Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Tối ngày 1/10, cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ duy nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã diễn ra trên kênh truyền hình CBS. Hai ứng cử viên, JD Vance (Đảng Cộng hoà) và Tim Walz (Đảng Dân chủ), đã dành ra 90 phút để tranh luận về các vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm nhất.

Bầu không khí ôn hoà của cuộc tranh luận này khiến nhiều người xem cảm thấy ngạc nhiên khi xét về bối cảnh chia rẽ của nước Mỹ, đặc biệt nếu so sánh với cuộc “đối đầu” nảy lửa giữa Donald Trump và Kamala Harris cách đây chưa đầy một tháng. Có lẽ là một trong những cuộc tranh luận văn minh và lịch sự nhất mà người dân Mỹ chứng kiến trong hơn 10 năm qua. Cả hai ứng cử viên đều tập trung giải thích rõ ràng quan điểm và chính sách của Trump và Harris, dẫn đến một cuộc đối thoại phần lớn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Continue reading “Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz”

Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?

Nguồn: Bertrand Badie, Tào Nhiên, 为什么弱者最终会战胜强权?, China News Weekly số 1157, 23/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vừa ngồi vào ghế sofa, Bertrand Badie đã đùa rằng: “Tôi hy vọng cuộc phỏng vấn này sẽ được công bố càng sớm càng tốt, nếu không chẳng ai biết tình hình quốc tế sẽ lại xảy ra những thay đổi lớn thế nào.”

Từ cuộc khủng hoảng Ukraine đến cuộc khủng hoảng Gaza, cho đến những thăng trầm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, sự khó lường của tình hình quốc tế đã khiến nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế phải đau đầu. Tuy nhiên đối với Badie, người lúc này 74 tuổi, đây chỉ là một khúc quanh của tiến trình toàn cầu hóa mà ông được chứng kiến sau khi đã đích thân trải qua những cuộc khủng hoảng như Phong trào Mai 68, Chiến tranh Lạnh hay Chiến tranh vùng Vịnh. Continue reading “Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?”

Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán

Nguồn: James Palmer, “Chinese Official’s Suspicious Death Stirs Speculation,” Foreign Policy, 24/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các nhà chức trách cho biết Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam, bà Lưu Văn Kiệt, đã bị sát hại. Tuy nhiên, các vụ ám sát chính trị trực tiếp là điều hiếm thấy ở Trung Quốc.

Tiêu điểm tuần này: Cái chết đáng ngờ của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam khơi dậy nhiều đồn đoán trong và ngoài nước, một học sinh người Nhật thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao ở Thâm Quyến, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mới. Continue reading “Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán”

Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát tư tưởng tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc

Nguồn: Xi Jinping wants to stifle thinking at a top Chinese think-tank,” The Economist, 26/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sẽ không còn nữa những suy nghĩ ảm đạm về nền kinh tế.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) không chỉ đơn thuần là nhóm tập hợp các chuyên gia về chính sách. Trong hệ thống chính trị của Trung Quốc, viện này có vị thế tương đương với một bộ của chính phủ. Viện có hàng ngàn thành viên, trong đó có những người cung cấp các báo cáo cho Bộ Chính trị. Trong số các “viện nghiên cứu mang đặc sắc Trung Quốc” mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn thúc đẩy hơn nữa, CASS đứng ở vị trí hàng đầu. Nhưng gần gũi với quyền lực không có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Viện sẽ được bảo vệ. Các thuộc cấp của ông Tập đang gia tăng áp lực lên những ai dám có suy nghĩ khác biệt. Continue reading “Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát tư tưởng tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc”

Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn*

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, Việt Nam (tên cũ Đại Việt) thiết lập bang giao với Trung Hoa, dựa trên mối quan hệ “tông phiên”, trong đó Trung Hoa là “tông chủ”, Việt Nam là “phiên quốc”. Theo đó, Việt Nam, theo định kỳ, phải cử sứ thần mang cống phẩm sang tiến cống cho các triều đình Trung Hoa và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao khác. Hoạt động này diễn ra liên tục từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII trở đi), các sứ thần do Việt Nam cử sang Trung Hoa không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ ngoại giao, mà còn kiêm nhiệm các hoạt động thương mại do triều đình Việt Nam giao phó. Continue reading “Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX”

Thổ Nhĩ Kỳ không chọn phe nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Nguồn: Oytun Orhan, 奥伊通·奥尔汗:土耳其不会在东西方竞争中站队,但准备好承担风险, Guancha, 19/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 4 tháng 9 theo giờ địa phương, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên sau 12 năm và có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Hai bên cùng thảo luận về cuộc xung đột Gaza và cách thức khôi phục mối quan hệ vốn đã đóng băng từ lâu giữa hai nước.

Từ cuộc chiến ở Ukraine đến xung đột ở Gaza, cách thức Thổ Nhĩ Kỳ duy trì quan hệ với tất cả các bên bằng cách tiếp cận cân bằng về mặt ngoại giao đã thu hút nhiều sự chú ý. Thổ Nhĩ Kỳ đã có những đề xuất và hành động gì đối với trật tự thế giới và cục diện khu vực Trung Đông? Động lực để Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc tăng cường hợp tác đến từ đâu? Continue reading “Thổ Nhĩ Kỳ không chọn phe nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro”

Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?

Nguồn: Can Xi Jinping take Hong Kong “from stability to prosperity”,” The Economist, 12/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một sự chú ý quá mức vào an ninh có thể khiến Hồng Kông phải trả giá về dài hạn.

“Từ hỗn loạn đến trật tự, từ ổn định đến thịnh vượng.” Đó là mục tiêu của Tập Cận Bình đối với Hồng Kông. Kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra tại Hồng Kông vào năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố gắng tái thiết lập quyền kiểm soát của mình. Dưới nhiều góc độ, Tập Cận Bình đã thành công. Hồng Kông ngày nay ít hỗn loạn hơn so với trước đây. Đại dịch COVID-19, với việc Hồng Kông đóng cửa với thế giới, đã góp phần làm dịu đi những căng thẳng. Hai đạo luật an ninh quốc gia hà khắc – một được chính quyền trung ương áp đặt lên Hồng Kông vào năm 2020 và một được cơ quan lập pháp địa phương thông qua năm nay – cũng vậy. Nhưng những biện pháp đã mang trật tự đến Hồng Kông, bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vào những người theo chủ nghĩa tự do, lại có nguy cơ khiến Hồng Kông đánh mất sự thịnh vượng của mình, biến nơi đây thành một môi trường sống và kinh doanh kém dễ chịu và khó đoán hơn. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?”

Bắt đầu thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tại miền Bắc sau cuộc nổi loạn của Xuân, con thứ Trịnh Tùng, Mạc Kính Khoan mang quân về vùng Gia Lâm, sát nách kinh đô. Chúa nối chức là Trịnh Tráng đích thân đem quân tiến phát, đuổi quân Mạc sang đến châu Qui Thuận, Quảng Tây, khiến nhà Minh phải báo động. Tại miền Nam, Đào Duy Từ dâng kế đắp lũy Trường Dục tại Quảng Bình, củng cố việc phòng thủ, ra mặt đối đầu với miền Bắc.

Vua Lê Thần Tông, tên húy là Duy Kỳ, con trưởng của Vua Kính Tông, mẹ là Đoan Từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của An bình vương Trịnh Tùng. Vua sinh vào ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức năm Hoằng Định thứ 9 [25/12/1608], ở ngôi 25 năm, nhường ngôi 6 năm, lại lên ngôi 13 năm, thọ 56 tuổi thì mất, chôn ở lăng Quần Ngọc. Continue reading “Bắt đầu thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh”

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Nguồn: Why the U.S. Presidential Election Matters for Europe,” Council on Foreign Relations, 03/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp đến sẽ có tác động lớn đến châu Âu. Việc tái đắc cử của tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ đánh dấu sự trở lại với các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc phó tổng thống Harris đắc cử có thể đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng ra khỏi châu Âu. Bài viết này là bản tổng hợp các góc nhìn mang tính toàn cầu, bao gồm bốn phân tích về lý do tại sao kết quả bầu cử ở Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu. Continue reading “Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?”

Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam

Nguồn: Fan Tong Huang Lao Ban, 饭统戴老板|西贡河畔的谜题:越南的三星和比亚迪在哪里?, Guancha, 10/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 15/8/2023, hãng ô tô Việt Nam VinFast được niêm yết tại Mỹ với giá trị vốn hóa ở mức cao nhất lên tới 200 tỷ USD.

Tuy không có danh tiếng lẫy lừng nhưng VinFast lại được nhà nhà biết đến ở Việt Nam, công ty mẹ của hãng xe này là Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty này có vô số điểm tương đồng với Evergrande: ông chủ Phạm Nhật Vượng cũng là người giàu nhất giống như Hứa Gia Ấn, hoạt động kinh doanh chính của họ là bất động sản, cả hai đều thích làm bóng đá và có tư duy “cái gì ra tiền thì làm cái đó”. Nhìn tổng thể thì VinFast gần như là phiên bản Việt Nam của Evergrande. Continue reading “Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam”

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Ngô Di Lân

Vào tháng 4 năm 2017, Lầu Năm Góc công bố Dự án Maven (Project Maven), một nỗ lực nhằm tận dụng sức mạnh của AI để phân tích lượng lớn dữ liệu do máy bay không người lái thu thập.[1] Sự ra đời của dự án này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quân sự, đồng thời cũng trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh tác động của công nghệ đối với tương lai của xung đột vũ trang.[2] Tuy nhiên, Dự án Maven chỉ là một trong nhiều ví dụ minh họa cho xu hướng ngày càng gia tăng của việc tích hợp AI vào các ứng dụng quốc phòng trên toàn cầu. Từ Mỹ đến Trung Quốc, từ Nga đến Israel, các cường quốc quân sự đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển và triển khai các hệ thống AI trong lĩnh vực quốc phòng. Cuộc chạy đua này không chỉ giới hạn ở các siêu cường, mà còn lan rộng đến cả các nước tầm trung, thậm chí cả các nước nhỏ, tạo ra một cục diện quân sự toàn cầu phức tạp, khó đoán định. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”

Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?

Nguồn: Joshua Kurlantzick và Abigail McGowan, “Why Tensions in the South China Sea Are Bolstering the U.S.-Philippines Alliance,” Council on Foreign Relations, 05/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Manila đã liên minh toàn diện với Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến tranh diện rộng.

Biển Đông và nguồn cơn điểm nóng tranh chấp trong khu vực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Á, chủ yếu nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh, trong đó bao gồm Biển Đông (ở Philippines được gọi là Biển Tây Philippines). Không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến lược bởi là điểm nóng của nhiều xung đột tiềm tàng trong khu vực, là tuyến hàng hải chính và đóng vai trò quan trọng nếu chiến tranh với Đài Loan xảy ra, Biển Đông còn là một trong những nguồn tài nguyên cá phong phú nhất thế giới và có thể có trữ lượng lớn dầu chưa được khai thác. Continue reading “Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?”

Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ). Continue reading “Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Trịnh Tùng dẹp tàn quân nhà Mạc, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến Phú Yên

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân Kế quận công Phan Ngạn, Tráng quận công Ngô Đình Nga, Mỹ quận công Bùi Văn Khuê làm phản, Thái úy Nguyễn Hoàng giả vờ xin đem quân đuổi đánh, rồi trốn về Thuận Hoá; sự kiện manh nha đất nước chia đôi. Tại miền Bắc Tiết chế Trịnh Tùng dẹp xong loạn lớn, đuổi tàn dư nhà Mạc lên tận Cao Bằng, cuối đời bức Vua thắt cổ chết, lập con Vua lên thay. Tại miền Nam, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến tận Phú Yên, lãnh thổ trù phú, cho xây chùa Thiên Mụ.

Vua Lê Kính Tông tên húy là Duy Tân, con thứ của Vua Thế Tông, lên ngôi vào ngày 27 tháng 8 năm Quang Hưng thứ 22 [15/10/1599], đổi niên hiệu là Thận Đức; ở ngôi 20 năm, thọ 32 tuổi. Continue reading “Trịnh Tùng dẹp tàn quân nhà Mạc, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến Phú Yên”

Thế giới hôm nay: 05/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá cổ phiếu của US Steel đã giảm hơn 17% sau khi có thông tin tổng thống Joe Biden sẽ chặn nỗ lực mua lại của Nippon Steel, một công ty Nhật Bản, đối với nhà sản xuất thép này. Nhà Trắng cho biết họ vẫn chưa nhận được khuyến nghị từ cơ quan giám sát đầu tư nước ngoài của Mỹ, cơ quan đã xem xét thỏa thuận trị giá 15 tỷ đô la trong nhiều tháng qua. Cả ông Biden và phó tổng thống Kamala Harris đều cho biết công ty nên vẫn do người Mỹ sở hữu. US Steel cảnh báo rằng sự sụp đổ của thỏa thuận sẽ dẫn đến mất việc làm và đặt ra “những câu hỏi nghiêm trọng” về việc liệu công ty có nên tiếp tục đặt trụ sở chính ở Pittsburgh, Pennsylvania, hay không.

Số việc làm cần tuyển người tại Mỹ bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021. Có 7,7 triệu vị trí cần tuyển người vào tháng 7, giảm từ 7,9 triệu của tháng 6; trong khi tình trạng sa thải cũng tăng nhẹ. Số liệu mới của bộ lao động làm tăng áp lực kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất trong tháng 9, sau khi dữ liệu bảng lương thấp hơn dự kiến ​​của tháng 7 cho thấy nền kinh tế đang chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2024”

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Nguồn: Dư Đông Huy, 中评关注:中美最新战略沟通之同与不同, CRNTT, 29/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc. Continue reading “Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất”

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây. Continue reading “So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại”

Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc

Nguồn: Trịnh Vĩnh Niên, 郑永年:印度、世界与中国, Aisixiang, 19/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là láng giềng mà còn là hai nền văn minh cổ xưa gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao đối với thế giới. Tôi sẽ bàn về ba vấn đề từ góc độ vĩ mô của quan hệ quốc tế.

Công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài

Sau khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao. Sau cuộc bầu cử này, truyền thông phương Tây đã có thái độ tương đối tiêu cực đối với Ấn Độ, mà chủ yếu là chỉ trích ông Modi từ góc độ dân chủ và tự do, cho rằng ông độc tài, chuyên quyền và phản dân chủ. Continue reading “Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc”

Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tái lập ngoại giao với nhà Minh, Vua Minh ban sắc phong cho Vua Lê Thế Tông, nhưng vẫn cho tàn dư nhà Mạc chiếm giữ đất Cao Bằng. Riêng Tiết chế  Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, bắt đầu mở phủ chúa, đặt quan, quyết đoán mọi việc chính sự, Vua Lê Thế Tông chỉ tượng trưng  làm vì, sau đó Vua mất, con là Lê Duy Tân lên thay.

Ngày 19 tháng 2 năm Quang Hưng thứ 20 [5/41597], tức Minh Vạn Lịch năm thứ 25, sai bọn quan hầu mệnh Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai lại lên Trấn Nam Quan thăm dò tin tức nhà Minh. Sai tướng Bắc đạo Thuần quận công Trần Đức Huệ cùng với bọn Hội quận công, Hoành quận công đem quân hộ tống. Khi đến thành Lạng Sơn đóng dinh, thì bọn Phúc Vương và Cao quốc công nhà Mạc đem quân đến đánh, giết Hội quận công tại trận. Bọn Thuần quận công và Hoành quận công đem quân chạy thoát, khi trở về Kinh đều bị tước binh quyền. Riêng Đỗ Uông, Nguyễn Văn Giai vào chiếm giữ vách núi, thoát được. Continue reading “Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa”