Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI

Nguồn: Henry Kissinger và Graham Allison, “The Path to AI Arms Control,” Foreign Affairs, 13/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để ngăn chặn thảm họa.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 78 năm kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và bắt đầu thời kỳ không có chiến tranh giữa các cường quốc dài nhất trong thời hiện đại. Bởi vì Thế chiến II đã diễn ra chỉ hai thập niên sau Thế chiến I, nên bóng ma của Thế chiến III, với những vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp đến mức có thể tiêu diệt toàn bộ nhân loại, đã bao trùm suốt nhiều thập niên Chiến tranh Lạnh. Khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức, không ai có thể tưởng tượng được rằng thế giới sẽ chứng kiến một lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong bảy thập niên tới. Điều thậm chí còn khó tin hơn là, gần tám thập niên sau đó, chỉ còn 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Khả năng lãnh đạo mà Mỹ thể hiện trong những thập niên này – để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân, làm chậm quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân, và xây dựng một trật tự quốc tế mang lại hòa bình cho các cường quốc trong hàng chục năm – sẽ đi vào lịch sử như một trong những thành tựu quan trọng nhất của Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”

Tập Cận Bình muốn gì?

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu ông có thể làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình. Continue reading “Tập Cận Bình muốn gì?”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”