Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc

china-inflation_2133080a

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Lonely Fight Against Deflation”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào đầu tháng 2, khi Trung Quốc chào đón năm Thân, một bản tin của một quỹ phòng hộ được lưu truyền rộng rãi đã làm rối loạn thị trường tài chính bằng việc dự đoán rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng, hệ thống ngân hàng ngầm sẽ sụp đổ, và đồng nhân dân tệ sẽ bị phá giá. Sự ổn định chỉ được phục hồi sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên giải thích logic trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin (Tài Tân).

Nhưng khả năng đảm bảo sự ổn định đó của Trung Quốc dựa trên nhiều vấn đề có liên quan lẫn nhau, bao gồm mức tăng trưởng năng suất thấp, lãi suất thực giảm, các công nghệ gây xáo trộn (disruptive), khả năng sản xuất dư thừa và mức nợ cao, cùng với tiết kiệm quá mức. Thực tế, cuộc chiến hiện tại về tỷ giá đồng nhân dân tệ phản ánh sự bất đồng giữa quyền lợi của những “kỹ sư tài chính” (như những nhà quản lý của các quỹ phòng hộ bằng đồng đôla) và những “kỹ sư thực thụ” (các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc). Continue reading “Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông”

107189661_10_edit_2412268b

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Trial-and-Error Economy”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch làm việc của Chính phủ Trung Quốc năm 2015 do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trong tháng này đánh dấu sự chuyển dịch của Trung Quốc sang một trạng thái tăng trưởng kinh tế “bình thường mới” (new normal) ở mức 7%. Việc chuyển dịch sang mức tăng trưởng chậm hơn đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhưng cũng tạo ra một cơ hội quan trọng để Trung Quốc đảm bảo sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra cơ hội này và đang hành động để hỗ trợ việc chuyển đổi sang các mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Bộ Tài chính Trung Quốc đã nâng mức thâm hụt ngân sách của Chính phủ từ 1,8% GDP vào năm 2014 lên 2,7% trong năm 2015, và sẽ cho phép các chính quyền địa phương mắc nợ nhiều được phép hoán đổi 1 nghìn tỉ NDT (161,1 tỉ đô la) tiền nợ đáo hạn trong năm nay lấy trái phiếu với lãi suất thấp hơn. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc “dò đá qua sông””

Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình

0,,17754847_303,00

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “Xi’s Reform Gambit,” Project Syndicate, 18/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ba mươi lăm năm trước, khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc theo định hướng thị trường, ông – và cả Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã chấp nhận rủi ro chính trị lớn nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố chương trình cải cách của riêng ông tại Hội nghị TW 3 Khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm ngoái, ông cũng chấp nhận một rủi ro lớn không kém. Chiến lược này của ông liệu có được đền đáp? Continue reading “Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình”

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”

Piketty và trường hợp Trung Quốc

_63517166_china_rich-poor_getty

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Trong cuốn sách bán chạy nhất của ông “Tư bản trong thế kỉ 21”, Thomas Piketty[1] chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thông qua một số cơ chế, tất cả những cơ chế đó đều dựa trên quan điểm cho rằng r (lợi nhuận từ vốn) giảm chậm hơn so với g (tăng trưởng thu nhập). Trong khi cuộc tranh luận về tác phẩm của Piketty phần lớn tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, khái niệm cơ bản này lại phù hợp với tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây, và vì vậy xứng đáng được xem xét kĩ lưỡng hơn. Continue reading “Piketty và trường hợp Trung Quốc”