Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2015)

hinh-anh-dau-tien-ve-chiec-tau-buom-huan-luyen-cua-vn_26757139

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày 21 tháng 1, trang tin của Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng Lầu Năm Góc đã từ bỏ việc sử dụng khái niệm “Tác chiến Không – Biển” (Air Sea Battle hay ASB), và đồng thời với đó Văn phòng Tác chiến Không – Biển sẽ được sáp nhập vào Ban Hỗn hợp tác chiến (Joint Force Development hay Joint Staff J7) vốn được thiết lập nhằm theo dõi và phát triển khái niệm JAM-GC. Như vậy, khái niệm JAM-GC (Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons) sẽ chính thức thay thế ASB như là kế hoạch tác chiến mới của quân đội Hoa Kỳ chống lại chiến lược chống xâm nhập – chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Khái niệm JAM-GC mới sẽ kết hợp thêm vai trò của Lục quân Hoa Kỳ vào một kế hoạch tác chiến đa binh chủng hỗn hợp, vốn không được coi là quan trọng dưới thời của ASB. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (20/01/2015)

Future USS Freedom undergoes builder's trials on Lake Michigan near Marinette, Wisconsin

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tuần vừa qua nổi bật với các hoạt động ngoại giao quốc phòng của Việt Nam. Ngày 14 tháng 1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wonsuwan đã sang thăm Việt Nam theo lời mới của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. Các vấn đề được hai bên thảo luận là các biện pháp thúc đẩy giao lưu quốc phòng như trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, tuần tra chung trên biển… Cũng trong ngày 14 tháng 1, Đối thoại Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 9 đã diễn ra tại Thủ đô New Delhi. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn Việt Nam đã có các cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cũng như thảo luận với Thứ trưởng quốc phòng Ấn Độ về những vấn đề có liên quan. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (20/01/2015)”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)

ZTZ96A_Type_96A_main_battle_heavy_tracked_armoured_vehicle_China_Chinese_army_PLA_640

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Lục quân là một cấu thành không thể thiếu trong quân đội quốc gia thời hiện đại, mà biểu tượng sức mạnh và hình tượng của quân chủng này không gì khác hơn là chiếc xe tăng. Xuất hiện lần đầu tiên vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất như là một thứ vũ khí nhằm giải quyết bế tắc của “chiến tranh chiến hào”, xe tăng cho đến này nay đã trải qua ba thế hệ phát triển và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tác chiến hiện đại. Tuy vậy, theo một bài bình luận trên Washington Post, lục quân Hoa Kỳ đã dần dần không xem trọng vai trò của xe tăng trên chiến trường như trước đây. Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng quân sự cần phải được triển khai nhanh chóng ở một khoảng cách xa; và vì vậy những loại vũ khí khác như máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm và trong tương lai là máy bay không người lái, chính là những loại vũ khí cần phải được đầu tư. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)”

Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh

CINA_-_Lam_su_Tiananmen

Nguồn: Kevin McCauley, “Xi’s Military Reform Plan: Accelerating Construction of a Strong PLA”, China Brief, Vol. 14, Issue 23, December 5, 2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Kế hoạch cải cách quân đội của Chủ tịch nước và Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình, được công bố tại Phiên họp Toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) lần thứ 18 vào tháng 11/2013, sẽ được định hình trong những năm tới. Những cải cách có vẻ là đáng kể nhất trong ít nhất ba thập niên qua này giải quyết những vấn đề chính đang đòi hỏi giải pháp trước khi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể thực hiện được các mục tiêu hiện đại hóa quan trọng. Các mục tiêu này gồm cả việc tìm cách bỏ qua các lợi ích cá nhân và đạt được sự đồng thuận về các mục đích hiện đại hóa mà trước kia đã trì hoãn; đưa ra chỉ đạo ở cấp cao để đồng bộ hóa các thành phần khác biệt trong việc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tiêu chuẩn hoá C4ISTAR;[1] và tối ưu hóa cấu trúc lực lượng để đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Continue reading “Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh”

Chạy đua vũ trang (Arms race)

120113071752-korea-missile-display-story-top

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.

 Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, hiện tượng chạy đua vũ trang diễn ra là do các quốc gia tồn tại trong một môi trường vô chính phủ, không có bất kỳ một thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo sự tồn tại cho các quốc gia này. Vì thế mà mỗi quốc gia phải tự thân xây dựng lực lượng vũ trang để tự bảo vệ cho sự tồn tại của chính mình. Continue reading “Chạy đua vũ trang (Arms race)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/01/2015)

650x

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đối với một đất nước nơi các thông tin quốc phòng quan trọng ít được công bố rộng rãi, hoặc nếu đã công bố thì chứng tỏ các thông tin đó đã cũ hoặc đã “được phép tiết lộ”, thì việc theo dõi các diễn đàn mạng liên quan đến quốc phòng cũng là một chỉ dấu mang tính tham khảo nhất định. Việt Nam không phải ngoại lệ. Trong vòng nửa tháng trở lại đây, các diễn đàn trở nên “sôi động” khi có thông tin cho rằng quân đội Việt Nam đã lựa chọn xong ứng viên thay thế cho tiêm kích Mig-21 già cỗi, vốn đã từng là xương sống của Không quân trong kháng chiến chống Mỹ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/01/2015)”

#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản

623ad68754b08a9316ea3c84388b9ed17b82738e

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Two: Japan’s Military Doctrine, Expenditure and Power Projection”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 35-52.

Biên dịch: Đặng Thị Oanh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản 

Sự thay đổi các học thuyết và năng lực quân sự của Nhật Bản

Để đối phó với nhiều thách thức an ninh mà nước này phải đối mặt, Nhật Bản thấy rằng cần phải liên tục xem xét lại các học thuyết và năng lực quốc phòng của mình. Quá trình này đã bắt đầu từ cuối thời chính quyền Koizumi và vẫn tiếp diễn khi những người kế nhiệm ông nắm quyền. Nhật Bản đã đưa ra một bản Hướng dẫn chương trình quốc phòng (NDPG) sửa đổi vào tháng Mười Hai năm 2004, cùng với một bản Kế hoạch quốc phòng trung hạn (MTDP) mới cho giai đoạn 2005-2009 nhằm lên kế hoạch mua sắm quân sự dài hạn cho chính mình. Continue reading “#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản”

Đã tới lúc Việt Nam tìm đối tác an ninh?

1417444163

Tác giả: BBC Việt Ngữ

Liệu năm 2015 là năm Việt Nam có thể cân nhắc đổi mới chính sách ‘không liên kết’ của mình để tìm kiếm một đối tác giúp bảo đảm hữu hiệu hơn độc lập, chủ quyền và các quyền lợi quốc gia của mình trước kinh nghiệm Giàn khoan 981 từng diễn ra trong năm cũ?

Đó là một trong các chủ đề được các chuyên gia và nhà quan sát trong nước chia sẻ với BBC trong dịp đầu năm 2015 và bàn về nét mới trong chiến lược ngoại giao và an ninh ở khu vực của Việt Nam trong năm mới.

Hôm 02/01/2015, Giáo sư Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn đường lối chiến lược cho Bộ chính trị và Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận định về khả năng có giảm sóng gió hay không trên Biển Đông, sau cuộc căng thẳng giàn khoan Hải Dương 981 trong năm do Trung Quốc gây ra. Continue reading “Đã tới lúc Việt Nam tìm đối tác an ninh?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2014)

photo 1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương 

Tuần qua là một tuần không nhiều những thông tin quân sự nóng bỏng, tuy nhiên vẫn có nhiều những chuyển động đáng chú ý.

Kanwa Defense Review có một bài viết cho rằng, nếu Trung Quốc có thể tiến hành thành công dự án đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 001A của mình, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu một mẫu tàu sân bay tốt hơn so với Ấn Độ hay Nhật Bản. Lời khẳng định này được trích dẫn từ một viên chức cấp cao tại xưởng đóng tàu Giang Nam tại Thượng Hải, nơi được tin là đã tiến hành lễ khởi đóng tàu sân bay nội địa thứ 2 cho hải quân. Chiếc thứ nhất theo dự đoán đang được đóng tại Đại Liên. Các tướng lĩnh và học giả quốc phòng Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tàu sân bay trong chiến lược hải quân của nước này, và họ cho rằng hải quân cần phải sở hữu ít nhất ba tàu sân bay. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2014)”

Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản

_71892687_71892686

Nguồn: Christoper Hughes, “Chapter Four: Japan’s Military-Industrial Complex”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 67-78.

Biên dịch: Vũ Thị Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nền sản xuất quốc phòng của Nhật Bản và câu hỏi về sự trỗi dậy của một tổ hợp công nghiệp quân sự (military industrial complex – chỉ mối quan hệ về chính sách và tiền bạc giữa các chính trị gia, lực lượng quân đội và các nhà sản xuất vũ khí- NBT) ở nước này cần phải được nghiên cứu kỹ càng, bởi vì, như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, đây được coi là những thành tố then chốt của quá trình tái quân sự hoá. Cụ thể hơn, trong thời kỳ hậu chiến, chính phủ Nhật Bản đã có thể chứng tỏ rằng quốc gia này không hề thiết lập lại các mối liên hệ quân sự và công nghiệp vốn dẫn đến quá trình tập trung quân sự như trong thời kỳ trước chiến tranh. Nhật Bản cũng có khả năng duy trì một quan điểm quốc phòng có giới hạn do tính chất hạn chế của các hợp tác quân sự quốc phòng với Hoa Kỳ, cũng như các quy định cấm xuất khẩu vũ khí trong các năm 1967 và 1976.1 Vì vậy, bất cứ thay đổi nào trong nội bộ cấu trúc của nền sản xuất quốc phòng và những mối liên kết bên ngoài liên quan tới chuyển giao công nghệ và vũ khí quân sự cũng sẽ là những chỉ dấu quan trọng về một quá trình tái quân sự dài hạn. Continue reading “Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản”

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

china-us1

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?

Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương. Continue reading “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2014)

china-nuclear-fooprint-1024x682

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Những diễn biến chính của chuyển động quốc phòng khu vực trong tuần vừa qua tập trung chủ yếu xung quanh các quốc gia tại biển Đông.

Theo tờ Telegraph của Anh, Trung Quốc đã phát triển thành công một loại súng có khả năng bắn tia vi-ba (microwave) có khả năng được biên chế lắp đặt trên các tàu chiến hoặc tàu tuần tra của nước này. Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là làm nóng các phân tử nước ở dưới da, làm cho đối tượng bị bỏng và gây đau đớn dữ dội. Với tên gọi là Poly WB-1, loại súng bắn tia vi-ba này dựa trên nguyên tắc không gây chết người và có ưu điểm là không tạo ra thương tích lộ rõ ra bên ngoài, hạn chế những hình ảnh gây sốc nếu nó được sử dụng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2014)”

Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc

photo 3

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong suốt một thập kỷ vừa qua, các học giả, các nhà hoạch định chính sách và quan chức Trung Quốc đã tranh luận về năng lực và định hướng trong tương lai của quân đội nước này. Có hai trường phái, một trường phái cho rằng quân đội Trung Quốc nên phát triển tham vọng quân sự toàn cầu nhằm cạnh tranh với Hoa Kỳ. Trường phái khác lại cho rằng, mặc dù các hành động gây hấn đã và đang gia tăng trong những năm vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển quân đội nhằm mục tiêu ổn định nội bộ đất nước.

Continue reading “Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc”

Sự cáo chung của tổ hợp công nghiệp quân sự

F-35 production

Nguồn: William J. Lynn III, “The End of the Military-Industrial Complex”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec2014, pp. 104-110.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào cuối năm 2013, Google đã tuyên bố mua lại Boston Dynamics, một công ty cơ khí và rô-bốt được biết đến rộng rãi vì đã chế tạo nên BigDog, một loại rô-bốt bốn chân có thể hộ tống các binh sĩ tại những khu vực địa hình phức tạp. Dường như mọi sự chú ý sau đó đổ dồn vào gã khồng lồ Internet và câu hỏi khi nào thì tập đoàn này sẽ có thể bắt đầu chế tạo các loại rô-bốt. Tuy nhiên, tin tức tốt lành này của Google lại gây ra một mất mát rất lớn cho Bộ Quốc phòng. Mặc dù Google đã đồng ý tôn trọng các thoả thuận quốc phòng hiện có của Boston Dynamics, bao gồm các hợp đồng với Lục quân, Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, công ty đã ám chỉ rằng sẽ không tiếp tục theo đuổi thêm bất cứ một hợp đồng nào cho quân đội nữa. Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng Bộ Quốc phòng đã mất đi tính tiên phong của mình trong lĩnh vực rô-bốt tự động hoá, vốn đã từng hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Bộ trước đây.

Continue reading “Sự cáo chung của tổ hợp công nghiệp quân sự”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)

Chinese Carrier Battle Group

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua chứng kiến những chuyển động quân sự đáng chú ý. Theo một báo cáo của IHS Jane’s, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến hành một cuộc tập trận không-hải lớn tại Thái Bình Dương với máy bay và tàu chiến đi ngang qua khu vực phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Cuộc tập trận này bao gồm những phương tiện vũ khí hiện đại nhất của Hạm đội Đông Hải.  Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”

Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?

HQ183 Ho Chi Minh City Vietnam navy 2

Tác giả: Shang-su Wu | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Sự đầu tư đáng kể gần đây của Việt Nam vào khí tài quân sự là nhằm mục đích đối phó với một môi trường chiến lược đang biến chuyển. Nhưng liệu điều đó có tạo nên bất kỳ khác biệt đáng kể nào trong việc cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông hay không?

Trong mười năm qua, Việt Nam đặc biệt tập trung các khoản đầu tư quốc phòng vào năng lực không quân và hải quân, bao gồm việc mua máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Project 636, cùng với một số loại tên lửa và tàu nổi. Continue reading “Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?”

Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông

000_nic6161393_copy.si

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà

“Chiến tranh”, theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus, là “nguồn gốc của vạn vật”. Quan sát những sự kiện đẫm máu – và thực sự là man rợn – tại Trung Đông (nhất là tại Iraq và Syria), người ta có thể sẽ muốn đồng tình với câu nói trên, mặc dù những tư tưởng kiểu này có vẻ đã không còn chỗ trong thế giới quan hậu hiện đại của châu Âu ngày nay.

Những thắng lợi quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria không chỉ đang tạo ra một thảm họa nhân đạo mà còn đẩy các liên minh đang tồn tại trong khu vực vào trạng thái hỗn loạn, và thậm chí khiến người ta nghi ngờ về đường biên giới giữa các quốc gia này. Một trật tự Trung Đông mới đang nổi lên, khác biệt với trật tự cũ ở 2 điểm chủ yếu: vai trò lớn hơn của người Kurd và của Iran, và ảnh hưởng bị thu hẹp của các thế lực người Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực. Continue reading “Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông”