Chuyển động Quốc Phòng (3/3 – 9/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch

Nguồn: Giacomo Bruni và Ilaria Carrozza, “China’s Plan for Ukraine Is No Plan at All,” The Diplomat, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc sẽ không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về quan điểm của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ.

Ngày 24/02/2023, một năm sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.” Theo phong cách thường thấy của Bắc Kinh, tài liệu giải thích lập trường chính thức của nước này thành 12 điểm. Những điểm này lặp lại quan điểm trước đây của Trung Quốc đối với cuộc xung đột, và vì thế, nó không đưa ra bất cứ điều gì mới về luận điệu và “sự trung lập” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại một số hiểu biết hữu ích về nhận thức của chính Trung Quốc về vai trò của nước này trên trường quốc tế, cũng như vị trí của nước này đối với các động lực quyền lực toàn cầu. Continue reading ““Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch”

Chuyển động Quốc Phòng (24/2 – 3/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Practicing How to Sever Taiwan’s Internet,” Foreign Policy, 21/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cắt đứt liên lạc của Quần đảo Mã Tổ có thể là một cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

Trong lúc người Mỹ còn mải nhìn lên bầu trời sau sự cố khinh khí cầu do thám, Trung Quốc đã nhanh chóng hành động trên biển. Hồi đầu tháng 2, các tàu Trung Quốc đã “vô hiệu hóa” hai tuyến cáp quang biển vốn cung cấp kết nối Internet cho Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan, một quần đảo nhỏ chỉ cách bờ biển Trung Quốc 10 hải lý. Giờ đây, cư dân trên quần đảo đành phải sử dụng Internet với kết nối chậm đi đáng kể và chờ đến khi cáp quang được sửa chữa. Hoạt động này trông như một hành vi quấy rối có chủ đích của Bắc Kinh – hoặc một cuộc tập dượt trước khi cắt đứt kết nối của toàn bộ Đài Loan. Continue reading “Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái. Continue reading “Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga

Nguồn: Falls sich China mit Russland verbünden sollte, gibt es einen Weltkrieg“, WELT, 20/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Gần một năm sau khi nổ ra chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giải thích lý do tại sao nếu để mất Bakhmut vào tay quân Nga sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, và cách ông đánh giá rủi ro về sự hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh giành cho Moscow.

Hỏi: Người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, ồ ạt. Ông sẽ đối phó như thế nào? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign,” Nikkei Asia, 16/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuyên kết hợp chiến tranh không gian, mạng, và điện tử.

Những quả khí cầu gián điệp vẫn đang là chủ đề thống trị trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Nhà Trắng vừa công bố là ba vật thể không người lái mà Mỹ bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích không nguy hiểm khác.

Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng khí cầu đầu tiên – quả khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Mỹ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của nước này. Bắc Kinh cho biết mục đích của nó là quan sát khí tượng và đã phản đối mạnh mẽ việc bắn hạ nó bằng máy bay tiêm kích F-22. Continue reading “Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?”

Chuyển động Quốc Phòng (10/2 – 16/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan

Nguồn:Philippine President Marcos speaks with Nikkei Asia,” Nikkei Asia, 13/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Philippines đã giải thích căng thẳng ở Biển Đông và Đài Loan, cũng như thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản.

Chuyến thăm chính thức kéo dài năm ngày của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tới Tokyo đã mang lại những thỏa thuận kinh tế và quốc phòng mới với Nhật Bản, bao gồm 13 tỷ đô la “đóng góp và cam kết” đến từ ba tổ chức giấu tên, nhằm hỗ trợ quỹ đầu tư quốc gia của ông.

Marcos và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nhất trí củng cố quan hệ quân sự giữa Manila và Tokyo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Continue reading “Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan”

Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

Chuyển động Quốc Phòng (3/2 – 9/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”