Thế giới hôm nay: 21/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thomas Cook, công ty lữ hành trọn gói lâu đời nhất thế giới, đang trên bờ vực phá sản. Hai chủ nợ chính của công ty là Royal Bank of Scotland và Lloyds đã đe dọa sẽ ngừng hỗ trợ nếu hãng không thể tìm được thêm 200 triệu bảng (250 triệu đô la) nguồn vốn, bên cạnh gói cứu trợ 900 triệu bảng đã được thỏa thuận vào tháng trước, để giúp hãng vượt qua mùa đông khắc nghiệt sắp tới.

Donald Trump đã công bố một vòng trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Iran và quỹ đầu tư quốc gia của nước này. “Hiện tại, chúng tôi đã cắt tất cả các nguồn vốn vào Iran”, ông Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết. Mỹ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi. Tehran phủ nhận mọi trách nhiệm và tuyên bố sẽ đáp trả hành động quân sự bằng một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/09/2019”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa

000_6E3W4

Nguồn: Bill Emmott, “Patriotism in the Age of Globalization,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Pháp, một đường đứt gãy mới trong chính trị đã hình thành giữa những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và những người yêu nước. Đây cũng là quan điểm của những người phản đối Liên minh châu Âu ở Anh và ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, ý kiến này chẳng những nguy hiểm mà còn sai.

Theo kết quả của vòng hai và vòng cuối cuộc bầu cử cấp vùng của Pháp hôm 13 tháng 12, quan điểm đó ít nhất cũng bị cử tri Pháp phản đối kịch liệt. Họ dành 73% số phiếu bầu cho các đối thủ của Mặt trận Quốc gia, và không cho phép đảng này giành bất cứ một thắng lợi nào. Continue reading “Chủ nghĩa yêu nước trong thời đại toàn cầu hóa”

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

4200

Nguồn: Bill Emmott, “Challenging China,” Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác. Continue reading “Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông”

Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?

leepic

Nguồn: Bill Emmott, “What Comes after Lee Kuan Yew?”, Project Syndicate, 25/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đều lo lắng về các di sản của họ. Lý Quang Diệu – người đã nắm quyền lãnh đạo Singapore trực tiếp hoặc gián tiếp hơn nửa thế kỷ và vẫn duy trì được ảnh hưởng cho đến khi qua đời ở tuổi 91 – có nhiều thời gian cầm quyền hơn hầu hết các nhà lãnh đạo khác để làm việc đó. Nhiều cuốn hồi ký đã chứng thực mối bận tâm của Lý Quang Diệu về di sản của mình, mặc dù thành công phi thường của Singapore dưới sự lãnh đạo của ông là minh chứng cho di sản đó. Thích ông hay không – và có nhiều người đã không thích ông – thì không ai có thể phủ nhận sự thịnh vượng và ổn định lâu dài và nổi bật của quốc gia-thành phố này.

Tuy nhiên, nỗ lực đưa vào những cuốn hồi ký của người đàn ông đã tự gọi mình là “Bộ trưởng Cố vấn” trong những năm gần đây cung cấp một đầu mối về mối quan tâm chủ yếu của Lý Quang Diệu. Di sản của ông về sự thành công trong quá khứ của Singapore có thể rõ ràng, nhưng còn tương lai thì sao? Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?”