17/06/1943: Stimson ngăn Truman điều tra về nhà máy quốc phòng đáng ngờ

Nguồn: FDR’s secretary of war stifles Truman’s inquiry into suspicious defense plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Bộ trưởng chiến tranh của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Henry Stimson, đã gọi điện cho Thượng nghị sĩ Missouri lúc bấy giờ là Harry S. Truman và lịch sự yêu cầu ông không điều tra về một nhà máy quốc phòng ở Pasco, Washington.

Thế chiến II đang diễn ra ác liệt vào năm 1943. Truman lúc đó đang làm chủ tịch một ủy ban Thượng viện chuyên điều tra về khả năng các nhà máy quốc phòng Mỹ trục lợi từ chiến tranh. Trong quá trình điều tra các khoản chi tiêu cho sản xuất vũ khí, Truman vô tình phát hiện ra một nhà máy đáng ngờ ở tiểu bang Washington và đã yêu cầu các quản lý nhà máy ra làm chứng trước ủy ban. Continue reading “17/06/1943: Stimson ngăn Truman điều tra về nhà máy quốc phòng đáng ngờ”

Cuộc chiến chính trị khốc liệt bên trong quân đội Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s generals face a treacherous political battlefield,” Nikkei Asia, 12/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Số phận của một sĩ quan quân đội mất tích đã được xác nhận tại đám tang của người tiền nhiệm của ông.

Giờ đây, ba tháng sau khi biến mất khỏi tầm mắt của công chúng, có thể khẳng định rằng tướng Hà Vệ Đông đã bị thanh trừng. Sự việc đang làm dấy lên một loạt đồn đoán ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Sự sụp đổ của vị tướng có tầm ảnh hưởng lớn trong quân đội một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng nơi nguy hiểm nhất đối với các tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc không phải là sở chỉ huy chiến trường, nơi đạn có thể bay lạc, mà là cuộc chiến chính trị nội bộ, nơi người ta có thể mất đi tất cả. Continue reading “Cuộc chiến chính trị khốc liệt bên trong quân đội Trung Quốc”

Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ

Nguồn: Robert O. Keohane và Joseph S. Nye, Jr., “The End of the Long American Century”, Foreign Affairs, 02/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump và nguồn gốc của quyền lực Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng thực hiện những nỗ lực song song: vừa muốn đặt nước Mỹ lên trên thế giới, vừa muốn tách rời đất nước khỏi những ràng buộc quốc tế. Ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình bằng cách phô trương quyền lực cứng của Mỹ, đe dọa chiếm quyền kiểm soát Greenland của Đan Mạch, và ám chỉ rằng ông sẽ lấy lại Kênh đào Panama. Ông cũng thành công trong việc sử dụng lời đe dọa áp đặt thuế quan trừng phạt để gây sức ép lên Canada, Colombia, và Mexico về vấn đề nhập cư. Ngoài ra, ông còn rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Và vào tháng 4, ông khiến thị trường toàn cầu hỗn loạn khi công bố các mức thuế quan sâu rộng đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông lại thay đổi chiến thuật, rút lại hầu hết các mức thuế bổ sung, dù vẫn tiếp tục thúc đẩy cuộc thương chiến với Trung Quốc – mặt trận trung tâm trong cuộc tấn công hiện tại của ông chống lại đối thủ chính của Washington. Continue reading “Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ”

15/06/1964: Johnson quyết định không yêu cầu Quốc hội trao quyền tiến hành chiến tranh

Nguồn: President Johnson decides against asking Congress for authority to wage war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, McGeorge Bundy, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Lyndon B. Johnson, thông báo với những người tham dự rằng Tổng thống đã quyết định hoãn việc đệ trình một nghị quyết lên Quốc hội để yêu cầu trao quyền tiến hành chiến tranh.

Tình hình ở Nam Việt Nam khi đó đã xấu đi nhanh chóng, và vào tháng 03/1964, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara báo cáo rằng 40% vùng nông thôn nằm dưới sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng của Việt Cộng. Johnson sợ rằng ông sẽ bị mất chức nếu Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, nhưng ông không sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ trên quy mô lớn. Continue reading “15/06/1964: Johnson quyết định không yêu cầu Quốc hội trao quyền tiến hành chiến tranh”

14/06/1789: Những người sống sót từ Vụ Nổi loạn Bounty đến Timor

Nguồn: Bounty mutiny survivors reach Timor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, thuyền trưởng người Anh William Bligh và 18 thủy thủ khác, những người bị tàu HMS Bounty bỏ mặc trên biển bảy tuần trước đó, đã đến Timor ở Đông Ấn sau khi vượt quãng đường gần 6.000 km trên một chiếc thuyền nhỏ, không có mái che.

Trước đó, vào ngày 28/04, Fletcher Christian, trợ lý thuyền trưởng trên tàu Bounty, đã lãnh đạo một cuộc nổi loạn thành công chống lại Thuyền trưởng Bligh và những người ủng hộ ông. Con tàu Hải quân Anh này đang vận chuyển cây giống sa kê từ Tahiti đến trồng ở các thuộc địa của Anh ở Caribe. Continue reading “14/06/1789: Những người sống sót từ Vụ Nổi loạn Bounty đến Timor”

Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine không quan trọng đến thế

Nguồn: Stephen M. Walt, “Ukraine’s Drone Attack Doesn’t Matter,” Foreign Policy, 09/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thật không may, chiến dịch ngoạn mục này không thay đổi được thực tế cơ bản.

Chiến dịch Spider’s Web (Mạng Nhện) – cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đầy kịch tính và gây sốc của Ukraine vào các căn cứ không quân nằm sâu bên trong nước Nga – đã minh họa một số chủ đề đặc trưng cho cuộc chiến kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược bất hợp pháp vào năm 2022. Đây là một ví dụ về sự bền bỉ, sáng tạo, và táo bạo của Ukraine, những phẩm chất đã khiến Moscow ngạc nhiên nhiều hơn một lần. Nó cho thấy sự bất tài và tự mãn của giới an ninh quốc gia và tình báo Nga, những cơ quan đã không thể lường trước hoặc phát hiện ra nỗ lực của Ukraine khi họ đưa hơn 100 máy bay không người lái gây chết người và các thiết bị điều khiển từ xa vào sâu trong lãnh thổ Nga, đến gần các căn cứ không quân nơi máy bay ném bom chiến lược được triển khai. Hiệu suất trên chiến trường của Nga đã được cải thiện so với những ngày đầu của cuộc chiến, nhưng bộ máy an ninh quốc gia của nước này vẫn dễ bị tổn thương. Continue reading “Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine không quan trọng đến thế”

12/06/2016: Tấn công khủng bố tại Hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida

Nguồn: Terrorist gunman attacks Pulse Nightclub in Orlando, Florida, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, giữa lúc tiếng nhạc Latin vang lên xập xình bên trong Pulse, một trong những hộp đêm lớn nhất Orlando, một tay súng đã xông vào bên trong và nổ súng vào đám đông chủ yếu là người đồng tính. Cuối cùng, 49 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ xả súng hàng loạt chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ thời bấy giờ. Continue reading “12/06/2016: Tấn công khủng bố tại Hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida”

Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số

Nguồn: Rohit Chopra, “Stablecoins Come at a Price,” Foreign Policy, 05/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc mở rộng quy mô của đồng đô la kỹ thuật số sẽ trao nhiều quyền lực hơn vào tay các ông trùm công nghệ và có khả năng làm suy yếu an ninh Mỹ.

Dù các đảng phái lớn trong Quốc hội Mỹ hiện nay hiếm khi đồng thuận với nhau, nhưng có một vấn đề mà tất cả đều quan tâm: stablecoin. Các chính trị gia ở cả hai đảng đều muốn đẩy nhanh quá trình phát triển stablecoin để củng cố vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Khác với các tài sản đầu cơ có giá trị biến động, stablecoin được thiết kế để luôn có giá trị là 1 đô la – đúng như tên gọi của nó là “đồng tiền ổn định” (stable). Stablecoin có tiềm năng khắc phục các vấn đề trong hệ thống thanh toán của Mỹ, nhưng cuộc tranh luận về việc sử dụng nó hiện chỉ gói gọn trong bối cảnh chính sách tiền mã hóa và những cáo buộc xung đột lợi ích nhắm vào gia đình Tổng thống Donald Trump. Những nhân vật hàng đầu ủng hộ tiền mã hóa, với sự hỗ trợ của chính quyền Trump, đang gây sức ép toàn diện để thay đổi luật pháp Mỹ nhằm cấp phép hoạt động quốc gia cho việc phát hành stablecoin. Continue reading “Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số”

Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “What Musk can learn from Ma and Khodorkovsky,” Financial Times, 09/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong cuộc đối đầu quyền lực giữa một nhà lãnh đạo quốc gia và một tỷ phú, chính trị gia luôn là người chiến thắng.

Tom Wolfe từng đặt ra thuật ngữ “những bậc thầy của vũ trụ” như một cách để châm biếm giới tài phiệt Phố Wall. Elon Musk có lẽ đã hiểu cụm từ này theo nghĩa đen khi ông nuôi hy vọng “thuộc địa hóa” Sao Hỏa.

Nhưng Musk vừa phải trở về mặt đất theo một cách phũ phàng. Sau khi bất hòa với Donald Trump, người đàn ông giàu nhất thế giới đã nhận ra rằng mình thậm chí còn không phải là chủ nhân của Washington – chứ đừng nói đến vũ trụ. Continue reading “Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk”

10/06/1968: Tướng Westmoreland tổ chức họp báo chia tay tại Sài Gòn

Nguồn: General Westmoreland gives farewell press conference in Saigon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tại một cuộc họp báo ở Sài Gòn khi ông chuyển giao quyền chỉ huy lực lượng Mỹ tại Việt Nam cho Tướng Creighton Abrams, Tướng William Westmoreland đã đưa ra đánh giá của mình đối với các xu hướng trong quá khứ và hiện tại của cuộc chiến. Continue reading “10/06/1968: Tướng Westmoreland tổ chức họp báo chia tay tại Sài Gòn”

Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Question mark hangs over Xi Jinping regime’s strength,” Nikkei Asia, 05/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc giữ im lặng về việc liệu có cuộc họp quan trọng nào của Bộ Chính trị được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Trong một diễn biến kỳ lạ làm dấy lên câu hỏi về sức mạnh và sự ổn định của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các phương tiện truyền thông chính thức đã không đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc liệu có cuộc họp hàng tháng quan trọng nào được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm 24 quan chức cấp cao nhất của đảng, được cho là sẽ nhóm họp mỗi tháng một lần. Khi cơ quan này họp vào ngày 25/04, Tân Hoa Xã đã đưa tin về cuộc họp ngay cuối ngày hôm đó. Continue reading “Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình”

08/06/1874: Tù trưởng Cochise qua đời

Nguồn: Apache chief Cochise dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1874, Tù trưởng Cochise, một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại của người Apache bản địa trong các cuộc chiến của họ với người Anh-Mỹ, đã qua đời tại Khu định cư Chiricahua ở đông nam Arizona.

Người ta biết rất ít về cuộc sống thời thơ ấu của Cochise. Đến giữa thế kỷ 19, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật của bộ tộc Apache Chiricahua sống ở phía nam Arizona và phía bắc Mexico. Giống như nhiều người Apache Chiricahua khác, Cochise phẫn nộ trước sự xâm lấn của những người định cư Mexico và Mỹ trên vùng đất truyền thống của người bản địa. Ông đã chỉ huy nhiều cuộc tấn công nhắm vào các nhóm những người định cư sống ở cả hai bên biên giới. Dần dần, cả người Mexico và người Mỹ đã kêu gọi sự bảo vệ và trừng phạt của quân đội. Continue reading “08/06/1874: Tù trưởng Cochise qua đời”

07/06/1866: Tù trưởng Seattle qua đời gần thành phố được đặt theo tên ông

Nguồn: Chief Seattle dies near the city named for him, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, mười ba năm sau khi những người định cư Mỹ thành lập thành phố được đặt theo tên ông, Tù trưởng Seattle đã qua đời tại một ngôi làng gần đó.

Sinh ra vào khoảng năm 1790, Seattle (Seathl) là tù trưởng của các bộ lạc người Duwamish và Suquamish sống quanh Vịnh Bờ biển Thái Bình Dương, mà ngày nay được gọi là Vịnh Puget. Ông là con trai của một người cha Suquamish và một người mẹ Duwamish, qua đó cho phép ông có được ảnh hưởng ở cả hai bộ lạc. Continue reading “07/06/1866: Tù trưởng Seattle qua đời gần thành phố được đặt theo tên ông”

Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới

Nguồn: Sarang Shidore, “Spheres of Influence Are Not the Answer,” Foreign Policy, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả khi các cường quốc có thể tạo nên một thế giới kết nối với nhau, Washington vẫn có thể không đạt được kết quả họ muốn.

Cuộc đụng độ tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước toàn thể giới truyền thông, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng Ukraine “không phải là cuộc chiến của chúng tôi,” và sự chấp thuận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với bất kỳ cuộc sáp nhập Greenland nào của Mỹ đã làm dấy lên đồn đoán về việc liệu Mỹ có đang từ bỏ mô hình “đồng minh và đối tác” đã tồn tại hàng thập kỷ, để chuyển sang áp dụng cách tiếp cận “các vùng ảnh hưởng” trong đại chiến lược của mình hay không. Những tín hiệu này đã được củng cố bởi bài phát biểu gần đây của Trump tại Ả Rập Saudi, trong đó Tổng thống Mỹ bác bỏ những gì ông xem là xu hướng của các đời tổng thống trước – “nhìn sâu vào tâm can các nhà lãnh đạo nước ngoài và dùng chính sách của Mỹ để phán xét những tội lỗi của họ.” Continue reading “Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới”

05/06/2004: Ronald Reagan qua đời

Nguồn: Former U.S. president Ronald Reagan dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, Ronald Wilson Reagan, Tổng thống thứ 40 của Mỹ, đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Reagan, người đồng thời là một diễn viên nổi tiếng và từng giữ chức Thống đốc California, là một tổng thống được yêu mến vì đã khôi phục lại lòng tin của người Mỹ sau những vấn đề của thập niên 1970.

Sinh ngày 06/02/1911, Reagan, người có biệt danh thời niên thiếu là Dutch, đã lớn lên tại một số thị trấn nhỏ ở Illinois. Dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn – cha ông nghiện rượu và thường không giữ được việc làm – Reagan vẫn là một học sinh nổi tiếng và hướng ngoại. Ông từng là chủ tịch hội đồng học sinh của trường trung học, nổi bật trong các môn bóng bầu dục, bóng rổ, và điền kinh, và còn tham gia diễn xuất trong một số vở kịch. Vào mùa hè, ông làm việc như một nhân viên cứu hộ, và được cho là đã cứu 77 người trong sáu năm. Continue reading “05/06/2004: Ronald Reagan qua đời”

Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân

Nguồn: Lynn Kuok, “Beijing’s Play for Sandy Cay,” Foreign Policy, 01/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thuật cắt lát salami của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn uy tín của Mỹ.

Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng trở lại – nhưng không thu hút được nhiều sự chú ý quốc tế. Tháng trước, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công các tàu đánh cá của Philippines, gây ra một vụ va chạm gần Đá Hoài Ân, nơi đang nhanh chóng trở thành điểm nóng mới trong các hành động gây sức ép của Trung Quốc và sự phản kháng của Philippines ở Biển Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi Trung Quốc giương quốc kỳ trên bãi đá này vào cuối tháng 4 – đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, nước này chính thức khẳng định chủ quyền trên thực địa đối với một thực thể địa lý chưa từng có người ở. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines đang diễn ra và các chính phủ nước ngoài đang bận rộn đối phó với những mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt. Continue reading “Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân”

Chính sách công nghiệp Mỹ nên được xây dựng và triển khai như thế nào?

Nguồn: Nikita Lalwani và Sam Marullo, “A Playbook for Industrial Policy,” Foreign Affairs, 22/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington có thể học được gì từ CHIPS.

Đạo luật CHIPS và Khoa học năm 2022 đã đánh dấu nỗ lực tham vọng nhất của Mỹ đối với chính sách công nghiệp trong hơn nửa thế kỷ. Đạo luật này bao gồm khoản đầu tư 50 tỷ đô la nhằm phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, vốn đã suy yếu trầm trọng trong những thập kỷ vừa qua do hoạt động sản xuất được dịch chuyển ra nước ngoài. Chính sách công nghiệp, từng bị giới hoạch định chính sách né tránh, nay lại trở nên thịnh hành như một cách để củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp then chốt đối với an ninh kinh tế và quốc gia. Để thông qua đạo luật này, Quốc hội đã phải trải qua một quy trình kéo dài nhiều năm với những cuộc đàm phán dai dẳng và nhiều động thái phức tạp. Nhưng việc thông qua đạo luật chỉ là bước khởi đầu. Ngay sau khi được ký, CHIPS đã được chuyển từ Quốc hội sang Bộ Thương mại, nơi phải tìm ra cách thành lập một văn phòng và cơ sở hạ tầng mới để hiện thực hóa các mục tiêu của mình một cách nhanh chóng và không được phép sai sót. Continue reading “Chính sách công nghiệp Mỹ nên được xây dựng và triển khai như thế nào?”

03/06/1864: Thảm họa của phe Liên minh miền Bắc tại Cold Harbor

Nguồn: Union disaster at Cold Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tướng Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant đã phạm phải sai lầm mà sau này ông nhận ra là sai lầm lớn nhất của đời mình, khi ra lệnh tấn công trực diện vào quân Hợp bang miền Nam đang cố thủ tại Cold Harbor, Virginia. Hậu quả là khoảng 7.000 thương vong của phe Liên minh trong vòng chưa đầy một giờ giao tranh.

Một tháng trước đó, Quân đoàn Potomac của Grant và Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee đã gây tổn thất khủng khiếp cho nhau trong lúc tiến quân theo đường vòng cung xung quanh Richmond, Virginia – từ Rừng Wilderness đến Spotsylvania và nhiều địa điểm chiến đấu nhỏ hơn. Continue reading “03/06/1864: Thảm họa của phe Liên minh miền Bắc tại Cold Harbor”

Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch

Nguồn: Jane Caiin và Meredith Chen, “‘Never right’: why there’s a war of words over Beijing’s English translations,” SCMP, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị khiến việc dịch thuật trở nên rất khó, nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như đối tượng mục tiêu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Marco Rubio đã công khai bày tỏ sự không tin tưởng vào bản dịch tiếng Anh của Bắc Kinh đối với phát biểu của các quan chức Trung Quốc – nói rằng chúng “không bao giờ đúng.”

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ, người chủ trương đi theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã thúc giục các đồng nghiệp của mình xem bản gốc tiếng Trung của các tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra để hiểu chính xác hơn những gì đang diễn ra. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch”

Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping resuscitates Hu Jintao’s parting words,” Nikkei Asia, 29/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc đột nhiên nhấn mạnh đến việc hoạch định chính sách một cách “khoa học” và “dân chủ”?

Trong một động thái bất ngờ gây chấn động chính trị ở cả trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên định duy trì việc hoạch định chính sách một cách “khoa học,” “dân chủ,” và “dựa trên pháp luật.”

Tập, người đồng thời giữ chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu những lời này trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 15, một lộ trình kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2026-2030. Continue reading “Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’”