Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’

Nguồn: J. Berkshire Miller, “Japan and South Korea After the “Comfort Women” Deal”, Foreign Affairs, 12/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Hồng Ánh

Ngày 28 tháng 12 (2015), chỉ vài ngày trước khi kết thúc kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn, Seoul và Tokyo đã nhất trí giải quyết tranh chấp lâu đời của họ về vấn đề “phụ nữ giải khuây ” Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nhật đồng ý cung cấp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu đô la) xây dựng quĩ tài trợ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập với mục đích hỗ trợ các phụ nữ giải khuây trước đây, khẳng định một lần nữa thái độ ăn năn của Nhật và đưa ra lời tạ lỗi mới thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là một sự thay đổi so với những tuyên bố trước đây, nhiều trong số đó chỉ đơn thuần đề cập tới những lời xin lỗi trước đó mà không đưa ra lời tạ lỗi mới. Đổi lại, Hàn Quốc đồng ý chấp nhận đây là thoả thuận cuối cùng, kiềm chế chỉ trích Tokyo trong các vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, và nỗ lực “giải quyết vấn đề” bức tượng một người phụ nữ giải khuây gây tranh cãi nằm ngay phía trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Continue reading “Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Nguồn:  Tom Zoellner, “China’s High-Speed Rail Diplomacy“, Foreign Affairs, 14/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thảo Ngọc & Vũ Hồng Trang

Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang xuống cấp trầm trọng khi Hoa Kỳ đang lao đao với những nhà máy hạt nhân lâu đời, những cây cầu cũ kỹ và những xa lộ đầy ổ gà.

Trước kia, Hoa Kỳ xuất sắc trong việc xây dựng các dự án lớn, nhưng giờ đây lại kém xa các quốc gia khác, đặc biệt trong xây dựng đường sắt. Ngay cả việc tìm nguồn tiền bảo trì đường ray cũng là cả một vấn đề. Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, vài giờ sau khi một tàu khách trật bánh gần Philadelphia, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý cắt 252 triệu đô-la ngân sách dành cho Amtrak, khiến hãng vận tải vốn đã lận đận này ngày càng đói kém. Continue reading “Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc”

Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường

20160409_map503

Nguồn: The superpowers’ playground, The Economist, 09/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Huyền & Vũ Hồng Trang

Cứ đến 2 giờ chiều, cuộc sống bắt đầu dừng lại tại đất nước Châu Phi nhỏ bé mang tên Djibouti. Mặt trời thiêu đốt trên cao khiến người dân phải về nhà tránh nắng, ngoại trừ một số ít người nằm tận hưởng bóng râm trên các lối đi được xây từ thời thuộc địa, nhai lá qat (một loại lá gây kích thích – NBT) để rồi chìm vào trạng thái ngà ngà say.

Trong cái nóng dễ đưa người ta vào giấc ngủ, sẽ là điều dễ hiểu nếu cho rằng thời gian đã bỏ quên đất nước có kích thước chỉ bằng tiểu bang New Jersey này. Tuy nhiên sự ổn định yên bình dù nằm ở khu vực Sừng Châu Phi đầy biến động lại khiến quốc gia chỉ với 875.000 dân này trở thành nơi tập trung của các siêu cường. Continue reading “Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường”

5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố

kbo

Nguồn:These 5 Facts Explain Why Europe Is Ground Zero for Terrorism, Time Magazine, 22/03/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vụ đánh bom hôm thứ ba tại Brussels đánh dấu cuộc tấn công khủng bố lớn thứ ba trong vòng 15 tháng qua. 5 lý do dưới đây giải thích vì sao Châu Âu là nạn nhân hàng đầu của khủng bố Hồi giáo.

  1. Khởi điểm

Chuỗi khủng bố bạo lực bắt đầu tại Brussels vào tháng 5 năm 2014, khi một chiến binh người Pháp liên quan tới ISIS nã súng vào một bảo tàng Do Thái ở Brussels làm thiệt mạng 3 người. Tiếp theo là vụ nổ súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, rồi một cuộc tấn công vào một diễn đàn tự do tại Đan Mạch, những cuộc tấn công tại nhà hát Bactaclan và sân vận động Stade de France tại Paris, và giờ đây là vụ đánh bom ở Brussels. Continue reading “5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

5 lý do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Á

south-korea-su-military-exercises

Nguồn:  “These 5 Facts Explain the Increasingly Tense Geopolitics in Asia”, Time magazine, 14/03/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mặc dù tình hình địa chính trị ở châu Á có vẻ tương đối ổn định trong năm 2016, đặc biệt so với những điểm nóng khác, trên thực tế không thiếu những xung đột âm ỉ đang diễn ra. Năm thực tế dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể về thực trạng an ninh dễ biến động ở châu Á.

  1. Mỹ

Dù cách xa hẳn một đại dương rộng lớn nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á vẫn tỏ ra vượt trội. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện có tổng cộng 150.600 nhân viên quân sự nước này đồn trú trên khắp thế giới, trong đó khoảng 50.000 ở Nhật Bản và gần 28.000 đóng quân ở Hàn Quốc. Continue reading “5 lý do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Á”

Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh

DV1444686

Nguồn: Fu Ying, “How China Sees Russia – Beijing and Moskva  Are Close, but Not Allies, Foreign Affairs, 14/12/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng  Trang

Vào thời điểm khi quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đang ngày càng lạnh đi, mối quan hệ tương đối ấm áp giữa Trung Quốc và Nga đã và đang thu hút sự chú ý. Các học giả, các nhà báo phương Tây tranh luận về bản chất của quan hệ đối tác Trung – Nga và tự hỏi liệu nó có phát triển thành một liên minh hay không.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quan điểm chính có xu hướng định hình đánh giá của phương Tây về mối quan hệ Trung – Nga và những dự đoán về tương lai của mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Moskva dễ bị tổn thương, mang tính thời cơ và được đặc trưng bởi những bất ổn – một kiểu “hôn nhân vụ lợi”, cụm từ được nhiều người ủng hộ lập luận này ưa chuộng, những người không cho rằng hai nước sẽ trở nên quá gần gũi và rất có thể sẽ bắt đầu xa cách. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn

_74437142_158342570

Nguồn: Chen Dingding, “Time to Rethink US and South Korean Approaches to North Korea,The Diplomat, 19/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Để đối phó với Bắc Triều Tiên, việc lặp lại các trừng phạt sẽ không có tác dụng.

Một lần nữa, Bắc Triều Tiên lại đẩy tất cả các cường quốc tại Đông Á vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sau lần khiêu khích mới đây của đất nước này – phóng vệ tinh mới nhất sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo – Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh và quyết tâm bằng việc cho các chiến đấu cơ F-22 Raptor bay thấp trên không phận Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc, sau một thời gian dài do dự, hiện đang kết hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong việc thảo luận về khả năng triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), điều gây quan ngại cho Trung Quốc. Continue reading “Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn”

Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?

st_20160220_xannview_2079089-1536x1022

Nguồn: Prashanth Parameswaran,Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,The Diplomat, 11/02/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Continue reading “Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?”

Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

20160130_eup502

Nguồn: The race for secretary-general, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Thời tổng thư ký Boutros Boutros-Ghali (người Ai Cập) và trước đó là Javier Pérez de Cuéllar (người Peru), một diễn viên hài người Anh nói vui rằng tiêu chí cốt lõi để trở thành tổng thư ký Liên Hợp Quốc là có một cái tên dài và khó phát âm. Luật bất thành văn từ trước tới nay quy định chức vụ này luân chuyển lần lượt qua các khu vực và giờ đây đến lượt Đông Âu, một khu vực với rất nhiều cái tên vô cùng khó phát âm, khiến người ta nghĩ rằng truyền thống sẽ được tiếp tục.

Hai ứng cử viên hàng đầu đều là nữ giới đến từ Bulgaria. Cả hai cái tên đều có cách phát âm tương đối giống như cách viết phiên âm sang tiếng Anh. Nhưng việc chính phủ Bulgaria sẽ đề cử ai đang làm khuấy đảo nền chính trị tại đất nước này. Continue reading “Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc”

Hàn Quốc đối mặt với nỗi lo khủng bố Hồi giáo

Seoul-Central-Masjid-Mosque

Nguồn: John Power, “On heels of North Korean threat, South Korea now fears Islamic terror, Asia Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đối với Hàn Quốc, mối quan ngại an ninh lớn nhất luôn luôn kề cận: Bắc Triều Tiên, một trong những quốc gia quân phiệt nhất thế giới và vẫn chìm trong chiến tranh lạnh với đối thủ phía nam kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vào năm 1945. Nhưng giờ đây, một loạt các báo cáo tình báo và các vụ bắt giữ dấy lên những lo ngại về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo trong một quốc gia mà hầu như trong lịch sử chưa từng nếm trải các cuộc khủng bố như vậy, trong khi phơi bày những chia rẽ giữa các đảng phái về vai trò của các cơ quan tình báo quốc gia.

Hôm thứ Tư, cơ quan của Hàn Quốc tương đương với CIA – Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) – cho các nghị sĩ biết 7 công nhân nhập cư đã gia nhập ISIS sau khi rời khỏi đất nước. Cũng tại cuộc họp cung cấp thông tin, được Lee Cheol-woo của Đảng bảo thủ Saenuri kể lại cho giới truyền thông, NIS công bố rằng 51 người nước ngoài đã bị trục xuất từ ​​năm 2010 do có liên quan tới các nhóm chiến binh, bao gồm ISIS. Continue reading “Hàn Quốc đối mặt với nỗi lo khủng bố Hồi giáo”

Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông

20160123_cnp003

Nguồn: “Well-wishing, The Economist, 23/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đã trở nên tất bật với những chuyến công du quốc tế. Năm ngoái, chủ tịch Tập đến thăm nhiều quốc gia hơn tổng thống Mỹ Barack Obama (14 so với 11), công du khắp nơi từ Mỹ đến Maldives và Zimbabwe, bất kể nước chủ nhà lớn mạnh, nhỏ yếu hay cô lập tới nhường nào. Mục đích của chủ tịch Tập là phô trương sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc – và vai trò trung tâm của chính ông trong việc thúc đẩy điều đó – tới người dân trong và ngoài nước. Nhưng mãi đến tuần vừa qua ông mới đặt chân đến Trung Đông với tư cách là chủ tịch Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông”

Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền

98fb-0bfc761d4a95

Nguồn: Anthony Bleux, “Tsai Ing-wen, élue présidente à Taïwan, offre une victoire aux femmes“, Le Figaro, 18/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mao Trạch Đông từng nói : “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Tuy nhiên, về chính trị, khẩu hiệu nổi tiếng này vẫn chỉ là lời nói suông ở Trung Quốc, nơi quyền lực chính trị hoàn toàn thuộc về nam giới kể từ năm 1949. Nhưng giờ đây đã xuất hiện một âm vang đặc biệt tại Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế mà Bắc Kinh luôn khao khát giành lại. Lần đầu tiên, một người phụ nữ, bà Thái Anh Văn, vươn tới đỉnh cao quyền lực chính trị. Đáng ngạc nhiên hơn, nữ tổng thống mới của hòn đảo 23 triệu người được bầu ra một cách dân chủ và giành chiến thắng áp đảo. Continue reading “Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền”

Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan

20160123_blp902

Nguồn: “The formidable challenge facing Taiwan’s first female president”, The Economist, 17/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đó là một chiến thắng vang dội sẽ thay đổi nền chính trị Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc. Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, được trông đợi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 16 tháng 1. Bà luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​trong vòng nhiều tháng nay. Nhưng quy mô chiến thắng của bà vẫn là một bất ngờ. Giành 56% số phiếu bầu, bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này. Ấn tượng hơn, trong các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức cùng ngày, được gọi là Viện Lập pháp Đài Loan, đảng của bà giành được 68 trong tổng số 113 ghế, so với con số chỉ 35 ghế của Quốc Dân Đảng (KMT) cầm quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc Dân Đảng và các đồng minh mất quyền kiểm soát quốc hội kể từ khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan năm 1949. Điều này đã khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên bất định: phía đại lục không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo 24 triệu dân này nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan”

Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình

Part-DEL-Del8397079-1-1-0

Nguồn: Taiwan Elects Its First Female President”, TIME magazine, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hôm thứ Bảy, người dân Đài Loan đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của họ – một nhà kỹ trị ham mê đọc sách cam kết sẽ đặt các vấn đề trong nước lên trên các mối quan hệ ngày một sâu sắc với Trung Quốc đại lục, điều ngày càng được xem như một chén thuốc độc.

Thái Anh Văn, một nhà khoa học được đào tạo tại Mỹ và Anh, và là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) luôn hoài nghi chính quyền Bắc Kinh, chỉ cần chưa đến 60% số phiếu bầu để chấm dứt tám năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng (Kuomintang hay KMT), thời kỳ gắn với tăng trưởng trì trệ và bất bình đẳng tăng cao. Continue reading “Đài Loan bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình”