11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska

Nguồn: Russian explorer Izmailov arrives at Yakutat Bay, Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1788, trong chuyến đi nhằm tìm kiếm lông rái cá biển và các loại lông thú khác, nhà thám hiểm người Nga Gerasim Grigoriev Izmailov đã đến bờ biển Alaska khi con tàu của ông thả neo tại Vịnh Yakutat.

Trong khi người Mỹ cho rằng việc khám phá miền Viễn Tây sẽ phải bắt đầu từ phía đông và tiến dần về phía tây, người Nga lại làm điều ngược lại. Từ phía bắc Thái Bình Dương xa xôi, họ chỉ bị ngăn cách với lục địa Bắc Mỹ bởi Biển Bering tương đối dễ vượt qua. Sa hoàng Peter Đại đế và những người kế vị ông đã bảo trợ cho nhiều chuyến đi tiến về phía đông đến bờ biển Alaska, gồm chuyến đi năm 1741 của Vitus Bering, người có tên được đặt cho eo biển hẹp ngăn cách phía bắc Alaska và Nga. Continue reading “11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska”

11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama

Nguồn: University of Alabama desegregated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, khi phải đối đầu lực lượng Vệ binh Quốc gia, Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đã chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama ở Tuscaloosa, và cho phép hai sinh viên người Mỹ gốc Phi nhập học.

George Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962, theo một cương lĩnh tranh cử dựa trên phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, ông đã hứa với những người ủng hộ da trắng của mình: “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” Continue reading “11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama”

11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy

Nguồn: D-Day landing forces converge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, năm ngày sau cuộc đổ bộ D-Day, năm nhóm đổ bộ của quân Đồng minh, gồm khoảng 330.000 quân, đã tập hợp tại Normandy để hiệp thành một mặt trận vững chắc duy nhất trên khắp khu vực tây bắc nước Pháp.

Ngày 06/06, sau một năm liên minh Anh-Mỹ bí mật lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến dịch quân sự trên biển, trên không và trên bộ lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu trên bờ biển Pháp tại Normandy. Lực lượng đổ bộ của quân Đồng Minh gồm 3 triệu người, 13.000 máy bay, 1.200 tàu chiến, 2.700 tàu buôn và 2.500 tàu trung chuyển. Continue reading “11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy”

11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn

Fang Lizhi-thumb-619x405-84092

Nguồn:China issues warrant for Tiananmen dissident,” History.com (truy cập ngày 10/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1989, sau cuộc thảm sát diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 trước đó, Trung Quốc ra lệnh bắt một nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến Trung Quốc đang tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bế tắc ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài suốt một năm sau đó, và việc Hoa Kỳ từ chối trao các nhân vật bất đồng chính kiến cho chính quyền Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy sự phản đối của Mỹ đối với các cuộc đàn áp người biểu tình chính trị của Trung Quốc.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn người biểu tình đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi cải cách dân chủ chính trị ở Trung Quốc. Ngày mùng 4 tháng 6, binh lính và cảnh sát Trung Quốc tràn vào trung tâm của các hoạt động biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại và bắt giữ hàng ngàn người. Trung Quốc đã sử dụng cuộc đàn áp này như một cái cớ để ra lệnh bắt Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), một nhà thiên văn quốc tế đáng kính và là lãnh đạo bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Continue reading “11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn”