01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố

Nguồn: Sistine Chapel ceiling opens to public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1512, các bức họa trên trần Nhà nguyện Sistine tại Rome, một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của nghệ sĩ người Ý Michelangelo, đã lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Michelangelo Buonarroti, nghệ sĩ vĩ đại nhất của nước Ý thời kỳ Phục hưng, sinh tại ngôi làng nhỏ Caprese vào năm 1475. Là con trai của một viên chức, ông lớn lên ở Florence, trung tâm của phong trào Phục hưng thuở đầu, và ngay từ khi mới 13 tuổi đã trở thành chân học việc của một nghệ sĩ. Với tài năng nổi bật, Michelangelo sớm nhận được sự bảo trợ từ Lorenzo de’ Medici, người cai trị thành Florentine, đồng thời cũng là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn. Sau khi thể hiện khả năng điêu khắc bậc thầy của mình qua các tác phẩm như Pieta (1498) và David (1504), ông được mời đến Rome vào năm 1508 để vẽ trần của Nhà nguyện Sistine – nhà nguyện quan trọng nhất ở Vatican. Continue reading “01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố”

15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật

Nguồn: MacArthur orders end of Shinto as Japanese state religion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur, với tư cách là Tư lệnh Tối cao của Đồng minh ở Thái Bình Dương, đã ra lệnh chấm dứt việc xem Shinto (Thần đạo) là quốc giáo của Nhật Bản. Hệ thống Shinto bao gồm niềm tin rằng Hoàng Đế, trong trường hợp này là Hirohito, là thần thánh.

Ngày 02/09/1945, trên tàu USS Missouri ở vịnh Tokyo, MacArthur đã đại diện cho phe Đồng minh ký vào bản hiệp ước đầu hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi những cải cách kinh tế và chính trị mà các đồng minh đưa ra cho tương lai của Nhật Bản có thể được ban hành, nước này phải được phi quân sự hóa. Continue reading “15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật”

15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật

Nguồn: The Bill of Rights becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Virginia trở thành tiểu bang cuối cùng phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ trở thành luật và hoàn thành các cuộc cải cách khởi nguồn từ Tuyên ngôn Độc lập. Trước khi bang Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp, điều họ cuối cùng đã thực hiện trong tháng 02/1788, những người ủng hộ phe Liên bang đã phải hứa sẽ tạo ra một bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm sửa đổi Hiến pháp ngay khi thành lập chính phủ mới.

Các nhà phê bình Hiến pháp, chống lại phe Liên bang, những người sợ rằng một chính phủ liên bang quá mạnh sẽ chỉ trở thành một chế độ quân chủ khác, thứ họ vốn dĩ vừa mới thoát ra, tin rằng Hiến pháp đã trao quá nhiều quyền lực vào tay chính phủ liên bang bằng cách phác thảo quyền của chính phủ nhưng không mô tả quyền của các cá nhân do chính phủ quản lý. Lời hứa về một bản Tuyên ngôn Nhân quyền giúp xoa dịu quan ngại của phe chống Liên bang. Continue reading “15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”