30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Japanese American Fred Korematsu is arrested for resisting internment, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Fred Korematsu đã bị bắt tại San Leandro, California vì chống lại yêu cầu tạm giam (internment) theo Sắc lệnh Hành pháp 9066 gây tranh cãi của Tổng thống Franklin Roosevelt, theo đó ra lệnh tống giam gần như toàn bộ người Mỹ gốc Nhật sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Continue reading “30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật”

27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Nguồn: FDR seizes control of Montgomery Ward, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong lúc Thế chiến II đang diễn ra, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh tịch thu tài sản của Công ty Montgomery Ward vì công ty này từ chối tuân thủ thỏa thuận lao động.

Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng đình công trong các ngành hỗ trợ chiến tranh quan trọng, Roosevelt đã thành lập Ủy ban Lao động Chiến tranh Quốc gia vào năm 1942. Ủy ban đã thương lượng các thỏa thuận giữa ban quản lý và công nhân để tránh việc ngừng sản xuất, vốn có thể làm tê liệt nỗ lực chiến tranh. Continue reading “27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward”

17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng

Nguồn: Commander at Pearl Harbor relieved of his duties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Chuẩn Đô đốc Husband E. Kimmel đã bị miễn nhiệm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, như một phần trong cuộc cải tổ nhân sự hải quân sau thảm họa Trân Châu Cảng.

Đô đốc Kimmel đã có một sự nghiệp thành công trong quân đội, bắt đầu từ năm 1915 với tư cách là phụ tá của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân, Franklin Delano Roosevelt (FDR). Ông có thành tích xuất sắc trên các thiết giáp hạm trong Thế chiến I, trở thành chỉ huy nhiều tàu trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. Khi Thế chiến II nổ ra, Kimmel đã được thăng đến hàm Chuẩn Đô đốc và đang chỉ huy lực lượng tàu tuần dương tại Trân Châu Cảng. Tháng 1/1941, ông được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế James Richardson, người mà FDR đã sa thải sau khi Richardson phản đối việc đặt căn cứ hạm đội tại Trân Châu Cảng. Continue reading “17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng”

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên

Nguồn: FDR broadcasts first “fireside chat” during the Great Depression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, tám ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài phát biểu đầu tiên trên đài phát thanh quốc gia – còn được gọi là cuộc “trò chuyện bên bếp lửa” (fireside chat) – được phát sóng trực tiếp từ Nhà Trắng.

Roosevelt bắt đầu bài phát biểu thật đơn giản: “Tôi muốn dành vài phút nói chuyện với người dân Mỹ về ngân hàng.” Tiếp đến, tổng thống giải thích quyết định gần đây của mình là đóng cửa các ngân hàng quốc gia để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt, do các nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng ngân hàng sụp đổ. Roosevelt cho biết, các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau, và ông cảm ơn công chúng vì đã “kiên nhẫn và bình tĩnh” trong “kỳ nghỉ ngân hàng”. Continue reading “12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên”

19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam

Nguồn: FDR orders Japanese Americans into internment camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh Hành pháp 9066, bắt đầu một chính sách gây tranh cãi trong Thế chiến II và sau này để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với người Mỹ gốc Nhật. Văn bản này đã ra lệnh buộc “những người ngoại quốc thù địch” (enemy aliens) phải di dời khỏi các vùng đất phía Tây, được mô tả một cách mơ hồ là các khu vực quân sự.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, các cố vấn quân sự và chính trị ngày càng gây áp lực lên Roosevelt, yêu cầu ông giải quyết nỗi lo ngại về việc Nhật Bản sẽ tấn công hoặc phá hoại thêm nữa, đặc biệt là ở Bờ Tây, nơi có nhiều quân cảng, cơ sở vận tải biển và nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Các khu quân sự bị hạn chế xâm nhập được đề cập trong sắc lệnh có nhiều khu vực không xác định, nằm xung quanh các thành phố, cảng biển và các khu vực công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Tây. Dù Sắc lệnh 9066 cũng ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Ý và gốc Đức, nhưng nhóm người bị di dời đông nhất vẫn là người Mỹ gốc Nhật. Continue reading “19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam”

15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)

Nguồn: FDR creates the Works Progress Administration (WPA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký một sắc lệnh hành pháp, theo đó thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (Works Progress Administration, WPA). WPA chỉ là một trong nhiều chương trình cứu trợ của thời kỳ Đại Khủng hoảng (Great Depression), được tạo ra dưới sự bảo trợ của Đạo luật Cứu trợ Khẩn cấp (Emergency Relief Appropriations Act, ERA), mà Roosevelt đã ký một tháng trước đó.

WPA, cùng với Cơ quan Quản lý Giao thông công chính (Public Works Administration, PWA), và các chương trình hỗ trợ khác của liên bang đã cho phép những người Mỹ thất nghiệp đi làm để đổi lấy hỗ trợ tài chính tạm thời. Trong số 10 triệu nam giới thất nghiệp tại Mỹ vào năm 1935, 3 triệu người đã được trợ giúp bởi WPA. Continue reading “06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR signs Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Trung lập, hay Nghị quyết Chung số 173 của Thượng viện. Ông gọi đó là “sự thể hiện mong muốn ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể khiến [Hoa Kỳ] tham chiến.” Việc ký ban hành đạo luật diễn ra vào thời điểm các chính phủ phát xít mới thành lập ở châu Âu đang bắt đầu chuẩn bị khởi động chiến tranh.

Trong một tuyên bố công khai cùng ngày, Roosevelt nói rằng luật mới sẽ yêu cầu các tàu của Mỹ phải có giấy phép nếu muốn mang vũ khí, đồng thời hạn chế người Mỹ đi trên những tàu đến từ các quốc gia thù địch và áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho các quốc gia “hiếu chiến”. Hầu hết các nhà quan sát cho rằng từ “hiếu chiến” được dùng để ám chỉ Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler và nước Ý của Benito Mussolini. Continue reading “31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập”

26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân

Nguồn: Britain’s Operation Dynamo gets underway as President Roosevelt makes a radio appeal for the Red Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã tiết lộ tình cảnh thảm khốc của thường dân Bỉ và Pháp vốn phải gánh chịu hậu quả của giao tranh giữa Anh và Đức, lúc đó đang cố gắng đến được bờ biển phía bắc nước Pháp, và đề nghị Hội Chữ thập Đỏ giúp đỡ họ.

“Tối nay, trên những đường phố từng yên bình của Bỉ và Pháp, hàng triệu người đang di chuyển, chạy khỏi chính căn nhà của họ, mong thoát khỏi bom, đạn pháo và súng máy, không nơi trú ẩn, và gần như cũng chẳng có thức ăn,” FDR nói trên sóng radio. Continue reading “26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân”

20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư

Nguồn: FDR inaugurated to fourth term, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, Franklin Delano Roosevelt (FDR), tổng thống duy nhất từng đắc cử ba nhiệm kỳ vào thời điểm đó, đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư và cũng là cuối cùng của ông.

Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, Roosevelt, khi ấy là thống đốc New York, đã được bầu làm tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1933, Tổng thống Roosevelt đã nói với người Mỹ rằng “điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ” và đã điểm qua Chính sách Kinh tế mới – một chính sách mở rộng chính quyền liên bang nhằm tăng cơ hội việc làm và phúc lợi. Dù bị chỉ trích bởi cộng đồng doanh nghiệp, song nỗ lực này của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế của Mỹ, và ông tái đắc cử vào năm 1936. Continue reading “20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại

Nguồn: FDR establishes modern Thanksgiving holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê chuẩn một đạo luật nhằm chính thức chọn ngày thứ Năm thứ tư trong tháng 11 là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).

Truyền thống tổ chức Lễ Tạ ơn vào thứ năm bắt nguồn từ lịch sử thuộc địa Plymouth và Massachusetts Bay, khi các ngày lễ sau thu hoạch được tổ chức vào ngày thường trong tuần, gọi là “Lecture Day,” một cuộc họp tại nhà thờ vào giữa tuần. Một trong những Lễ Tạ ơn nổi tiếng là vào mùa thu năm 1621, khi thống đốc Plymouth, William Bradford, mời người da đỏ bản địa tham gia với những người hành hương (Pilgrims) trong một lễ hội kéo dài ba ngày được tổ chức để tạ ơn vì mùa màng bội thu. Continue reading “26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại”

19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc

Nguồn: First Republican national convention ends, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1856, tại Hội trường Quỹ Âm nhạc ở Philadelphia, hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa, được thành lập hai năm trước, đã kết thúc. John Charles Fremont của California, nhà thám hiểm nổi tiếng của bờ Tây, được đề cử vào vị trí ứng viên tổng thống, và William Dewis Dayton của New Jersey được chọn làm ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống. Continue reading “19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc”

08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời

Nguồn: Harry S. Truman is born, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1884, Harry S. Truman được sinh ra ở Lamar, Missouri. Là con trai của một nông dân, Truman không đủ khả năng tài chính để đi học đại học. Ông gia nhập quân đội khi ở độ tuổi 33 vào năm 1916 để chiến đấu trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, ông đã mở một cửa hàng đồ xén ở thành phố Kansas. Khi công việc kinh doanh bị phá sản vào năm 1922, ông đã tham gia chính trường tại Missouri. Truman tiếp tục thăng tiến để phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1934 cho đến khi ông được chọn làm Phó Tổng  thống thứ tư của Franklin D. Roosevelt (FDR) vào năm 1945. Chính trong các nhiệm kỳ Thượng viện sĩ của mình, ông đã gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính. Continue reading “08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời”

18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ

Nguồn: War Relocation Authority is established in United StatesHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”

Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự. Continue reading “18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ”

09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày

Nguồn: Daylight saving time instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã quyết định tăng thêm thời gian chuẩn ban ngày thêm một giờ cho mỗi múi giờ, thực hiện thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày (daylight saving time) – mà khi ấy còn gọi là “thời gian chiến tranh.”

Thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày, được đề xuất bởi Tổng thống Roosevelt, được áp dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và có nguồn gốc từ Thế chiến I, khi Quốc Hội Mỹ, đi theo mô hình ở châu Âu, đặt ra một mốc thời gian chuẩn nhằm cho phép nước này sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên. Continue reading “09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày”