Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

Nguồn: Xi Jinping’s next overseas-lending revolution The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?”

Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Càn Long ban sắc phong cho Vua Quang Trung tước Quốc vương vào ngày ngày 21 tháng 6 năm Càn Long thứ 54 [12/8/1789], sau đó sai Sứ thần Thành Lâm mang sắc đến nước ta. Thành Lâm cho biết lễ tuyên phong cử hành vào ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], trong dịp này Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh ban cho lịch Thời Hiến và mở cửa khẩu để buôn bán. Sự kiện được Thành Lâm soạn thành tấu văn nội dung như sau: Continue reading “Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Continue reading “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào đêm ngày 21 tháng 1 năm 2023, người dân đón chào năm mới với các hoạt động thường lệ như ăn bánh chưng, xem Táo Quân, và ngắm pháo hoa đêm Giao thừa. Nhưng có một sự kiện bất thường: người đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, thay vì Chủ tịch nước như truyền thống khởi nguồn từ năm 1946.

Nhìn bề ngoài, lựa chọn này một phần là do vấn đề hoàn cảnh. Chỉ một tuần trước Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã xin từ nhiệm, trong khi phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân không có đủ cả sức nặng thẩm quyền (vì bà chưa phải là ủy viên Bộ chính trị) và sự ủng hộ rộng rãi cho nhiệm vụ này. Hơn nữa, khi đất nước đang có những thay đổi chính trị gần đây với ba nhà lãnh đạo chủ chốt – Phó Thủ tướng Phạm Binh Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – cùng từ nhiệm trong thời gian ngắn, Tổng bí thư là lựa chọn hợp lý để đưa ra thông điệp toàn dân, đặc biệt khi tầm ảnh hưởng của ông ngày càng nổi bật. Continue reading “Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Continue reading “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái. Continue reading “Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga

Nguồn: Falls sich China mit Russland verbünden sollte, gibt es einen Weltkrieg“, WELT, 20/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Gần một năm sau khi nổ ra chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giải thích lý do tại sao nếu để mất Bakhmut vào tay quân Nga sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, và cách ông đánh giá rủi ro về sự hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh giành cho Moscow.

Hỏi: Người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, ồ ạt. Ông sẽ đối phó như thế nào? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga”

Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?

Nguồn: Meg Matthias, “Why Is Puerto Rico’s Political Status So Complicated?”, Britanica.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Vào năm 2018, những người khiếu nại với Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Phi thực dân hóa đã mô tả mối quan hệ của Hoa Kỳ với Puerto Rico, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, “như một tội ác diệt chủng và ‘khủng bố kinh tế,’ đặc trưng bởi việc các tập đoàn đa quốc gia – được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ – khai thác các nguồn tài nguyên của Puerto Rico ngay cả khi Chính phủ Hoa Kỳ thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng buộc các trường học phải đóng cửa, còn lương hưu không được chi trả. Continue reading “Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước đây nhà Minh chỉ phong cho các Vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông quyền trông coi quốc sự; bấy giờ triều đình nước ta muốn nhà Vua được phong Vương như các triều đại trước; nên dùng Thượng thư bộ Lễ, Đào Công Soạn, người giỏi về ngoại giao, đảm nhiệm việc cầu phong:

Năm Thiệu Bình thứ 3, mùa xuân, tháng Giêng [2/1436], bàn sai Thẩm hình viện sứ kiêm Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn và Nội mật viện phó sứ Nguyễn Thúc Huệ sang nhà Minh cầu phong.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 34a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)”

Bán khống là gì?

Nguồn: What is short-selling?The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bán khống thuộc hàng các nghiệp vụ lâu đời nhất trong giao dịch cổ phiếu. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan trở thành công ty đầu tiên bán cổ phần ra công chúng. Đến năm 1608, Isaac le Maire, một cựu giám đốc bất mãn của công ty này đã lập ra một nhóm để bán cổ phiếu chưa sở hữu nhưng sẽ được bán trong tương lai, sau đó tung tin đồn về công ty để kéo giá xuống. Khi cổ phiếu đến hạn thanh toán, nhóm này có thể mua chúng từ thị trường với giá thấp hơn giá bán ra, từ đó thu lợi nhuận. Khi biết được việc này, Đông Ấn Hà Lan đã gọi mánh khoé trên là “hành vi thấp hèn” và “có hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là các góa phụ và trẻ mồ côi” có cổ phần trong công ty của họ. Vậy bán khống là gì – và nó lợi hay hại? Continue reading “Bán khống là gì?”

Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?

Nguồn: “Why is the French pension age so low?”, The Economist, 31/1/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tuổi nghỉ hưu ở Pháp là một phần của huyền thoại quốc gia

Người Pháp lại một lần nữa xuống đường để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu—lần này là từ 62 lên 64 tuổi. Đề xuất này đã được thủ tướng Elisabeth Borne công bố vào ngày 10 tháng 1 và đang nỗ lực được nghị viện thông qua. Ở Pháp, đề xuất này không được lòng dân: 68% người dân phản đối cải cách. Nhưng so với những nơi khác ở châu Âu thì kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu trông khá khiêm tốn. Vì sao tuổi hưởng lương hưu của Pháp lại thấp như vậy? Continue reading “Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?”

Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Valery Gerasimov, Russia’s latest commander in Ukraine?  The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga ở Ukraine vừa có lãnh đạo mới. Hôm 11 tháng 1, chính phủ Nga đã công bố quyết định bổ nhiệm quân nhân cao cấp nhất của đất nước, Valery Gerasimov, làm tổng tư lệnh của cuộc chiến. Tướng Gerasimov lên thay cho tướng Sergei Surovikin, một vị tướng tàn nhẫn được bổ nhiệm tổng tư lệnh chính thức từ tháng 10. Điện Kremlin đã miêu tả lệnh bổ nhiệm này, ký bởi bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và được hẫu thuận bởi Putin, như một phần của nỗ lực mở rộng chiến dịch và sắp xếp lại cơ cấu chỉ huy. Để đáp lại, Bộ Quốc phòng Ukraine đã châm biếm: “Mỗi vị tướng Nga phải có ít nhất một cơ hội được thất bại ở Ukraine. Một vài trong số họ có thể đủ may mắn để thất bại hai lần.” Nhưng tướng Gerasimov là ai và tại sao ông được giao vị trí này? Continue reading “Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?”

Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?

Nguồn:Why Poland loves to hate Germany”, The Economist, 05/01/2023

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Quan hệ Đức-Ba Lan đáng ra hết sức hòa hảo. Hai nước không chỉ có mối quan hệ cá nhân hết sức mật thiết mà còn là đối tác lớn trong giao thương, với hơn 150 tỷ Euro (159 tỷ Đô la Mỹ) mỗi năm. Ngoài ra, Đức và Ba Lan còn là thành viên chủ chốt của NATO và Liên minh châu Âu. Trong cuộc xâm lược của Nga, thời điểm mà an ninh châu Âu bị đặt trong tình thế nguy hiểm nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, hai nước chỉ xếp sau Mỹ và Anh trong vai trò là đồng minh chiến lược của Ukraine. Ba Lan là kênh vận chuyển vũ khí chính cho Ukraine, đồng thời là nơi tiếp đón hàng triệu người tị nạn do ảnh hưởng chiến tranh. Lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga đã khiến Ba Lan trở thành nước ủng hộ hăng hái, kịp thời và hào phóng nhất cho Ukraine. Đức, dù là nước phản ứng chậm hơn, cho đến nay lại cung cấp nhiều vũ khí hơn so với các nước châu Âu khác. Continue reading “Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?”

Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả: Nguyễn Minh Anh*

Tóm tắt: Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đánh giá, nhìn nhận về bảo hộ công dân cần có cách tiếp cận mới, theo đó bảo hộ công dân không chỉ là trách nhiệm mà còn nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này được thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất, bảo hộ công dân chính là bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi ích của công dân về tổng thể cũng là lợi ích quốc gia. Thứ hai, bảo hộ công dân góp phần quan trọng giúp củng cố tính chính danh của Nhà nước và niềm tin của công dân; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phục vụ, đảm bảo lợi ích quốc gia trong những vụ việc, tình thế cụ thể. Ghi nhận ý nghĩa của bảo hộ công dân trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia sẽ giúp xác định rõ hơn vị trí của công tác này, từ đó có sự quan tâm, đầu tư phù hợp hơn trong tình hình mới. Continue reading “Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”

Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973

Tác giả: Thu Hằng p/v Pierre Journoud

Ngày 27/01/1973, cách đây đúng 50 năm, Hiệp định về Việt Nam được ký ở Paris sau gần 5 năm đàm phán, bắt đầu từ ngày 13/05/1968. Dân tộc Việt Nam đã khiến đế quốc Mỹ phải khuất phục, theo nhật báo Cộng sản của Pháp L’Humanité, trong số kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, nhưng thực tế, phải chờ hai năm sau, chiến tranh mới chính thức chấm dứt, do Washington tiếp tục hậu thuẫn, vũ trang cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt thời gian đàm phán tại Paris, chính phủ Pháp đã đóng vai trò quan trọng, từ công tác hậu cần đến những ý tưởng được đưa vào Hiệp định Paris. Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry – Montpellier III phân tích vai trò của Pháp trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt nhân 50 năm ký Hiệp định Paris. Continue reading “Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973”