Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cho công luận biết rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

“Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên,” bà Thu Hằng phát biểu, theo truyền thông Việt Nam. Continue reading “Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế”

Dẫn độ là gì?

Nguồn: What is extradition?”, The Economist, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joaquín Guzmán Loera là một trùm ma túy người Mexico được biết đến với biệt danh El Chapo (Gã Lùn), người từng cầm đầu băng đảng tội phạm Sinaloa dẫn đến cái chết của hàng ngàn người ở quê nhà. Khi chính quyền Mexico bắt được Loera lần thứ ba vào năm 2016, sau khi anh ta đã vượt ngục hai lần trước đó, họ đã dẫn độ anh ta đến Hoa Kỳ. Kẻ được chính quyền Mỹ gọi là “tên buôn lậu ma túy khét tiếng nhất thế giới” đang bị xét xử tại một tòa án ở New York với các cáo buộc liên quan đến điều hành một tập đoàn tội phạm và có thể sống cả đời trong nhà tù Mỹ nếu bị kết án. Vậy dẫn độ là gì? Continue reading “Dẫn độ là gì?”

Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara Davenport

Tóm tắt: Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng – được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 – ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng. Continue reading “Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép

Tác giả: Khuất Duy Lê Minh

Ngày 18/08/2017, Ban hội thẩm vụ Việt Nam, Đài Loan kiện Indonesia về các biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt và thép đã ban hành Báo cáo, kết luận việc Indonesia áp thuế lên sản phẩm thép cán nhập khẩu theo Quy định số 137.1/PMK.011/2014 (Quy định 137) không phải là biện pháp tự vệ theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ, và việc áp thuế lên mặt hàng thép cán nhập khẩu có nguồn gốc từ tất cả các nước, loại trừ 120 nước được liệt kê theo Quy định 137, là trái với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được nêu trong Điều I.1 Hiệp định GATT 1994; Indonesia cần phải điều chỉnh để tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994.

Mặc dù theo kết luận của Ban hội thẩm, Indonesia đã vi phạm các nghĩa vụ thành viên WTO, nhưng những phân tích của Ban hội thẩm trong vụ kiện có thể có một số tranh luận về khía cạnh pháp lý. Continue reading “Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép”

Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Dẫn nhập

Từ ngày 21/08 đến ngày 27/08/2017 vừa qua, Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICA – International Court of Arbitration), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, đã mở phiên xét xử vụ tranh chấp: Công dân Vương quốc Hà Lan (gốc Việt), ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vụ kiện liên quan đến việc Việt Nam vi phạm Thỏa thuận giữa hai bên tại Singapore năm 2006 về việc Việt Nam bồi thường bằng tiền và trả lại tài sản mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã đầu tư theo quy định của Hiệp định Đầu tư Hà Lan – Việt Nam (10/3/1994) nhưng đã bị Chính phủ Việt Nam tịch thu trước đây. Continue reading “Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

vietnam-mar-del-2

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Bài viết phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, để nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, từ đó đúc rút những bài kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo được tốt hơn. Continue reading “Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng”

Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới

eu-1815

Nguồn: Akhiesh Pillalamarri, “The 5 Most Important Treaties in World History”, The National Interest, 12/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở đâu có nhà nước thì ở đó có các hiệp ước. Từ thời cổ đại, các hiệp ước đã trở thành một công cụ quan trọng của việc quản lý nhà nước và nền ngoại giao. Bởi vì các hiệp ước là những thỏa thuận giữa các nhà nước khác nhau, thường được đưa ra vào cuối một cuộc xung đột, nên chúng tái định hình sâu sắc các đường biên giới, các nền kinh tế, các liên minh và quan hệ quốc tế. Sau đây là năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử.

Hiệp ước Tordesillas (1494)

Hiệp ước Tordesillas, giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (thực ra là với một bộ phận của nước này, Vương quốc Castile), được Giáo hoàng dàn xếp và đã chia những vùng đất mới được thám hiểm bên ngoài châu Âu cho hai nước này theo một đường kinh tuyến chạy dọc qua phía đông Brazil hiện nay. Continue reading “Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”

Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông

Philippines-vs-China

Nguồn: Nguyễn Bá Sơn, “A New Legal Landscape in the South China Sea“, The Diplomat, 26/08/2016

Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Với phán quyết này, Philippines được đông đảo dư luận cho là đã giành thắng lợi hoàn toàn trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc miêu tả vụ kiện trọng tài này như một cuộc chiến trong đó có bên thắng bên thua làm giảm ý nghĩa của hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Một quan điểm như vậy cũng không phản ánh đúng tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, càng không hiểu được sự đóng góp của phán quyết đối với sự hợp tác trong tương lai vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Continue reading “Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông”

Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc

scs11

Nguồn: Jerome A. Cohen, “Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China”, East Asia Forum, 11/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Truyền thông quốc tế đã dồn sự chú ý vào phán quyết ngày 12/07/2016 vốn được mong đợi từ lâu trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Các chiến dịch tuyên truyền và vận động ngoại giao dồn dập vừa qua của Trung Quốc càng làm vụ kiện được chú ý hơn. Tranh chấp liên quan đến ít nhất 15 vấn đề, trong đó nhiều điểm mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng điểm cơ bản của vụ kiện – là phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines hay không – khá rõ ràng. Tuy vậy, dường như vẫn còn nhiều hiểu nhầm xung quanh vấn đề này.

Chúng ta nên hiểu rằng đây không phải là quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đặt tại La Haye như nhiều báo chí đưa tin. Cơ quan này hỗ trợ hành chính cho phiên tòa trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa trọng tài UNCLOS, bao gồm năm chuyên gia hàng đầu thế giới về luật biển. Continue reading “Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc”

Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA

pca2

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan

3 yêu cầu của Philippines

Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện ra trọng tài chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đưa ra Công hàm “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa” từ chối và trả lại bản Thông báo của Philippines, cũng như tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia vào tiến trình trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII CƯLB tiến trình trọng tài sẽ vẫn được tiếp tục và Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này. Continue reading “Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA”

Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?

pca

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến một số yêu sách của nước này trên Biển Đông. Kết quả vụ kiện sẽ có tác động quan trọng tới không chỉ hai nước mà còn cả tình hình tranh chấp Biển Đông và an ninh khu vực nói chung.

Sơ lược về vụ kiện

Vào ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA bằng cách gửi cho Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông. Vào ngày 19/02/2013, Bắc Kinh  đưa ra “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”, qua đó bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines, đồng nghĩa với việc từ chối tham gia quá trình trọng tài. Continue reading “Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế

11_piyONvK.

Nguồn: Francesca Maria Benvenuto, “Soupçons sur la Cour pénale internationale“, Le Monde diplomatic, 04/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Ngày 21/3/2016, Tòa án hình sự quốc tế đã tuyên cựu phó tổng thống Congo Jean‑Pierre Bemba là thủ phạm gây ra tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi. Nhưng đây mới là vụ xét xử thứ tư của tòa án này trong suốt 14 năm qua. Và những diễn biến của vụ xét xử cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo, mở ra từ đầu năm nay, đã làm tổn hại đến uy tín vốn đã mong manh của Tòa án này.

Ngày 28/1/2016, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đã vén màn cho vở kịch mới của mình: phiên tòa xử Laurent Gbagbo bắt đầu ở La Haye. Cựu tổng thống Bờ Biển Ngà bị cáo buộc phạm các tội ác chống nhân loại trong cuộc khủng hoảng hậu bầu cử năm 2010-2011. Ông ta đã bị triệu tập trước tòa cùng cựu bộ trưởng thanh niên của mình là Charles Blé Goudé. Ba ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng này.1 Đối với Tòa án hình sự quốc tế, đây là một “vụ việc có qui mô lớn”:2 ông Laurent Gbagbo là nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị triệu tập trước tòa án này. Continue reading “Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế”