Bán khống là gì?

Nguồn: What is short-selling?The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bán khống thuộc hàng các nghiệp vụ lâu đời nhất trong giao dịch cổ phiếu. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan trở thành công ty đầu tiên bán cổ phần ra công chúng. Đến năm 1608, Isaac le Maire, một cựu giám đốc bất mãn của công ty này đã lập ra một nhóm để bán cổ phiếu chưa sở hữu nhưng sẽ được bán trong tương lai, sau đó tung tin đồn về công ty để kéo giá xuống. Khi cổ phiếu đến hạn thanh toán, nhóm này có thể mua chúng từ thị trường với giá thấp hơn giá bán ra, từ đó thu lợi nhuận. Khi biết được việc này, Đông Ấn Hà Lan đã gọi mánh khoé trên là “hành vi thấp hèn” và “có hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là các góa phụ và trẻ mồ côi” có cổ phần trong công ty của họ. Vậy bán khống là gì – và nó lợi hay hại? Continue reading “Bán khống là gì?”

Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?

Nguồn: How does a direct listing differ from an IPO?”, The Economist, 02/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những doanh nhân nào muốn biến công ty thành công ty đại chúng, và có thể tạo ra một gia tài khổng lồ cho mình trong quá trình này, đều thường nghĩ về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mặc dù đây là con đường phổ biến nhất để biến một công ty thành công ty đại chúng có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó không phải là con đường duy nhất. “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt” (special-purpose acquisition company, hay SPAC) là một trong những lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến. Hay “niêm yết trực tiếp” là một lựa chọn khác. Coinbase, một công ty khởi nghiệp tiền điện tử của Mỹ, đang lên kế hoạch niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở New York trong tháng này, và Roblox, một nền tảng trò chơi điện tử, đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York theo cách tương tự vào tháng trước. Nhưng chính xác thì niêm yết trực tiếp là gì và tại sao nó ngày càng phổ biến? Continue reading “Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?”

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

Nguồn: The roots of hyperinflation, The Economist, 12/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa. Năm 1956, Phillip Cagan, một nhà kinh tế làm việc tại Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, đã xuất bản một nghiên cứu chuyên đề về siêu lạm phát, theo đó ông định nghĩa đó là thời kỳ mà giá cả tăng hơn 50% một tháng. Hiện tượng này rất hiếm. Continue reading “Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?”

Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?

Nguồn:How taxes can align the interests of individuals and society”, The Economist, 21/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thị trường được cho là tạo ra một trạng thái ma thuật, tại đó không ai có thể trở nên khấm khá hơn mà không làm cho người khác trở nên nghèo đi. Điều khó xử là các thị trường thường thất bại. Lý do là những người trực tiếp tham gia vào một giao dịch không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi giao dịch đó. Ví dụ, một chuyến xe vào trung tâm thành phố sẽ tạo ra sự tắc nghẽn cho mọi người; một công ty đổ chất thải vào một con sông sẽ đầu độc nguồn nước uống ở phía hạ lưu; khí thải carbon làm nóng hành tinh chung của tất cả chúng ta. Các nhà kinh tế học có một thuật ngữ đặc biệt cho những phí tổn không mong muốn này: đó là “ngoại ứng” (externalities). Các mức giá thị trường không bị kiểm soát thường chưa tính tới các phí tổn xã hội như vậy. Continue reading “Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?”

Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?

Nguồn:How low can unemployment go”, The Economist, 22/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về việc làm cho tất cả mọi người là một điều hão huyền.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, được Quốc hội giao nhiệm vụ tìm phương án để đạt được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể tiến hành một cuộc “chiến tranh toàn diện” với thất nghiệp. Thay vào đó, họ tự hỏi: thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào một cách bền vững? Bốn lần một năm, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Fed lại đưa ra những mức mà họ nghĩ rằng tại đó thất nghiệp sẽ ổn định trong dài hạn – một con số mà họ cho là vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Ý tưởng về tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên” đó đến từ đâu? Continue reading “Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?”

Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?

Nguồn:How supply can create its own demand”, The Economist, 20/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jean-Baptiste Say giải thích rằng có cung ắt có cầu.

Vào giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ Đại Suy thoái, hơn một phần tư số công nhân Mỹ không thể tìm được việc làm. Không có đủ lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể cung ứng. Ngày nay, lực lượng lao động Mỹ có thể sản xuất nhiều gấp 17 lần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại chỉ dưới 5%. Bằng cách nào đó mà lượng cầu, vốn rất thấp trong những năm 1930, lại tăng tương ứng với một nguồn cung hàng hoá và dịch vụ khổng lồ tám thập niên sau đó. Kết quả đáng mừng này có thể đã làm kinh ngạc một số nhà kinh tế trong những năm 1930, những người đã lo lắng về tình trạng trì trệ “trường kỳ”. Nhưng điều này chẳng có gì là ngạc nhiên đối với một thế hệ các nhà kinh tế lớn tuổi hơn, do Jean-Baptiste Say đứng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “A Treatise on Political Economy” (Chuyên luận về Kinh tế chính trị), đã được tái bản đến sáu lần từ năm 1803 đến năm 1841, chứa đựng nhiều điều mà sau này được gọi là Định luật Say, khái niệm chỉ ra rằng cung có thể tạo ra cầu cho chính mình. Continue reading “Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?”

‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?

Nguồn:How people became the central focus of economics”, The Economist, 19/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi chủ đề đầu tư xuất hiện trong kinh tế, người ta thường nghĩ tới những tài sản vật chất. Các công ty thảo luận về đầu tư vào các nhà máy, các chính phủ nói về cơ sở hạ tầng, và người dân nói về bất động sản, nhà cửa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có một trọng tâm đầu tư mềm, ít hữu hình hơn, đó là kiến ​​thức và kỹ năng. Các công ty cố gắng đào tạo những kỹ năng này cho lực lượng lao động, các chính phủ cho cộng đồng của họ, và người dân cho chính họ. Các nhà kinh tế học sử dụng khái niệm “vốn con người” (human capital) để mô tả dạng đầu tư này. Tư duy này cho rằng cũng giống như chi tiêu cho các tòa nhà hay đường sá tạo ra nguồn vốn vật chất, quá trình đầu tư vào tri thức cũng tạo ra vốn con người. Một số nhà phê bình không thích việc coi giáo dục chỉ là nhằm theo đuổi vốn (con người), nhưng nó là một khái niệm có giá trị cho phân tích và chính sách. Kinh tế học có thể dạy cho chúng ta như thế nào về điều này? Continue reading “‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?”

Tại sao các công ty tồn tại?

Nguồn:Why do firms exist”, The Economist, 18/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về cơ chế giá là trọng tâm của nghiên cứu về kinh tế. Giá thị trường truyền đạt thông tin về những gì mọi người muốn mua và những gì mà người khác muốn bán. Adam Smith đã sử dụng phép ẩn dụ về “bàn tay vô hình” để mô tả cách thức mà nền kinh tế được quản lý bằng các tín hiệu giá. Năm 1937, một bài báo được xuất bản bởi Ronald Coase, một nhà kinh tế học người Anh, đã chỉ ra một lỗ hổng trong quan điểm này: nó không phù hợp với những gì xảy ra bên trong các công ty. Ví dụ, khi một nhân viên chuyển từ phòng này sang phòng khác, anh ta không làm như vậy để phản ứng với các mức lương cao hơn, mà vì anh ta được ra lệnh làm điều đó. Câu hỏi đặt ra bởi Coase là một điều sâu sắc, nếu không phải là gây lúng túng, cho kinh tế học. Tại sao các công ty tồn tại? Continue reading “Tại sao các công ty tồn tại?”

Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Bộ ba bất khả thi là gì?

20160827_bbd001_0

Nguồn: What is the impossible trinity?“, The Economist, 09/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Trước khi đồng tiền chung châu Âu euro ra đời năm 1999, các thành viên đã neo đồng nội tệ của mình vào đồng mark Đức. Kết quả là họ buộc phải nương vào chính sách tiền tệ của NHTW Đức để điều chỉnh chính sách của riêng mình. Một số nước dễ dàng làm được điều này bởi vì có các ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với Đức và như vậy mối quan hệ giữa hai bên là “nước nổi thuyền nổi’.

Tuy nhiên, có một số nước không thể duy trì chính sách tiền tệ như vậy. Năm 1992, Anh buộc phải “nhổ neo” vì nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái trong khi kinh tế Đức bùng nổ. Continue reading “Bộ ba bất khả thi là gì?”

Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?

20160820_bbd001_0

Nguồn: What is the Nash equilibrium and why does it matter?“, The Economist, 06/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Các nhà kinh tế học có thể giải thích những điều diễn ra trong quá khứ và đôi lúc còn có thể dự đoán chính xác về tương lai. Tuy nhiên, không nhiều học thuyết có tính ứng dụng trong thực tiễn cao như điểm cân bằng Nash – học thuyết kinh tế được đặt tên theo nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nó và cũng nhờ đó mà đạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Khái niệm đơn giản này còn giúp các nhà kinh tế học tìm ra nguyên lý xác định giá cả của các công ty, giải thích các Chính phủ nên thiết kế những cuộc đấu giá như thế nào để được hưởng lợi nhiều nhất và giải thích cả nguyên nhân tại sao đôi lúc trong 1 nhóm sẽ đưa ra những quyết định tự chuốc lấy thất bại. Vậy thì điểm cân bằng Nash là gì và tại sao đây là một trong những khái niệm kinh tế có ý nghĩa quan trọng và thay đổi cả thế giới? Continue reading “Điểm cân bằng Nash và thế lưỡng nan của tù nhân là gì?”

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?

20160730_ebd001

Nguồn: What causes financial crises?“, The Economist, 08/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Xét trên góc nhìn hạn hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Đó là kết quả của rất nhiều rắc rối đã tích tụ qua thời gian: các ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm tín dụng quá ư phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt và sự phình to đến mất kiểm soát của thị trường nhà đất.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến các yếu tố ấy kết hợp lại với nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận con đường đi từ những quyết định siêu mạo hiểm đến tình cảnh thị trường tài chính rung lắc đã trở nên quá quen thuộc. Từ những sinh viên đang nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong thế kỷ 10 cho đến những nhà đầu tư vẫn nhớ như in nỗi đau của châu Á thời kỳ cuối những năm 1990, tất cả đều đi chung một con đường ấy. Continue reading “Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính là gì?”

‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?

20160723_ebd001_0

Nguồn: What is information asymmetry?“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.

Vấn đề trong các ví dụ kể trên vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry). Continue reading “‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?”

Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?

64-kt-the-relationship-between-trade-and-wages

Nguồn:The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát. Continue reading “Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?”