noor

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Jewel in the Crown”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng cố vấn pháp lý Ấn Độ, ông Ranjit Kumar, mới đây đã tuyên bố rằng Ấn Độ không tìm cách thu hồi viên kim cương Kohinoor – một trong những viên kim cương lâu đời và giá trị nhất thế giới – từ phía Anh, quốc gia đã được Ấn Độ “tặng” báu vật này. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho Ấn Độ và châm ngòi cho một loạt những cuộc tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, những tranh cãi này đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực đến mức chính phủ phải tuyên bố lại rằng họ vẫn muốn lấy lại viên kim cương. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong việc đòi lại Kohinoor nói một cách nhẹ nhàng là vẫn vô cùng không thuyết phục. Continue reading “Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh”