Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.” Continue reading “Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản”

Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật

japan-politics

Nguồn: Gerald Curtis, “Weak opposition is a cancer in Japan’s political system”, East Asia Forum, 18/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 40 năm kể từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã thống trị hệ thống đa đảng của Nhật Bản. Các đảng đối lập đã không thể thách thức thành công sự thống trị của LDP ở cấp quốc gia, nhưng các đảng này có tác động quan trọng đối với chính sách và hoạt động chính trị. Nhật Bản có một đảng thống  trị chứ không phải là một hệ thống độc đảng.

Phe đối lập đủ mạnh để ngăn chặn việc thông qua nhiều chính sách mà LDP đã đấu tranh quyết liệt – như sửa đổi hiến pháp, hỗ trợ tài chính của chính phủ cho đền thờ Yasukuni gây tranh cãi, và đưa giáo dục đạo đức thời tiền Thế chiến II quay trở lại. Sự ủng hộ rộng rãi của người dân đối với lập trường của Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) về  vấn đề tái vũ trang và bảo vệ các quyền tự do được ghi trong hiến pháp không cho phép LDP thực hiện được các chính sách quan trọng mà đảng này đưa ra trong cương lĩnh ban đầu của đảng vào năm 1955. Continue reading “Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật”

Tại sao người Nhật mê đọc sách?

japan-books

Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh

Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác. – Kaibara Ekken (1630-1714)

Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn. – Okakura Tenshin (1862-1913)

Tóm tắt

Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Continue reading “Tại sao người Nhật mê đọc sách?”

Vai trò các hùng phiên Tây Nam trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa

tokugawa

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực & Huỳnh Phương Anh

Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Thêm vào đó, Nhật Bản  đứng trước  nguy cơ bị các đế quốc phương Tây  thực dân hóa. Trước tình cảnh đó, việc lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa đã lỗi thời, thoát khỏi nguy cơ rơi vào ách nô lệ của các nước đế quốc và trở thành một nước tư bản hiện đại đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.

Trong công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa không thể không nói đến sự đóng góp của 4 han (phiên) lớn nhất nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản bao gồm Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen. Satsuma han (nay là Kagoshima ken) nằm ở cực nam của đảo Kyushu, Choshu han (nay là Yamaguchi ken) nằm ở phía nam đảo Honshu, Hizen (nay là Saga ken) nằm ở góc tây nam Kyushu và Tosa (nay là Kochi ken) nằm ở đảo Shikoku. Continue reading “Vai trò các hùng phiên Tây Nam trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa”

Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?

thaad

Nguồn: Richard Weitz, “Better THAAD than dead”, Project Syndicate, 10/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch phối hợp với quân đội Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến – có tên là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – trên lãnh thổ nước này. Quyết định này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gây nhiều tranh cãi, bị Trung Quốc và Nga phản đối, và một số nhà bình luận dự đoán đây sẽ là khởi đầu cho một “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

Nhưng Trung Quốc và Nga nên hoan nghênh THAAD vì nó sẽ khiến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản giảm nhu cầu theo đuổi các lựa chọn phòng vệ khác, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân. Continue reading “Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?”

Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản

japanaid

Nguồn: Purnendra Jain, “Japanese foreign aid: what’s in it for Japan?“, East Asia Forum, 21/07/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Viện trợ nước ngoài là một công cụ can dự quốc tế quan trọng trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặc dù Tokyo không còn là nhà tài trợ hàng đầu thế giới như những năm 1990, nhưng nước này vẫn đứng thứ tư thế giới vào năm 2015 với ngân sách viện trợ hàng năm gần 10 tỷ USD.

Không chỉ quy mô ngân sách viện trợ thay đổi mà cách suy nghĩ của Tokyo sau viện trợ nước ngoài cũng đã thay đổi. Trong những năm 1980, khi đó Nhật Bản trở thành một siêu cường về viện trợ, thì cũng là lúc những lời phê bình xuất hiện ở cả trong và ngoài nước về bản chất viện trợ “kiểu con buôn” của nước này. Tiền thường chảy vào tài khoản cá nhân của các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng ở châu Á và các dự án gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Continue reading “Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản”

Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện

Japan's Prime Minister Shinzo Abe, who is also leader of the ruling Liberal Democratic Party, smiles with party senior members as they put a rosette on the name of a candidate who is expected to win the upper house election in Tokyo, Japan

Nguồn: Purnendra Jain, “What’s next after Abe’s supermajority in the upper house”, East Asia Forum, 12/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền, Đảng Komeito, đã giành được 70 trong tổng số 121 ghế được bầu lại 3 năm một lần của thượng viện được tổ chức vào ngày Chủ nhật 10/7. Số ghế giành được ở thượng viện không chỉ nhiều hơn so với mục tiêu liên minh cầm quyền đã đề ra là 61 ghế, mà còn đem lại đa số hai phần ba tại thượng viện để có thể tiến hành sửa đổi hiến pháp nếu tính tới cả số ghế của các đảng ủng hộ sửa đổi khác.

Liên minh cầm quyền và các đối tác chính trị của họ cần 78 ghế để đạt đa số hai phần ba. Mặc dù họ chưa giành đủ con số 78, nhưng theo tính toán lại của tờ Yomiuri Shimbun, liên minh thực ra chỉ cần 75 ghế vì đã có 3 nghị sĩ độc lập có quan điểm ủng hộ sửa đổi hiến pháp không thuộc diện bầu lại lần này. Continue reading “Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện”

Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?

JP babies

Nguồn:Why the Japanese are having so few babies“, The Economist, 23/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 6/2014, một quan chức địa phương ở tỉnh Aichi đã đưa ra một đề nghị táo bạo. Tomonaga Osada gợi ý rằng các nhà chức trách có thể phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng trẻ, những người sau đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh. “Mưu đồ” không chính thống của ông được rất ít người ủng hộ, nhưng nó phản ánh một mối quan ngại chung về bối cảnh nhân khẩu học của Nhật Bản. Năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn rất nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số, được dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu người xuống còn khoảng 87 triệu người vào năm 2060. Tại sao những người trẻ Nhật Bản lại miễn cưỡng trong việc sinh con như vậy? Continue reading “Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?”

Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản

01-13-china-vs-japan

Nguồn: Liah Greenfeld, “The Roots of Chinese/Japanese Rivalry”, Project Syndicate, 24/09/2012.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt. Continue reading “Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản”

Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau

jap-vietcamranh

Nguồn: Nguyen Manh Hung, “Shared concerns about China bring Vietnam and Japan closer”, East Asia Forum, 02/06/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau ba tuần nhậm chức, vào ngày 22 tháng 04 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã được dẫn lời nói rằng Nhật Bản là “một trong những đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam”. Tầm quan trọng của quan hệ Việt-Nhật đối với hai bên đã được tăng cường do sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở châu Á.

Cơ sở cho sự hợp tác an ninh sâu rộng và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là mối quan ngại chung về tham vọng bành trước lãnh thổ của Trung Quốc. Sự áp đặt các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” chống lại quốc gia này. Chiến lược này dựa trên hai thành phần: một chính sách “ba không”, không căn cứ nước ngoài, không liên minh quân sự, không dùng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – nhằm xoa dịu nỗi sợ bị bao vây của Trung Quốc; và phần còn lại là những gì mà Hà Nội gọi là chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ” nhằm cân bằng lại áp lực từ Trung Quốc. Continue reading “Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16

ryukyu

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

1. Người ta từng biết Ryukyu là một “Vương quốc biển” (1), sớm có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỷ, từ năm 1372 đến 1570, Ryukyu đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán châu Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực. Trong khoảng thời gian đó, hàng trăm thuyền buôn từ Ryukyu đã đến các thương cảng Đông Nam Á như: Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java… Đồng thời, vương quốc này cũng cử nhiều đoàn thuyền đến giao thương với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những nguồn tư liệu viết về quan hệ quốc tế cũng như thương mại của Ryukyu hiện còn không nhiều và khá tản mạn. Trong số đó, những tài liệu văn bản bằng Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ là phong phú hơn cả. Continue reading “Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16”

Tác động của tình trạng suy giảm dân số ở Nhật Bản

elderly_2356880b

Nguồn: Shiro Armstrong, “The Consequences of Japan’s Shrinking”, East Asia Forum, 15/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân số Nhật Bản đang già hóa và suy giảm.

Dân số Nhật Bản đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2008. Với tỉ lệ sinh giảm xuống dưới 1,5 vào đầu thập niên 1990 và tiếp tục giảm xuống còn 1,29 vào năm 2004, dân số nước này đang suy giảm nhanh chóng. Hiện dân số Nhật đã ít hơn 1 triệu người so với năm 2008. Chính phủ nước này đang nhắm đến mục tiêu duy trì dân số trên mức 100 triệu người vào năm 2060.

Một vấn đề có lẽ còn nghiêm trọng hơn là tỷ lệ người già ở Nhật đang tăng nhanh chóng. Một phần ba dân số trên 60 tuổi và 12,5% trên 75 tuổi. Dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 1997 và theo một thống kê thì kể từ thời điểm đó đã giảm đi 9,7 triệu người. Những sự thật đó đều được thừa nhận nhưng hậu quả của nó thì vẫn chưa thể tiêu hóa hết. Những hậu quả đó vô cùng sâu sắc. Continue reading “Tác động của tình trạng suy giảm dân số ở Nhật Bản”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi

putinabe

Nguồn: James D. J. Brown & Andrei I. Kozinets, “Japan courts Russia at Sochi summit”, East Asia Forum, 18/05/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hai đặc điểm nổi bật nhất của chính sách đối ngoại Nhật Bản là sự cẩn trọng và quan hệ liên minh với Hoa Kỳ. Vì vậy quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Sochi tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 6 tháng Năm là một cử chỉ đáng chú ý. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Nga vẫn đang chịu lệnh cấm vận quốc tế và Hoa Kỳ tỏ rõ dự định duy trì chính sách cô lập đất nước này. Thật vậy, tháng Hai vừa qua Tổng thống Obama đã trực tiếp gọi điện cố thuyết phục ông Abe hủy chuyến thăm. Vậy nguyên nhân của bước đi táo bạo bất thường này là gì? Và nó có đáng giá hay không?

Dường như có hai lý do dẫn đến chuyến thăm. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là mong muốn của ông Abe đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã tồn tại dai dẳng và ký được hiệp ước hòa bình với Nga trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng. Continue reading “Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi”

Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni

yas_2093707b

Nguồn: Rana Mitter, “The Shadow from Yasukuni”, Project Syndicate, 14/08/2013.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền Yasukuni (năm 2013) đã gây tức giận cho Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời, không có gì bất ngờ khi nó đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp châu Á. Ngôi đền, nơi vinh danh hơn 1.000 tội phạm chiến tranh, những người đã tham gia cuộc chiến thảm khốc của Nhật ở châu Á, hiện nay vẫn là nơi thắp lửa cho phe cánh hữu Nhật Bản, những người kiên trì cho rằng cuộc chiến ở Châu Á của Nhật Bản là một cuộc chiến giải phóng chống lại chủ nghĩa đế quốc Phương Tây.

Tuyên bố này đặc biệt không có giá trị tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp từ cuộc xâm lược và chiếm đóng phần lớn Châu Á của Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn luôn có điểm mâu thuẫn trong các phản đối chính thức của Trung Quốc đối với các chuyến viếng thăm đền Yasukuni. Continue reading “Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni”

Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?

rakuten

Nguồn: Hiroshi Mikitani, “Japan’s New Business Language”, Project Syndicate, 21/04/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm năm trước, tôi đứng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước hàng ngàn người Nhật. Tôi nói với họ rằng từ đó trở đi, Rakuten – chợ trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản nơi tôi làm CEO – sẽ thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh bằng tiếng Anh, từ các cuộc họp chính thức tới thư điện tử nội bộ. Tôi vẫn nhớ vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt các thính giả.

Phản ứng của họ thật dễ hiểu. Chưa từng có một công ty lớn nào của Nhật Bản thay đổi ngôn ngữ chính thức của mình. Nhưng có một sự thật đơn giản rằng việc áp dụng tiếng Anh có tính chất sống còn đối với sức cạnh tranh dài hạn của các công ty Nhật Bản. Continue reading “Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?”