Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Continue reading “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?

Nguồn: Why Republican donors on Wall Street are abandoning Donald Trump”, The Economist, 24/11/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đó luôn là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, và giờ họ xem Donald Trump là kẻ thua cuộc

Phố Wall đã quay lưng với Donald Trump. Những ngày gần đây, các nhà tài phiệt từng góp hàng trăm triệu đô cho đảng Cộng hòa vừa công khai rút lại sự ủng hộ đối với vị cựu tổng thống. Vào ngày 16/11/2022, Stephen Schwarzman – tổng giám đốc điều hành của Blackstone (một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân) đã phát biểu rằng ông muốn hỗ trợ một ứng viên đến từ “thế hệ mới” của Đảng Cộng hòa trong năm 2024. Cùng ngày hôm đó, Thomas Peterffy – người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Interactive Brokers – nói rằng đảng này đang cần một “gương mặt mới”.  Ken Griffin – giám đốc điều hành Quỹ phòng hộ Citadel – là người thẳng thừng nhất: ngày 15/11/2022, ông gán cho Trump biệt danh “kẻ-thất-bại-ba-lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida. Tại sao các nhà tài trợ lại rời bỏ vị cựu tổng thống, và điều đó có tác động như thế nào? Continue reading “Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?”

Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?

Nguồn: Why does South Korea pardon its corrupt leaders?”, The Economist, 06/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cái cớ dùng sự khoan hồng để thúc đẩy đoàn kết dân tộc dường như không thuyết phục.

Năm nay, Lee Myung-bak hẳn sẽ là người trân trọng món quà Giáng sinh của mình nhất: vào ngày 27/12, ông Lee – tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc giai đoạn 2008-2013 đã được ân xá bởi tổng thống đương nhiệm, Yoon Suk-yeol. Ông chỉ mới thụ án hơn 2 năm so với bản án 17 năm được tuyên vào năm 2020 vì tội nhận hối lộ và tham ô; đồng thời được miễn nộp 8,2 tỷ won (6,4 triệu USD) trong số 18,7 tỷ won tiền phạt và tài sản bị tịch thu. Ông là tổng thống thứ tư của Hàn Quốc được ân xá kể từ khi nước này dân chủ hóa vào năm 1987. Có rất nhiều lãnh tụ tham nhũng trên thế giới, nhưng việc họ bị xét xử – kết án – và sau đó được ân xá bởi người kế nhiệm hiếm khi xảy ra hơn. Tại sao điều này lại thường xuyên xảy ra ở Hàn Quốc? Continue reading “Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?”

Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Sergei Surovikin, Russia’s new commander in Ukraine?”, The Economist, 13/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Việc bổ nhiệm vị tướng cứng rắn này là chỉ dấu cho thấy sự hiếu chiến gia tăng của điện Kremlin.

Ngày 10/10/2022, một đợt không kích dữ dội nhất kể từ lúc chiến tranh nổ ra đã giáng xuống hơn 300 làng xã và thành phố khắp Ukraine. Đó là một cách kinh hoàng để đánh dấu việc bổ nhiệm Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy mới của các lực lượng Nga tại Ukraine. Được đồng đội đặt biệt danh là “General Armageddon” (Tướng Ngày tận thế), danh tiếng đáng sợ của vị tướng này đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ. Có người cho rằng Surovikin đã chỉ huy từ nhiều tháng nay, nhưng việc bổ nhiệm chính thức vào ngày 8/10 báo hiệu một chương mới khốc liệt hơn. Sergei Surovikin là ai? Và việc thăng chức của ông ta cho thấy điều gì về cuộc xâm lược của Nga? Continue reading “Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?”

Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?

Nguồn: Why Ukraine’s Orthodox churches are at loggerheads”, The Economist, 21/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Không phải đức tin, chính trị mới là yếu tố chia rẽ hai dòng giáo hội.

Cuối tháng 7, một người đàn ông lớn tuổi mặc áo chùng đen đã hung hăng lao vào Cha Anatoliy Dudko khi ông đang đọc lời nguyện cho một người lính vừa hi sinh gần thành phố Vinnytsia (miền trung Ukraine). Người đàn ông gắng sức giật lấy cây thập tự mà Dudko đang mang, trước khi đánh Cha bằng chính cây thánh giá của mình. Cả hai đều là những linh mục Chính thống giáo nhưng đến từ hai giáo hội khác nhau: Dudko theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (Orthodox Church of Ukraine – OCU), trong khi người tấn công ông theo Giáo hội Chính thống Ukraine (Ukrainian Orthodox Church – UOC). Chưa kể đến hai cái tên từa tựa nhau, hai giáo hội có chung gần như mọi nghi thức và tín ngưỡng nhưng đối nghịch nhau bởi một mối thù chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine càng làm cho mối hiềm khích càng sâu sắc hơn. Vì sao như thế? Continue reading “Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?”

“Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?

Nguồn: “What is annexation?”, The Economist, 30/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Vladimir Putin đã đưa ra một yêu sách sai trái đối với lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraine.

Ngày 30/09, Vladimir Putin đã ký ban hành luật sáp nhập 4 tỉnh thuộc Ukraine đang bị Nga chiếm đóng một phần – gồm Kherson, Zaporizhia, Donetsk, và Luhansk. Những cuộc trưng cầu dân ý giả được tiến hành trước mũi súng và có ít tính chính đáng. Theo điện Kremlin, ở mỗi tỉnh có ít nhất 87% cử tri (và 99% tại Donetsk – một con số vô lý) đã bỏ phiếu ủng hộ việc vùng đất nơi họ sinh sống trở thành một phần của Nga. Trong bài phát biểu, Putin đã không sử dụng từ “sáp nhập” (annex) nhưng tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ trên (chiếm khoảng 17% lãnh thổ Ukraine) sẽ trở thành “những công dân của chúng ta mãi mãi”. Trên thực tế Nga không có quyền sở hữu vùng đất ấy, và tuyên bố năm 2014 đối với bán đảo chiến lược Crimea cũng thế. Nhưng trong cả 2 tình huống, Putin đã dùng từ “tái thống nhất” (reunification) chứ không phải “sáp nhập” (annexation) để nói về hành động phi pháp của mình. Vậy “sáp nhập” là gì, và vì sao việc sử dụng đúng từ ấy lại quan trọng? Continue reading ““Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?”

Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?

Nguồn: “Who is Yevgeny Prigozhin, the man behind the Wagner Group?” , The Economist, 29/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

“Người giải quyết vấn đề” của Putin cuối cùng đã thừa nhận chính ông ta tuyển mộ lính đánh thuê.

Tuần qua, Yevgeny Prigozhin đã bước ra ánh sáng. Đồng minh thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận ông ta là người lập ra Wagner – một nhóm lính đánh thuê phục vụ cho những công việc đen tối của Nga. “Tôi đã tự làu chùi những vũ khí cũ, tự mình phân loại áo chống đạn”, Yevgeny nhắc về những ngày đầu của Nhóm Wagner và gọi những người lính tư nhân của mình là “anh hùng”. Sự thừa nhận đến sau một video được phát hành vào ngày 13/9, trong đó ông ta đang tuyển mộ những kẻ phạm tội để tăng cường nhân lực của Nga tại Ukraine. Ông hứa hẹn sẽ trả tự do cho họ nếu họ tham gia chiến đấu 6 tháng (nếu họ sống sót đến lúc đó). Prigozhin là ai, và vì sao vai trò ngày một lớn của ông ta lại quan trọng? Continue reading “Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?”

Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Nguồn: How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cuộc đối đầu có vẻ sẽ mở ra một kỷ nguyên thù địch mới đầy nguy hiểm.

Tháng 01/1950, ba tháng sau chiến thắng của phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, tổng thống Harry Truman đưa ra một tuyên bố: Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để giúp đỡ phe Quốc dân Đảng – những người bại trận chạy sang đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông lúc ấy đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược [vào Đài Loan] và có lẽ sẽ thành công nếu chiến tranh Triều Tiên không nổ ra vào tháng 6 năm đó. Cuộc xung đột đã thay đổi chiến lược của Truman: ủng hộ Hàn Quốc và ra lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan nhằm ngăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở châu Á. Bốn năm sau, khi lực lượng Trung Quốc tấn công một số đảo ngoại vi của Đài Loan, các quan chức Mỹ đã đe dọa tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một lần nữa buộc Mao phải lùi bước. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?”

Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?

Nguồn: The Catholic Church should scrap the requirement for priestly celibacy”, The Economist, 14/07/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Điều đó sẽ giúp họ có được những giáo sĩ không lạm dụng trẻ em.

Giáo hoàng không có thói quen lấy lời khuyên từ báo chí. Sau tất cả thì Giáo hội Công giáo La Mã chỉ nhận lời giáo huấn từ đấng sáng thế. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Francis đã mở ra một tiến trình nơi tất cả 1,4 tỷ giáo dân đều có thể có tiếng nói về tương lai đức tin của mình. Nếu muốn giảm thiểu vấn nạn lạm dụng tình dục từ các linh mục, giáo hội nên chấm dứt quy tắc đòi hỏi họ phải độc thân.

Chúng tôi (The Economist) sẽ không quan tâm nếu đây chỉ là một vấn đề thần học, nhưng không phải thế. Từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, trường học này đến trường học khác, giáo phận này đến giáo phận khác, đều có các linh mục Công giáo lạm dụng trẻ em. Mỹ, Úc, Pháp, Đức và Ireland cùng nhiều nước khác đã tiến hành thống kê, cho thấy chỉ riêng ở Pháp, số nạn nhân ước tính lên đến 216.000 người trong vòng 70 năm cho đến năm 2020. Hiện các nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang điều tra. Lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công giáo không chỉ là một vài hiện tượng đơn lẻ, mà là vấn nạn của cả cộng đồng. Continue reading “Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?”

Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: How Xi Jinping is damaging China’s economy”, The Economist, 26/05/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Những chính sách thiếu linh hoạt đang lấn lướt chủ nghĩa thực dụng tại Trung Quốc.

Hơn 20 năm qua, Bắc Kinh là nguồn tăng trưởng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất đối với nền kinh tế thế giới, đóng góp một phần tư vào tăng trưởng GDP toàn cầu suốt giai đoạn ấy, và liên tục tăng quy mô trong 79 trên tổng số 80 quý. Trong phần lớn thời gian kể từ lúc Trung Quốc mở cửa sau khi Mao qua đời, Đảng Cộng sản đã chọn hướng tiếp cận thực dụng trong việc làm giàu cho quốc gia bằng cách kết hợp các cải cách thị trường với sự kiểm soát của nhà nước.

Tuy nhiên, giờ đây, nền kinh tế ấy đang bị đe dọa. Trước mắt là bởi chiến dịch zero-covid khiến nền kinh tế thụt lùi và có thể đưa đến tình trạng bấp bênh. Điều đó làm trầm trọng thêm một vấn đề lớn hơn, đó là cuộc đấu tranh tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình để tái tạo chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ phát triển chậm hơn, theo một cách khó đoán hơn, với nhiều hậu quả cho thế giới và chính nó. Continue reading “Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?”