Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”

Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?

Nguồn: Audrey Thill, “How Myanmar’s Wood Funds Its Brutal Military”, Foreign Policy, 11/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Theo số liệu từ Dự án Dữ liệu Vị trí và Sự kiện Xung đột Vũ trang, Myanmar được xếp hạng là nơi bạo lực nhất thế giới, đứng trên cả Syria và Palestine. Kể từ cuộc đảo chính năm 2021, cộng đồng quốc tế đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm hạn chế khả năng làm giàu từ tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh doanh của các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Một số chuyên gia cho rằng chế độ quân sự hiện tại đang yếu hơn so với trước đây, một phần là do thành công của mặt trận thống nhất các tổ chức vũ trang dân tộc vốn đã phối hợp tấn công chính quyền từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, chiến dịch “bốn vết cắt” tàn bạo và không ngừng nghỉ của quân đội cho thấy khả năng chống chịu của họ trước lực lượng kháng chiến  và sự cô lập về kinh tế. Continue reading “Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?”

Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện

Nguồn: “The Xi-Putin partnership is not a marriage of convenience”, The Economist, 14/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tháng 3 năm ngoái, khi chia tay Vladimir Putin trước cửa Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một lời chia sẻ với tổng thống Nga. Sử dụng cụm từ “bách niên biến cục,” tức là một sự thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự thế giới, ông Tập nói: “Chúng ta hãy cùng nhau thúc đẩy điều đó.” Ngày 16/5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần thứ 43. Nga đã trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và có những dấu hiệu cho thấy liên kết quân sự cũng sâu sắc hơn. Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, Mỹ đã hai lần thắt chặt trừng phạt đối với thương mại Trung-Nga. Chính phủ của ông Tập phản ứng giận dữ, kêu gọi phương Tây “ngưng bôi nhọ và kiềm chế Trung Quốc.” Continue reading “Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện”

Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ

Nguồn: Thomas G. Mahnken, “A Three-Theater Defense Strategy”, Foreign Affairs, 05/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách mà Mỹ có thể chuẩn bị cho chiến tranh ở châu Á, châu Âu và Trung Đông.

Dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, chiến lược quốc phòng của Mỹ đã được xây dựng dựa trên quan điểm lạc quan rằng Mỹ sẽ không bao giờ phải tham gia nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Dưới thời chính quyền Obama, trước tình trạng thắt lưng buộc bụng về tài chính, Bộ Quốc phòng đã từ bỏ chính sách đã có từ lâu là sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong hai cuộc chiến lớn để tập trung vào việc có đủ các công cụ để chiến đấu và chiến thắng trong một cuộc chiến. Động thái này đã đẩy nhanh xu hướng xây dựng một quân đội Mỹ nhỏ hơn. Nó cũng thu hẹp các lựa chọn có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, vì giành nguồn lực tham chiến ở nơi này sẽ ngăn cản hành động quân sự ở nơi khác. Continue reading “Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ”

Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Lyle Goldstein, “China Is Drawing Lessons From D-Day for an Invasion of Taiwan”, The Diplomat, 06/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lễ kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ Normandy trở thành một dịp trang trọng hơn bao giờ hết khi tình hình an ninh châu Âu ngày nay vẫn đang gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên, việc suy ngẫm kỹ về chiến thắng vang dội của quân Đồng minh trên các bãi biển nước Pháp 80 năm trước thực sự có thể mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng với thực tế mới của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan”

Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay

Nguồn: Phùng Thiệu Lôi, “冯绍雷:当今中、美、俄三边关系的主要问题”, Aisixiang, 20/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trên thực tế, vẫn luôn có nhiều tranh cãi trong giới học thuật về thuật ngữ “quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga”. Trước hết, quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay có phải là tam giác đối địch giữa Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh không? Tác giả cho rằng có rất nhiều điểm khác biệt. Dù là ý chí chủ quan hay cấu trúc môi trường khách quan thì cũng đều đã trải qua những thay đổi mang tính căn bản. Đây cũng có thể là lý do khiến mọi người thích dùng “quan hệ ba bên” hay “quan hệ tam phương” hơn là “quan hệ tam giác” với hàm ý mang tính đối đầu chiến lược. Vấn đề mấu chốt là hy vọng có sự khác biệt ở đây. Continue reading “Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay”

Những bài học cũ và mới từ Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Joseph S. Nye, “Old and new lessons from the Ukraine War”, The Strategist, 07/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hai năm trước, tôi đã phác thảo ra tám bài học rút ra từ cuộc chiến tranh Ukraine. Mặc dù tôi đã cảnh báo rằng còn quá sớm để tự tin về bất kỳ dự đoán nào, nhưng những bài học này vẫn tương đối chính xác.

Vào tháng 2 năm 2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, ông dự tính sẽ nhanh chóng chiếm được thủ đô Kyiv và thay đổi chính phủ, giống như những gì Liên Xô đã làm ở Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968. Nhưng cuộc chiến vẫn đang diễn ra ác liệt, và không ai biết khi nào hoặc nó sẽ kết thúc như thế nào. Continue reading “Những bài học cũ và mới từ Chiến tranh Ukraine”

Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: Derek Grossman, “How to Respond to China’s Tactics in the South China Sea,” Foreign Policy, 29/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang thử thách liên minh Mỹ-Philippines và chúng ta cần một chiến lược mới.

Nguy cơ xung đột vũ trang ở Biển Đông đang ở mức cao và vẫn tiếp tục gia tăng. Các hành động hung hăng không ngừng của Trung Quốc đối với Philippines – quấy rối các tàu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) được quốc tế công nhận của Manila, đáng chú ý nhất là tại Bãi Cỏ Mây và Bãi  Scarborough – đã khiến chiến tranh dễ xảy ra ở Biển Đông hơn ở bất kỳ điểm nóng nào khác trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông”

Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích

Nguồn: Keith L. Carter, Jennifer Spindel, và Matthew McClary, “How Ukraine Can Do More With Less”, Foreign Affairs, 29/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến tranh Ukraine bước sang mùa xuân thứ ba, các nhà lãnh đạo từ Brazil, Trung Quốc, Vatican và những nơi khác đã kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga. Lập luận cho rằng lực lượng Ukraine khó có thể xuyên thủng các phòng tuyến kiên cố của Nga, và Kyiv nên công nhận một cách thực tế việc Nga sáp nhập lãnh thổ. Ukraine đã thành công trong việc sử dụng drone để do thám và tấn công các mục tiêu của Nga, nhưng chỉ riêng drone thì không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Vì vậy, bị cản trở bởi sự thiếu hụt vũ khí và nhân sự, Ukraine sẽ không thể giành lại lãnh thổ. Nga đã thành công biến cuộc chiến này thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, nơi Moscow nắm giữ nhiều lợi thế: dân số đông hơn, năng lực công nghiệp quốc phòng lớn hơn và hệ thống phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng ở Donbas, Kherson và đặc biệt là Crimea. Xét đến sự mệt mỏi của các quốc gia phương Tây và sự không nhất quán trong việc hỗ trợ về vật chất, đây là kiểu chiến tranh mà Ukraine đơn giản là không thể thắng.

Continue reading “Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận

Nguồn: 晨枫(Thần Phong), “本次演习,和2022年8月的有什么不同?”, GuanCha, 26/05/2024

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A” gồm các lực lượng như lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa ở eo biển Đài Loan; phía Đông, Nam, Bắc của đảo Đài Loan và xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Cuộc tập trận này được “khởi đầu lạnh” (Cold Start) mà không báo trước, điều này thể hiện đầy đủ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA ở tiền tuyến. PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với PLA. Continue reading “Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận”

Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?

Nguồn: Khang Vu, “With Balloons in the Sky, North Korea keeps its feet on the ground”, The Interpreter, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Triều Tiên cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa của mình, mặc dù với cách thức bất thường. Sau khi cảnh báo Hàn Quốc vào hôm chủ nhật rằng sẽ rải “núi giấy vụn và rác rưởi” để đáp trả lại những tờ rơi chống Bắc Triều Tiên mà các nhà hoạt động ở miền nam thường xuyên gửi trên khí cầu về phía bắc qua biên giới, Bình Nhưỡng đã thả hơn 260 quả khí cầu chứa túi phân và chất thải theo chiều ngược lại. Continue reading “Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?”

Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?

Nguồn: Michael Hirsh, “No, This Is Not a Cold War – Yet”, Foreign Policy, 07/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phe diều hâu chống Trung Quốc lại phóng đại mối đe dọa từ Bắc Kinh?

Trong vài năm qua, giới chuyên gia đã bắt đầu hoạt động hết công suất về vấn đề Trung Quốc. Một thế hệ mới các học giả, quan chức chính phủ, và nhà báo đang được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng Mỹ đã bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với Trung Quốc trong vai trò của Liên Xô trước đây, còn Nga dù suy yếu vẫn đóng vai trò người bạn đồng hành nhiệt tình giúp đỡ. Hàng loạt sách báo được bán ra, hàng loạt hệ thống vũ khí được phát triển (bao gồm cả đầu đạn hạt nhân mới đầu tiên của Mỹ suốt nhiều thập kỷ), và rất nhiều cá nhân đã được thăng chức và trao nhiệm kỳ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?”

Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?

Nguồn: Eliot Wilson, “The logic of national service”, The Spectator, 27/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thật khó có thể khẳng định rằng Đảng Bảo thủ đã có một khởi đầu hoàn hảo cho chiến dịch tổng tuyển cử năm 2024. Thông báo của Rishi Sunak trên Phố Downing, việc loại một nhà báo của Sky News khỏi một sự kiện truyền thông, tính biểu tượng của chuyến thăm không thể giải thích được của thủ tướng tới Khu phố Titanic của Belfast – hầu hết mọi động thái cho đến nay đều cần tới các biện pháp kiểm soát thiệt hại ngay lập tức. Việc công bố kế hoạch áp dụng một số loại nghĩa vụ quân sự bắt buộc thoạt nhìn giống như một ván cờ vội vàng khác vốn tạo ra hàng loạt các vấn đề của riêng nó. Continue reading “Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?”

Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan

Nguồn: Isaac Kardon và Jennifer Kavanagh, “How China Will Squeeze, Not Seize, Taiwan,” Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bóp nghẹt từ từ cũng có thể dẫn đến kết quả tồi tệ như một cuộc chiến.

Khi ra làm chứng trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, vị chỉ huy đã nghỉ hưu của lực lượng liên hợp Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thống nhất với Đài Loan bằng một cuộc xâm lược đổ bộ. Ông cảnh báo “Tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành sự thật trong vòng 10 năm, trên thực tế là trong vòng sáu năm.” Đánh giá rằng Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – thường được gọi là “Cửa sổ Davidson” – kể từ đó đã trở thành động lực trong chiến lược và chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Continue reading “Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan”

Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Richard Ghiasy, Julie Yu-Wen Chen và Jagannath P. Panda, “Convergence in Vietnam, EU Interests a Harbinger of Indo-Pacific Order?”, ISDP, 24/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, các chuyến thăm gần như liên tiếp của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Mỹ và Trung Quốc cho thấy chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (ÂĐD – TBD) và những tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Một phần lớn của (tình trạng được cho là) rối ren ở ÂĐD – TBD bắt nguồn từ Biển Đông, và một trong những thách thức chính của Việt Nam là thiết lập trật tự trên các vùng biển biên giới. Continue reading “Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?

Nguồn: Bret Stephens, “Who’s in More Trouble: Israel or Iran?,” New York Times, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn sắc sảo của tôi gần đây đã nhận xét rằng cốt lõi của cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông là một câu hỏi về hai thời điểm: Liệu thời điểm nào có khả năng bị đảo ngược cao hơn: năm 1948 hay năm 1979?

Hai năm được đề cập đến lần lượt là năm thành lập nhà nước Israel, và năm diễn ra cách mạng Iran. Hàm ý của câu hỏi này là việc phải lựa chọn một trong hai: Nhà nước Do Thái và Cộng hòa Hồi giáo không thể cùng tồn tại vĩnh viễn, chí ít là chừng nào Iran còn tiếp tục tìm cách tiêu diệt Israel. Trong những ngày gần đây, hai yếu tố tiềm năng có thể dẫn đến sự sụp đổ của hai nước này đã được chú ý. Continue reading “Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?”