Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)

Người dịch: Việt Xuân

TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP

Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.

Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?

Nguồn: Toru Takahashi, “Kim courts China but finds his economic muse in Vietnam“, Nikkei Asian Review, 24/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Chuỗi hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục trong tuần này với chuyến thăm thứ ba của ông tới Trung Quốc chỉ trong vòng mấy tháng. Nhưng khi Kim tóm tắt cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghe về hội nghị thượng đỉnh lịch sử của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm thú Bắc Kinh, các nhà phân tích không thể không nghe đâu đó tiếng vọng của một nhận xét mà ông đưa ra cách đây không lâu.

Ngồi trên băng ghế cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng Tư, Kim đã nói rằng Bình Nhưỡng nên đi theo mẫu hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Continue reading “Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

Cách mạng 4.0 và ngành may mặc các nước đang phát triển

Nguồn: Heshika Deegahawathura, “The Garment Industry’s Technology Challenge”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trong nhiều năm, các thảo luận về ngành may mặc toàn cầu đã bị chi phối bởi câu hỏi: Quần áo của bạn được sản xuất ở đâu và bởi ai? Nhưng ngày nay, có một câu hỏi phù hợp hơn: Quần áo của bạn được tạo ra như thế nào, và bằng cái gì?

Những gì bạn mặc sẽ đi theo xu hướng công nghệ cao, cho dù bạn có nhận ra hay không. Sau nhiều thập niên sản xuất dựa vào sức lao động của các công nhân ở Nam bán cầu, trí thông minh nhân tạo (AI) và robot đang thay thế con người tại các nhà máy. Nhưng, trong khi những thay đổi này sẽ mang lại lợi ích mới cho người tiêu dùng – chẳng hạn như giao hàng nhanh hơn và quần áo tùy chỉnh theo nhu cầu- chúng cũng sẽ đi kèm với các phí tổn. Những thay đổi đối với mô hình kinh doanh của ngành may mặc đang đe dọa sinh kế của hàng triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và cách những nền kinh tế này thích ứng với biến đổi sẽ có những tác động sâu rộng. Continue reading “Cách mạng 4.0 và ngành may mặc các nước đang phát triển”

Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế

Nguồn: Urs Rohner, “GDP Should Be Corrected, Not Replaced”, Project Syndicate, 17/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một phương thức đo lường không đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội, và do đó không nên là mối quan tâm duy nhất của các nhà làm chính sách. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức khả thi khác thay thế cho chỉ số GDP.

Một điểm thiếu sót khá rõ ràng của GDP là việc chỉ số này không tính đến giá trị của các công việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình. Quan trọng hơn nữa, việc gán một giá trị tiền tệ cho những hoạt động trên sẽ không giải quyết được một điểm yếu sâu sắc hơn của GDP: sự thiếu khả năng phản ánh đầy đủ trải nghiệm sống của từng thành viên trong xã hội. Tính thêm yếu tố công việc nội trợ sẽ làm GDP phình to, trong khi đó lại không tạo được khác biệt thực sự nào về mặt tiêu chuẩn sống. Và những phụ nữ cấu thành một phần đáng kể trong nhóm những người làm các công việc nội trợ sẽ tiếp tục được coi là những “tình nguyện viên”, thay vì là những nhân tố đóng góp thực sự cho nền kinh tế. Continue reading “Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế”

Liệu Karl Marx có còn hợp thời?

Nguồn: Peter Singer, “Is Marx Still Relevant?Project Syndicate, 01/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1949, khi những người cộng sản của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ 40 năm sau, ý nghĩa lịch sử của Karl Marx là vô cùng to lớn. Cứ mười người trên trái đất này thì gần bốn người sống dưới các chế độ tự nhận là Marxist, và ở nhiều nước chủ nghĩa Marx là ý thức hệ thống trị của cánh tả, trong khi các chính sách của cánh hữu thường được dựa trên cách chống lại chủ nghĩa Marx.

Tuy nhiên, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và các nước vệ tinh, ảnh hưởng của Marx đã xuống dốc. Đến dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx, ngày 5 tháng 5 năm 1818, có vẻ không phải là quá xa vời khi cho rằng các dự đoán của ông đã sai lầm, các lý thuyết của ông đã mất uy tín, và các tư tưởng của ông đã trở nên lạc lõng. Vậy tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến di sản của ông trong thế kỷ 21 này? Continue reading “Liệu Karl Marx có còn hợp thời?”

Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Potholes lie ahead for China’s Belt and Road Initiative in Vietnam”, VnExpress, 12/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam, vốn nằm trong phạm vi địa lý của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, có thể được hưởng lợi từ sáng kiến ​​này. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu xuất bản năm 2017 bởi Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ đô la. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là Việt Nam sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Do đó, Việt Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng mà Hà Nội muốn khai thác trong tương lai. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng”

Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng

Nguồn: Robert Daly & Matthew Rojansky, “China’s Global Dreams Give Its Neighbors Nightmares“, Foreign Affairs, 12/03/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Từ Nga đến Trung Á, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. 

Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ “điều khiển thế giới”. 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã bắt đầu.  Continue reading “Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng”

Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?

Nguồn: David Hutt, “Laos on a fast track to a China debt trap“, Asia Times, 28/03/2018.

Biên dịch: Anh Thư

Lào là một trong 8 quốc gia trên thế giới bị liệt vào “mối quan ngại đặc biệt” vì khủng hoảng nợ. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một cơ quan nghiên cứu về kinh tế có trụ sở ở Washington. Căn nguyên chính của mối quan ngại là các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia nhỏ bé này cho dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 6,7 tỷ USD mà Trung Quốc đang muốn biến thành một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Chi phí cho dự án này chiếm 1/4 giá trị GDP hiện nay của Lào. 1/3 trong số đó sẽ do công ty liên doanh Trung-Lào chi trả, trong đó, chính phủ Lào sẽ đóng góp khoảng 30%, tức khoảng 700 triệu USD. Thế nhưng, khoảng 480 triệu USD trong số đó lại là khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chỉ có khoảng 220 triệu USD còn lại là từ ngân sách Lào. Continue reading “Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?”

Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?

Tác giả: Sơ Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa lại gây sốc bằng việc viết lên Twitter “Các cuộc chiến thương mại là tốt, và dễ thắng”, sau hành động được coi là khơi mào tranh chấp thương mại của chính phủ Mỹ với mức thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu vào đầu tháng 3/2018. Trước đó, Mỹ đã đánh thuế lên máy giặt và pin mặt trời vào tháng 1/2018.

Những quan điểm về bảo hộ thương mại và chỉ trích nước ngoài đang hưởng lợi trên lưng nước Mỹ vốn không có gì mới, bởi lẽ ông Trump đã nói nhiều về các vấn đề này ngay từ khi vận động tranh cử. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, ông công khai “tuyên chiến” bằng việc sử dụng cụm từ “chiến tranh thương mại”. Continue reading “Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?”

Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin

Nguồn: Harold James, The Bitcoin Threat”, Project Syndicate, 02/02/2018.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính chất cực kỳ thiếu ổn định của đồng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đã trở thành mối đe dọa không chỉ với hệ thống tài chính quốc tế mà còn cả trật tự chính trị. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) mà các đồng tiền ảo đang dựa vào hứa hẹn một giải pháp thanh toán tốt hơn và an toàn hơn các phương pháp trước đây, và một số người tin rằng tiền mã hóa sẽ thay thế tiền điện tử trong các tài khoản ngân hàng truyền thống, cũng giống như việc chuyển tiền điện tử thay thế tiền giấy, hay tiền giấy thay thế vàng và bạc trong giao dịch trước đây.

Tuy nhiên những người khác thể hiện sự nghi ngại khá hợp lý rằng công nghệ mới này có thể bị thao túng hoặc lạm dụng. Tiền là một phần trong cơ cấu xã hội. Trong hầu hết lịch sử văn minh nhân loại, nó đã mang lại nền tảng cho sự tin tưởng giữa người dân với các chính phủ, và giữa các cá nhân thông qua việc trao đổi mua bán. Nó cũng gần như là một biểu hiện của chủ quyền, và các đồng tiền do các cá nhân phát hành là cực kỳ hiếm. Continue reading “Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin”

Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Nguồn: Matthew P. Goodman, Scott Miller & Amy Searight, “U.S. Economic Strategy in the Asia Pacific“, CSIS, 10/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu 

Tháng 1/2017, Ủy ban chiến lược kinh tế châu Á CSIS lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động. Báo cáo đó, mang tên Củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đã phác thảo các xu hướng kinh tế lớn định hình khu vực, biện luận ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề khu vực, và đặt ra một chiến lược toàn diện để đảm bảo thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.  Continue reading “Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”