11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây”

Nguồn: Soviets declare nudity a sign of “western decadence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Thư ký Hội nhà văn Moscow đã tuyên bố rằng những hình ảnh khỏa thân được thể hiện trong vở kịch nổi tiếng Oh! Calcutta! là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa phương Tây. Ông nói thêm, điều đáng lo ngại hơn là lối tư duy “tư sản” này đang tiêm nhiễm vào giới trẻ Nga.

Sergei Mikhailkov, nhà văn Nga nổi tiếng chuyên viết sách thiếu nhi, đã chỉ trích mạnh mẽ vở kịch của Sân khấu Broadway (trong đó các diễn viên trình diễn trong tình trạng khỏa thân) và các nội dung khiêu dâm nói chung. Ông nói rằng những vở kịch như vậy “đơn giản là một buổi diễn thoát y – là một trong những khẩu hiệu của nghệ thuật tư sản hiện đại.” Continue reading “11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây””

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya

Evstafiev-helicopter-shot-down

Nguồn:Yeltsin orders Russian forces into Chechnya,” History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, trong cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe tăng đã đổ vào cộng hòa ly khai Chechnya. Chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể, đến tối cùng ngày quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của thủ phủ Grozny, nơi hàng ngàn tình nguyện viên người Chechnya tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến tới cùng chống lại nước Nga.

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác nằm bên trong Liên Xô cũ, Chechnya tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, không như Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Chechnya chỉ có quyền tự chủ mang tính hình thức dưới sự cai trị của Liên Xô và không được coi là một trong 15 nước cộng hòa Xô viết chính thức. Thay vào đó, Chechnya được coi là một trong nhiều nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người cho phép Liên Xô giải thể, sẽ không tha thứ cho sự ly khai của một nhà nước nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Continue reading “11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya”