Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?

Nguồn: Richard Haass, “The Iran Opportunity,” Foreign Affairs, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần làm gì để đạt được đột phá?

Thật khó để tìm được một quốc gia nào khác đã mất đi ảnh hưởng chỉ trong một thời gian ngắn như Iran. Cho đến gần đây, vẫn có thể nói rằng Iran là nước có ảnh hưởng khu vực quan trọng nhất ở Trung Đông, với ảnh hưởng lớn hơn cả Ai Cập, Israel, Ả Rập Saudi hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, tầm ảnh hưởng của Iran đã sụt giảm đáng kể. Họ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn so với nhiều thập kỷ trước, có lẽ là yếu nhất kể từ cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq, hoặc thậm chí từ cuộc cách mạng năm 1979. Continue reading “Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?”

14/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: Scottish serial killer Peter Manuel arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 14/01/1958 (một số nguồn khác cho là ngày 13/01), tên sát nhân Peter Manuel đã bị bắt tại Glasgow, Scotland, sau một loạt các vụ tấn công diễn ra suốt hai năm, khiến từ 7 đến 15 người thiệt mạng.

Manuel, sinh ra tại Mỹ trong gia đình có cha mẹ là người Anh, đã trở thành một tên tội phạm chuyên nghiệp ngay từ khi còn nhỏ. Hắn bị kết án trộm cắp lần đầu tiên vào năm 12 tuổi. Đến năm 15 tuổi, hắn chuyển sang hành hung. Sau đó, Manuel bị kết án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “14/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”

Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump risks turning the US into a rogue state,” Financial Times, 13/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ và những lời đe dọa nhắm vào các nước láng giềng và đồng minh sẽ gióng lên hồi chuông báo động trên toàn thế giới.

“Tôi nghĩ tổng thống đắc cử chỉ đang đùa thôi.” Đó là phản ứng của Đại sứ Canada tại Washington trước đề xuất của Donald Trump rằng đất nước của bà nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

“Trò đùa” đe dọa là một trong những phương pháp giao tiếp ưa thích của Trump. Nhưng vị tổng thống đắc cử đã nói quá nhiều về tham vọng sáp nhập Canada vào Mỹ đến mức các chính trị gia Canada phải thừa nhận tham vọng của ông và bác bỏ chúng trước công chúng. Continue reading “Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo”

Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?

Nguồn: Daniel W. Drezner, “Does the Madman Theory Actually Work?,” Foreign Policy, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Trump thích nghĩ rằng sự khó đoán của mình là một lợi thế.

Khi Donald Trump lần đầu tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông ấy thường tỏ ra tức giận và điên rồ. Ông cũng không ngần ngại thể hiện sự tức giận trong suốt chiến dịch tranh cử. Trong cuộc tranh luận sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2016, ông đã dựa vào cảm xúc này, nói rằng mình sẽ “vui vẻ chấp nhận chiếc áo choàng của sự tức giận” vì ông tin rằng đất nước đang là một “mớ hỗn độn” và được điều hành bởi những kẻ thiếu năng lực. Trump cũng chấp nhận suy nghĩ rằng ông là một kiểu người điên khác. Trong nhiều tuyên bố, ông nhấn mạnh rằng mình sẽ là một kiểu tổng thống khác vì ông sẵn sàng trở nên hơi điên một chút, hơi khó đoán một chút. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, ông đã trích lời một doanh nhân khác, “‘Có một sự khó đoán nhất định về Trump, và điều đó thật tuyệt.’” Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của chiến dịch năm đó, ông công khai chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Barack Obama, nói rằng, “Là một quốc gia, chúng ta phải khó đoán hơn.” Continue reading “Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?”

12/01/2010: Động đất kinh hoàng tại Haiti

Nguồn: Massive earthquake strikes Haiti, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, Haiti đã bị tàn phá bởi một trận động đất kinh hoàng. Dù nhận được hỗ trợ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng quốc gia nhỏ bé này vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.

Haiti có lịch sử hoạt động địa chấn dày đặc – những trận động đất tàn khốc đã được ghi nhận tại đây vào các năm 1751, 1770, 1842, và 1946. Đảo Hispaniola, nơi được người Haiti chia sẻ với Cộng hòa Dominica, nằm giữa hai mảng kiến tạo lớn, Bắc Mỹ và Caribe. Sự thật là Thủ đô Port-au-Prince của Haiti nằm ngay trên đường đứt gãy này. Continue reading “12/01/2010: Động đất kinh hoàng tại Haiti”

11/01/1775: Francis Salvador tham gia nghị viện Nam Carolina

Nguồn: Jewish patriot joins Provincial Congress of South Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Francis Salvador, người Do Thái đầu tiên được bầu vào chính quyền ở Mỹ, đã nhậm chức tại nghị viện Nam Carolina. Sau này, ông trở thành người lính Do Thái đầu tiên được ghi nhận tử trận trong Chiến tranh Giành Độc lập của Mỹ.

Sinh năm 1747, Salvador là hậu duệ của những người Do Thái Sephardi nổi tiếng đã đến định cư tại London. Ông cố của ông, Joseph, là giám đốc người Do Thái đầu tiên của Công ty Đông Ấn. Còn ông nội ông đã góp phần trong việc dũng cảm đưa một nhóm 42 người Do Thái định cư đến Savannah, Georgia, vào năm 1733, dù thuộc địa này cấm người Do Thái định cư. Sau đó, gia đình Salvador cũng mua đất ở Nam Carolina. Continue reading “11/01/1775: Francis Salvador tham gia nghị viện Nam Carolina”

Trudeau là kẻ thù tệ nhất của chính mình

Nguồn: Stephen Marche, “Justin Trudeau Was His Own Worst Enemy,” New York Times, 08/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào những ngày đầu tươi sáng khi Justin Trudeau mới lên nắm quyền, một nhà báo đã đặt câu hỏi tại sao nội các của ông lại có tới 50% là phụ nữ. Trudeau đáp lại bằng một câu nói mà nay đã trở nên nổi tiếng: “Bởi vì bây giờ là năm 2015.” Nếu bạn muốn biết tại sao vào ngày 06/01 vừa qua, ông lại tuyên bố kế hoạch từ chức thủ tướng, thì câu trả lời cũng đơn giản như vậy: Bởi vì bây giờ là năm 2025. Continue reading “Trudeau là kẻ thù tệ nhất của chính mình”

Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ

Nguồn: Dương Quang Thuận, China Alleges Taiwan Is Paying Bribes for US Support, The Diplomat, 04/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu chuyện này là một phần trong chiến dịch thông tin sai lệch lớn hơn nhằm phá hoại quan hệ Mỹ-Đài.

Một báo cáo gần đây của NBC tiết lộ rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành các cuộc họp bí mật với các thành viên Quốc hội, cảnh báo họ về một chiến dịch thông tin sai lệch tiềm ẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chiến dịch này liên quan đến việc bịa đặt các tuyên bố rằng các thành viên Quốc hội Mỹ đã nhận hối lộ từ Đài Loan để đổi lấy lập trường ủng hộ Đài Loan của họ. Continue reading “Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ”

09/01/1978: Harvey Milk trở thành chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Harvey Milk becomes the first openly gay person elected to public office in California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Harvey Milk, viên chức công khai đồng tính đầu tiên được bầu trong lịch sử tiểu bang California, đã nhậm chức tại Hội đồng Giám sát San Francisco. Là chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên và nổi tiếng nhất tại Mỹ suốt nhiều năm, Milk là một nhà hoạt động lâu năm và là nhà lãnh đạo tiên phong của cộng đồng LGBT tại San Francisco.

Sau khi phục vụ trong Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, Milk đã đảm nhiệm một số công việc văn phòng tại Thành phố New York. Ban đầu, ông là người bảo thủ và chần chừ ủng hộ quyền của người đồng tính, nhưng quan điểm của Milk đã thay đổi vào khoảng thời gian ông và người yêu lúc đó mở một cửa hàng máy ảnh trên Phố Castro, trung tâm của cộng đồng LGBT tại San Francisco, vào năm 1973. Continue reading “09/01/1978: Harvey Milk trở thành chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ”

Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden

Nguồn: Bret Stephens, “The Biden Presidency: Four Illusions, Four Deceptions,” New York Times, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Mỹ có xu hướng dành tình cảm ưu ái cho các cựu tổng thống. Ngay cả những tổng thống tồi.

Vào thời điểm Richard Nixon qua đời năm 1994, nhiệm kỳ tổng thống của ông được ca ngợi vì đã mở cửa với Trung Quốc và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nhưng cũng bị bị lên án vì vụ bê bối Watergate. Việc Gerald Ford ân xá cho Nixon từng bị lên án dữ dội là một cuộc mặc cả chính trị bẩn thỉu, nhưng về sau lại được ca ngợi như một ví dụ về tinh thần chính trị vị tha. Danh tiếng được hồi sinh của Jimmy Carter – không chỉ vì cách ông hành xử sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống, mà còn vì những hành động của ông khi tại nhiệm – sẽ khiến đất nước từng bỏ rơi ông vào năm 1980 trong bối cảnh lạm phát đình trệ và khủng hoảng con tin phải kinh ngạc. Continue reading “Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden”

Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiên, “The Man Who Almost Changed China,” Foreign Affairs, 01/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồ Diệu Bang và công cuộc cải cách và mở cửa còn dang dở.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 là bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc hướng tới một chương trình cải cách toàn diện trong những năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976. Bằng cách nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn xã hội trong giai đoạn này, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1989, đã tạo ra một nền tảng mà chỉ trong vài thập kỷ sau đó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tuyệt đối, biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới và đưa nước này trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21 – đối thủ hợp lý duy nhất của Mỹ. Dù Đặng lãnh đạo quá trình này, nhưng vào thời điểm đó, ông đã được hỗ trợ bởi lời khuyên và nỗ lực của một nhà lãnh đạo ít được biết đến hơn, Hồ Diệu Bang. Continue reading “Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc”

07/01/1891: Ngày sinh Zora Neale Hurston

Nguồn: Zora Neale Hurston is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1891, Zora Neale Hurston, tiểu thuyết gia và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Mỹ gốc Phi, đã chào đời tại Notasulga, Alabama. Tính đến thời điểm bà qua đời năm 1960, Hurston đã xuất bản nhiều sách hơn bất kỳ phụ nữ người Mỹ gốc Phi nào khác ở Mỹ, nhưng bà lại không thể thu hút được độc giả chính thống trong suốt cuộc đời mình, và đã qua đời trong cảnh nghèo đói và cô đơn trong một nhà trọ phúc lợi. Ngày nay, bà được xem là một trong những nhà văn người Mỹ gốc Phi quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/01/1891: Ngày sinh Zora Neale Hurston”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Trump không thể bắt nạt toàn thế giới

Nguồn: Stephen M. Walt, “Trump Can’t Bully the Entire World,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lớn tiếng đe dọa không phải là chính sách đối ngoại.

Trong sách vở và phim ảnh, rất dễ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với một kẻ bắt nạt. Hắn sẽ hành hạ người anh hùng trong một thời gian, nhưng cuối cùng, sẽ có người đứng lên chống lại hắn, phơi bày điểm yếu của hắn, và trừng phạt hắn. Bạn đã thấy điều đó nhiều lần: Harry Potter hạ nhục Draco Malfoy và đánh bại Voldemort; Marty McFly đánh bại Biff không chỉ một mà là ba lần; Lọ Lem có được Hoàng tử đẹp trai trong khi hai chị gái độc ác của nàng chẳng được gì; Tom Brown chiến thắng Flashman; Elizabeth Bennet thách thức Phu nhân Catherine de Bourgh và giành được tình yêu của Ngài Darcy. Cốt truyện quen thuộc này là lời nhắc nhở an ủi chúng ta rằng cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Continue reading “Trump không thể bắt nạt toàn thế giới”

05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh

Nguồn: First conscription bill is introduced in British parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khi Thế chiến I bước sang năm thứ ba, Thủ tướng Anh Herbert Asquith đã trình dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên trong lịch sử đất nước mình lên Hạ viện.

Horatio Herbert Kitchener, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anh, đã cảnh báo ngay từ đầu rằng cuộc chiến này sẽ được quyết định bởi 1 triệu người lính cuối cùng của Anh. Tính đến mùa hè năm 1914, tất cả các sư đoàn chính quy của quân đội Anh đã ra chiến trường, và chiến dịch tuyển quân tình nguyện dựa trên khẩu hiệu “Quốc vương và Đất nước Cần Bạn!” đã được phát động vào tháng 8 cùng năm. Những người lính tình nguyện mới đã nhanh chóng được tuyển mộ và đào tạo, và nhiều người trong số họ đã tham gia vào các đơn vị được gọi là Tiểu đoàn Bằng hữu (Pals battalions) – gồm những người đàn ông đến từ cùng một thị trấn hoặc có cùng nghề nghiệp. Continue reading “05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh”

04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille

Nguồn: Louis Braille is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Louis Braille đã chào đời tại Coupvray, Pháp. Sau này, ông trở thành người phát triển hệ thống chữ viết dành cho người khiếm thị được đặt theo tên ông: chữ nổi Braille.

Braille không may đánh mất thị lực trong một vụ tai nạn khi mới ba tuổi. Khi còn là học sinh tại Học viện Quốc gia dành cho Trẻ em Mù ở Paris, Braille đã khám phá ra một hệ thống có tên là “chữ viết ban đêm” do một người đàn ông tên là Charles Barbier phát minh dựa trên kinh nghiệm của ông trong quân đội Pháp. Continue reading “04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille”

Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?

Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”

02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago

Nguồn: 13 coal miners are trapped in Sago Mine disaster; 12 die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2006, một vụ nổ đã làm rung chuyển mỏ Sago ở Sago, Tây Virginia. 13 thợ mỏ bị kẹt, và sau cùng, tất cả, chỉ trừ một người, đã qua đời. Thảm kịch – bị làm trầm trọng hơn bởi các báo cáo sai lệch rằng 12 thợ mỏ đã được giải cứu – đã khiến giới truyền thông, công ty sở hữu mỏ, và chính quyền của tổng thống George W. Bush khi đó bị giám sát gắt gao hơn. Continue reading “02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago”

Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “Jimmy Carter and the Costs of the One-Term Presidency,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như năm 1980, Đảng Dân chủ đang nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng đảng.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã qua đời vào ngày 29/12/2024 ở tuổi 100, đã bị đánh giá thấp kể từ khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/1981. Trên thực tế, Carter là hình mẫu cho những gì một tổng thống một nhiệm kỳ có thể làm được. Trong thời đại mà hầu hết người Mỹ coi trọng giá trị của chiến thắng hơn bất kỳ điều gì khác, Carter đã chứng minh rằng một vị tổng tư lệnh sẵn sàng đốt cháy vốn chính trị và tập trung vào các mục tiêu cao cả thay vì lợi ích ngắn hạn có thể làm được những điều tuyệt vời cho quốc gia và thế giới. Continue reading “Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ”

31/12/2019: Vũ Hán xác nhận các trường hợp nhiễm COVID‑19 đầu tiền

Nguồn: Wuhan government confirms dozens of cases of virus later ID’d as COVID‑19, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, chính quyền thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc báo cáo một loạt các trường hợp mắc phải căn bệnh mà họ gọi là viêm phổi. Loại virus gây ra căn bệnh truyền nhiễm này sau đó được xác định là COVID-19, vốn đã nhanh chóng biến thành một đại dịch toàn cầu khiến gần 7 triệu người tử vong. Continue reading “31/12/2019: Vũ Hán xác nhận các trường hợp nhiễm COVID‑19 đầu tiền”