06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)

Nguồn: FDR creates the Works Progress Administration (WPA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký một sắc lệnh hành pháp, theo đó thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (Works Progress Administration, WPA). WPA chỉ là một trong nhiều chương trình cứu trợ của thời kỳ Đại Khủng hoảng (Great Depression), được tạo ra dưới sự bảo trợ của Đạo luật Cứu trợ Khẩn cấp (Emergency Relief Appropriations Act, ERA), mà Roosevelt đã ký một tháng trước đó.

WPA, cùng với Cơ quan Quản lý Giao thông công chính (Public Works Administration, PWA), và các chương trình hỗ trợ khác của liên bang đã cho phép những người Mỹ thất nghiệp đi làm để đổi lấy hỗ trợ tài chính tạm thời. Trong số 10 triệu nam giới thất nghiệp tại Mỹ vào năm 1935, 3 triệu người đã được trợ giúp bởi WPA. Continue reading “06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)”

31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR signs Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Trung lập, hay Nghị quyết Chung số 173 của Thượng viện. Ông gọi đó là “sự thể hiện mong muốn ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể khiến [Hoa Kỳ] tham chiến.” Việc ký ban hành đạo luật diễn ra vào thời điểm các chính phủ phát xít mới thành lập ở châu Âu đang bắt đầu chuẩn bị khởi động chiến tranh.

Trong một tuyên bố công khai cùng ngày, Roosevelt nói rằng luật mới sẽ yêu cầu các tàu của Mỹ phải có giấy phép nếu muốn mang vũ khí, đồng thời hạn chế người Mỹ đi trên những tàu đến từ các quốc gia thù địch và áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho các quốc gia “hiếu chiến”. Hầu hết các nhà quan sát cho rằng từ “hiếu chiến” được dùng để ám chỉ Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler và nước Ý của Benito Mussolini. Continue reading “31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức

Nguồn: Nuremberg race laws imposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, người Do Thái tại Đức đã chính thức bị tước đoạt quyền công dân và chỉ còn là “đồ vật” của nhà nước.

Sau khi Hitler gia nhập văn phòng Tổng thống và trở thành Thủ tướng Đức, ông ta đã đặt ra nhiệm vụ cải tổ đất nước đã “nhận nuôi” mình đạt đến đỉnh cao mà ông tưởng tượng (quả thật, Hitler đã phải dụng nhiều chiêu trò để gia nhập giới lãnh đạo bởi ông sinh ra là người Áo). Nhưng giấc mơ của Hitler đã sớm trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người. Trong giai đoạn đầu ông lên nắm quyền, cuộc sống của những công dân Đức không phải là người Do Thái hầu như không bị gián đoạn. Nhưng đối với “kẻ thù” của ông ta thì không hẳn là vậy. Tư tưởng phân biệt chủng tộc của Hitler, chủ trương đưa những người Đức “thuần chủng” trở thành “chủ nhân” của thế giới, đã dần dần hoạt động theo những cách độc ác nhất. Continue reading “15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức”