Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam

baodientu.chinhphu.vn

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hồ Chí Minh (1890-1969) là người đã lãnh đạo phong trào dân tộc ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm, chiến đấu chống lại Nhật Bản, đế quốc Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa được Mỹ chống lưng. Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 cho tới khi qua đời.

Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, miền Trung Việt Nam. Nước Việt Nam lúc đó là một thuộc địa của Pháp, thường được gọi là Đông dương thuộc Pháp, đồng thời có một vị hoàng đế trị vì trên danh nghĩa. Cha của Hồ Chí Minh làm quan trong triều đình, nhưng bị cách chức vì chỉ trích thực dân Pháp. Continue reading “Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam”

Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất

Hirohito

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 16/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhật hoàng Hirohito (1901-1989) giữ ngôi Thiên Hoàng của Nhật Bản từ năm 1926 cho đến lúc chết. Vai trò của ông trong chính phủ Nhật thời kỳ Thế chiến thứ hai vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Hirohito sinh ngày 29 tháng 4 năm 1901 tại Tokyo, là con trai cả của Hoàng thái tử Yoshihito (Thiên hoàng Đại Chính). Cha của ông lên ngôi Thiên hoàng khi ông lên 11 tuổi.

Năm 1921, Hirohito viếng thăm Châu Âu trong sáu tháng. Ông là thành viên đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại. Năm 1924, ông kết hôn với công chúa Nagako và họ có với nhau bảy người con. Hirohito lên ngôi vua khi cha ông mất vào năm 1926 (lấy hiệu là Chiêu Hòa – ND). Continue reading “Hirohito – Vị Nhật hoàng trị vì lâu nhất”

Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc

Charles-Gordon

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Tướng Charles Gordon (1833-1885) trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Anh vì những chiến công tại Trung Quốc và sự hy sinh của ông khi bảo vệ Khartoum khỏi quân nổi dậy Sudan.

Charles Gordon sinh ngày 28 tháng 1 năm 1833, là con trai của một sĩ quan quân đội cấp cao. Năm 1852 ông được lệnh phục vụ trong binh đoàn Công binh Hoàng gia. Ông trở nên nổi bật trong cuộc Chiến tranh Crimea (1853-1856), và năm 1860, ông tình nguyện tham gia chiến tranh “Mũi tên” (còn có tên là Chiến tranh nha phiến lần hai) tại Trung Quốc. Tháng 5/1862, binh đoàn công binh của Gordon được phái đi để tăng cường trấn giữ trung tâm thương mại của Châu Âu tại Thương Hải trước sự uy hiếp của quân Thái Bình nổi dậy (chỉ quân của Thái Bình Thiên quốc – ND). Một năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của một lực lượng gồm 3.500 nông dân được huấn luyện để bảo vệ thành phố. Trong 18 tháng sau đó, quân lính của Gordon đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại các cuộc nổi dậy của quân Thái Bình. Continue reading “Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc”

Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh

6257423775_f3d8f800f0_z

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 14/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Che Guevara (1928-1967), người Argentina, là một nhà lãnh đạo cách mạng Cuba và một vị anh hùng cánh tả. Bức ảnh của ông do Alberto Korda chụp trở thành một hình ảnh biểu tượng của thế kỷ 20.

Ernesto Guevara de la Serna, được biết đến với tên gọi Che Guevara, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina trong một gia đình trung lưu. Ông theo học ngành dược tại Đại học Buenos Aires. Trong thời gian này ông đã thực hiện những chuyến hành trình đi khắp miền Nam và Trung Mỹ. Sự nghèo khổ và áp bức ở khắp nơi mà ông chứng kiến, cùng với niềm tin vào chủ nghĩa Marx đã thuyết phục ông rằng con đường duy nhất mà Nam Mỹ và Trung Mỹ phải đi là cách mạng vũ trang. Continue reading “Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh”

Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi”

1000509261001_2016050118001_Bio-Biography-Marcus-Garvey-SF

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Garvey (1887-1940) là một nhà dân tộc chủ nghĩa người Jamaica, người đã tạo dựng nên phong trào “Trở về Châu Phi” (Back to Africa) ở Hoa Kỳ. Ông trở thành một hình tượng truyền cảm hứng cho các nhà vận động nhân quyền sau này.

Marcus Garvey sinh ngày 17 tháng 9 năm 1887 tại Vịnh St Ann, Jamaica, là con út trong gia đình có 11 người con. Ông được thừa hưởng niềm đam mê đọc sách từ cha mình, một người thợ nề, và đã đọc hết tủ sách của gia đình. Ông rời trường học từ năm 14 tuổi và đi học nghề in. Tại đây ông dẫn đầu một cuộc đình công đòi tăng lương. Từ năm 1910 đến 1912, Garvey du hành qua miền Nam và Trung Mỹ và cả London. Continue reading “Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi””

Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc

king_george_vi

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George VI (1895-1952) lên ngôi vua một cách bất đắc dĩ bởi anh trai của ông là vua Edward VIII thoái vị năm 1936. George VI đã nỗ lực hết sức mình để gánh vác trọng trách bất ngờ này, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn của cuộc Thế chiến thứ hai.

Vua George VI sinh ngày 14 tháng 12 năm 1895 tại Norfolk, là con trai thứ của Công tước xứ York, người sau này trở thành vua George V. Ông được đặt tên thánh là Albert theo tên của cụ nội – Hoàng tử Albert. Năm 1909, ông theo học tại Học viện hải quân Dartmouth và gia nhập Hải quân Hoàng gia, tham gia chiến đấu trong trận Jutland trong Thế chiến thứ nhất – và sau đó ông chuyển sang lực lượng Không quân Hoàng gia. Năm 1920, ông được phong làm Công tước xứ York và bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hoàng gia. Năm 1923, ông kết hôn với Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái út của Bá tước thứ 14 xứ Strathmore. Họ có với nhau hai người con gái là Elizabeth và Margaret. Continue reading “Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc”

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Continue reading “Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan”

George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh

King-George-III-of-Englan-010

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George III (1738-1820) là người thứ ba của nhà Hanover làm vua của Vương quốc Anh. Dưới triều đại của ông, nước Anh để mất 13 thuộc địa ở Châu Mỹ, nhưng lại vươn lên thành cường quốc hàng đầu ở Châu Âu. Ông mắc chứng bệnh rối loạn thần kinh kinh niên, và từ năm 1810, con trai ông phải thay cha nhiếp chính.

George III sinh ngày 4 tháng 6 năm 1738 tại London, là con trai của Frederick – Hoàng tử xứ Wales và Augusta của xứ Saxe-Gotha. Khi cha ông mất năm 1751, ông trở thành người kế vị ngôi vương của ông nội là Vua George II và lên ngôi năm 1760. Ông là người đầu tiên của vương triều Hanover sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Năm 1761, George kết hôn với Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với 15 người con. Continue reading “George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh”

Charles de Gaulle – Cha đẻ nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp

18.06_general-de-gaulle-jeune_630x420_scalewidth_630

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

De Gaulle (1890-1970) là một vị tướng quân đội và một chính khách người Pháp. Ông lãnh đạo tổ chức chính trị lưu vong Pháp quốc Tự do trong Thế chiến thứ hai và thành lập nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp. Tư tưởng chính trị của ông với tên gọi “Chủ nghĩa Gaulle – Gaullism” có tầm ảnh hưởng to lớn với nền chính trị Pháp.

Charles de Gaulle sinh ngày 22 tháng 11 năm 1890 tại thành phố Lille và lớn lên tại Paris, nơi cha ông làm nghề giáo viên. De Gaulle chọn nghiệp quân sự và phục vụ xuất sắc trong quân đội trong Thế chiến thứ nhất. Continue reading “Charles de Gaulle – Cha đẻ nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp”

Benjamin Franklin – “Người Mỹ đầu tiên”

benjaminfranklin

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Franklin (1706-1790) là một chính khách, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà khoa học và sáng chế, một trong những người uyên bác và tài năng nhất nước Mỹ thuộc địa, và là một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến đấu giành độc lập của người Mỹ.

Benjamin Franklin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1706 tại Boston. Ông chỉ đến trường một thời gian ngắn, và sau đó ở nhà để giúp đỡ cha, một người thợ làm nến và xà phòng. Ông học nghề in từ anh trai, sau đó bắt đầu giấu tên viết bài cho tờ báo của anh mình. Một cuộc tranh cãi lớn nổ ra giữa hai anh em, và năm 1723 Franklin bỏ tới Philadelphia. Sau 18 tháng ở London, Franklin định cư tại Philadelphia và thành lập một nhà in riêng của mình. Ông mua lại tờ “Pennsylvania Gazette” và làm biên tập. Nó trở thành một trong những tờ báo lớn nhất tại nước Mỹ thuộc địa. Ông cũng viết và xuất bản cuốn “Niên giám của Richard tội nghiệp” (Poor Richard’s Almanack) – một cuốn tạp chí về thiên văn học. Continue reading “Benjamin Franklin – “Người Mỹ đầu tiên””

Anthony Eden – Thủ tướng thất bại về đối ngoại

p02g6y80

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eden (1897-1977) là một chính khách người Anh thuộc Đảng Bảo thủ, ba lần đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng Anh và trở thành thủ tướng năm 1955. Nhiệm kỳ thủ tướng của ông bị phủ bóng bởi Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez. Ông từ chức sau hơn 18 tháng nắm quyền.

Anthony Eden sinh ngày 12 tháng 6 năm 1897 tại Hạt Durham. Ông là con trai của một nam tước và được hưởng một nền giáo dục quý tộc điển hình thời vua Edward tại trường trung học Eton và Đại học Oxford. Sau những thành tích quân sự xuất sắc trong Thế chiến thứ nhất, ông trở thành thành viên nghị viện đại diện cho Warwick và Leamington năm 1923. Năm 1935, ông đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng ở độ tuổi còn rất trẻ – 38. Dù vậy, để phản đối chính sách thỏa hiệp với Đức của thủ tướng Neville Chamberlain, ông từ chức ba năm sau đó. Continue reading “Anthony Eden – Thủ tướng thất bại về đối ngoại”

Eleanor – Nữ hoàng quyền lực của Pháp và Anh

eleanorqueen-splsh

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eleanor (c.1122-1204) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thời kỳ Trung cổ. Xuất thân là nữ công tước xứ Aquitaine, bà được phong là hoàng hậu Pháp và sau đó là nữ hoàng Anh.

Eleanor là con gái cả của William, công tước thứ 10 của Aquitaine. Ngày sinh chính xác của bà không được ghi chép lại. Bà lớn lên tại một trong những triều đình Châu Âu giàu văn hóa nhất và được thừa hưởng một nền giáo dục toàn diện. Về sau bà trở thành người bảo trợ quan trọng cho các nhà thơ và nhà văn. Continue reading “Eleanor – Nữ hoàng quyền lực của Pháp và Anh”

Dwight Eisenhower – Vị tướng trở thành tổng thống Hoa Kỳ

1000509261001_2041163265001_Dwight-Eisenhower-Leading-America

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eisenhower (1890-1969) là Tư lệnh tối cao của quân Đồng minh tại Châu Âu trong Thế chiến thứ hai, và là tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

Dwight David Eisenhower, có biệt danh là “Ike”, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1890 tại Denison, Texas và lớn lên tại tiểu bang Kansas.

Eisenhower tốt nghiệp Học viện Quân sự tại West Point năm 1915. Ông phục vụ trong quân đội trong suốt hai thập niên 1920 và 1930, và làm nhiệm vụ tại Philippines trong những năm cuối thập niên 1930. Continue reading “Dwight Eisenhower – Vị tướng trở thành tổng thống Hoa Kỳ”

Edward III – Vị vua khởi đầu Chiến tranh trăm năm

King-Edward-III-humberpike

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Edward III (1312-1377) là vua của nước Anh trong 50 năm. Triều đại của ông chứng kiến khởi đầu của cuộc Chiến tranh trăm năm với Pháp.  

Edward sinh ngày 13 tháng 11 năm 1312 khoảng gần Windsor, là con trai của Vua Edward II và Isabella của Pháp, tuy vậy có rất ít thông tin về tuổi thơ của ông. Năm 1327, Edward lên ngôi sau khi vua cha bị phế truất bởi hoàng hậu và người tình của bà, Roger Mortimer. Một năm sau đó, Edward kết hôn với Philippa của Hainault – sau này họ có đến 13 người con. Isabella và Roger cùng nhiếp chính thay Edward cho đến năm 1330, khi ông cho hành hình Mortimer và lưu đày mẹ của mình. Continue reading “Edward III – Vị vua khởi đầu Chiến tranh trăm năm”

Karl Dönitz – Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc xã

karl-doenitz-large

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Dönitz (1891-1980) là một sĩ quan hải quân và là người sáng lập hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức trong Thế chiến thứ hai. Ông cũng kế nhiệm Hitler làm Tổng thống Đức trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến.

Karl Dönitz sinh ngày 16 tháng 9 năm 1891 gần Berlin và gia nhập Hải quân Đế quốc Đức năm 1911. Khi Adolf Hitler lên nắm quyền, Dönitz được giao xây dựng một hạm đội tàu ngầm U-boat mới, do ông từng là sĩ quan tàu ngầm trong Thế chiến thứ nhất. Ông được chỉ định là chỉ huy hạm đội và đã biến những chiếc tàu ngầm này thành một mối đe dọa thực sự cho nước Anh trong những năm đầu Thế chiến thứ hai. Đầu năm 1941, dưới sự chỉ huy của Dönitz, các tàu ngầm U-boat dàn quân theo đội hình “bầy sói”, có nghĩa là từng tốp tàu đi tuần tra theo hàng dài. Khi một tốp phát hiện thấy dấu hiệu của tàu hộ tống phe Đồng minh, các tốp khác sẽ cùng bao vây tấn công tàu hộ tống đó do áp đảo về số lượng. Continue reading “Karl Dönitz – Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc xã”

De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez

PANA.DELESSEPS

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

De Lesseps (1805-1894) là một nhà ngoại giao và quản lý hành chính người Pháp, người đã chỉ đạo việc xây dựng Kênh đào Suez.

Ferdinand de Lesseps sinh ngày 19 tháng 11 năm 1805 trong một gia đình người Pháp có truyền thống ngoại giao. Ông cũng theo nghiệp ngoại giao, và được bổ nhiệm công tác tại Tunisia và Ai Cập trong những nhiệm kỳ đầu. Tại Ai Cập, ông kết thân với Said Pasha, con trai của phó vương nước này. De Lesseps dần bị mê hoặc bởi nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông, cùng với sự lớn mạnh của giao thương ở Tây Âu. Sau nhiệm kỳ công tác tại Tây Ban Nha và Ý, năm 1849 ông từ chức vì một bất đồng với chính phủ Pháp. Năm 1854, Said Pasha trở thành tân phó vương của Ai Cập. De Lesseps lập tức quay trở lại Ai Cập. Tại đây ông được đón tiếp nồng hậu, và không lâu sau đó ông được cấp phép để bắt đầu xây dựng Kênh đào Suez. Cảm hứng của De Lesseps bắt nguồn từ việc Napoleon hủy bỏ các kế hoạch xây một kênh đào cho phép tàu thuyền có thể đi trực tiếp từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ để tới phương Đông, thay vì phải đi một chuyến hải trình dài vòng qua Châu Phi. Continue reading “De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez”

Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba

FidelCastro

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại phía đông nam tỉnh Oriente, Cuba. Ông là con trai của một chủ đồn điền mía đường. Castro theo học ngành luật tại Đại học La Habana. Ông dự định tham gia tranh cử vào năm 1952, tuy nhiên Tướng Fulgencio Batista đã lật đổ chính phủ và cuộc bầu cử bị hủy bỏ. Castro phủ nhận nền dân chủ và tuyên bố ủng hộ cách mạng vũ trang. Năm 1953, Castro và em trai là Raúl tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại Batista nhưng bất thành, do đó ông bị kết án 15 năm tù. Ông được trả tự do nhờ một lệnh ân xá và đến Mexico. Tại đây, ông liên kết với một người Argentina theo chủ nghĩa Marx – Ernest ‘Che’ Guevara. Continue reading “Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba”

Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại

Pompeo Batoni-925629

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 28/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cleopatra VII (c.69 – 30 TCN) là người cai trị cuối cùng của vương triều Ptolemy, bà trị vì Ai Cập từ năm 51 đến 30 TCN. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp của mình và mối tình với hai người đứng đầu La Mã: Caesar và Mark Antony.

Cleopatra sinh vào khoảng năm 69-68 TCN. Khi cha của bà là vua Ptolemy XII mất năm 51 TCN, Cleopatra và người em trai 10 tuổi Ptolemy XIII cùng trị vì đất nước. Họ kết hôn theo truyền thống của người Ai Cập. Dù sắc đẹp của bà là điều còn bàn cãi, Cleopatra là một phụ nữ thông minh và một chính khách sắc sảo – người đã mang lại thịnh vượng và hòa bình cho một đất nước từng bị phá sản và chia cắt bởi nội chiến. Continue reading “Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại”

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

3845406-3x2-940x627

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.[1]  

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập. Continue reading “Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc”

Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ

clarkson-medium

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clarkson (1760-1846) là một nhà hoạt động hàng đầu chống lại buôn bán nô lệ và vận động bãi bỏ chế độ nô lệ ở Anh và thuộc địa của Anh.

Thomas Clarkson sinh ngày 28 tháng 3 năm 1760 tại Wisbech, Cambridgeshire. Ông là con trai của một mục sư kiêm thầy giáo tại một trường dạy ngôn ngữ cổ (grammar school) ở địa phương.[1] Năm 1779, Clarkson theo học Đại học Cambridge. Ở đây ông đã giành giải nhất trong cuộc thi viết luận bằng tiếng Latinh, bàn luận về vấn đề liệu có hợp pháp không nếu ép người khác làm nô lệ trái với ý muốn của họ. Continue reading “Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ”