“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực

janpan

Tác giả: Nguyễn Văn Bình

Sau sự bùng nổ những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát liên tục trong hai thập niên vừa qua với mức tiêu dùng yếu và tăng trưởng thấp bất chấp các nỗ lực liên tục của các chính quyền Nhật Bản kế tiếp nhau từ năm 1992 đến năm 2012 nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái. Khó khăn kinh tế cộng vởi tỉ lệ nợ công ngày càng cao (233% GDP năm 2012) và thảm họa kép động đất và hạt nhân vào năm 2011 đã khiến Nhật Bản ngày một lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng, tưởng chừng không lối thoát. Kinh tế trì trệ, cùng với cách xử lý thiếu quyết đoán của chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã khiến vị thế quốc tế của Nhật Bản suy giảm theo và tạo ra một tâm lý bi quan trong người dân nước này. Continue reading ““Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực”

Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong

AIIB

Nguồn: Tomoo Kikuchi & Takehiro Masutomo, “Japan should influence the Asian Infrastructure Investment Bank from within”, East Asia Forum, 18/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản nên nghiêm túc xem xét việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, bất chấp sự phản đối trong nước.

AIIB lần đầu tiên được đề xuất bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Và đến tháng 10 năm 2014, Bắc Kinh đã thu nạp được 21 thành viên sáng lập. Việc đàm phán chi tiết hơn về cơ cấu quản trị của Ngân hàng dự kiến sẽ được hoàn thành khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.

Một nhà cựu ngoại giao cấp cao của Nhật Bản dự đoán rằng AIIB có thể thất bại do các thể lệ kém và các dự án không sinh lời. Ông so sánh AIIB với các ngân hàng cho vay dưới chuẩn (subprime lender), cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp có kết quả hoạt động yếu kém nhưng có nhu cầu vốn cao. Continue reading “Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong”

Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á

0,,18332694_303,00

Nguồn: Christopher R. Hill, “Northeast Asia’s Shared Destiny”, Project Syndicate, 26/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc gặp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul vào tuần trước để bàn luận về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực, từ chống chủ nghĩa khủng bố đến ô nhiễm không khí, là cuộc họp đầu tiên của họ sau gần ba năm. Nhưng, ngoài việc đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ba bên vào “thời điểm thuận tiện sớm nhất”, vấn đề chủ chốt mà cả ba nước phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết: Liệu các nước này có thể giải quyết – hay ít nhất là tạm gác lại – những tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa họ để theo đuổi lợi ích chung hay không? Continue reading “Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản

610915599_o

Nguồn: Yuriko Koike, “Thomas Piketty’s Japanese Tour,” Project Syndicate, 01/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ 21) của Thomas Piketty đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật Bản 6 tháng sau khi tạo nên một làn sóng tranh luận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và các nước phát triển khác ở phương Tây đã làm cho các lập luận của Piketty có thêm những ý nghĩa độc đáo mới, giống như đã từng xảy ra với nhiều món hàng xuất khẩu khác của phương Tây sang đất nước này.

Luận đề cơ bản của Piketty cho rằng nhân tố hàng đầu làm bất bình đẳng gia tăng ở các nước phát triển là sự tích lũy của cải của những người vốn đã giàu có nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có mức độ bất bình đẳng thấp hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Thật vậy, dù từ lâu Nhật Bản đã là một cường quốc công nghiệp, nó vẫn thường được gọi là đất nước cộng sản thành công nhất thế giới. Continue reading “Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản”

Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản

f003d95e-8595-11e4-92f1-a804f84d4f9e_Japan_Election_Abe_TOK108--646x363

Nguồn: Brahma Chellaney, “Japan’s constitutional albatross”, Project Syndicate, 02/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lễ kỉ niệm 70 năm ngày Nhật Bản thất bại trong Thế Chiến thứ Hai đang đến gần và nó đã làm dấy lên nhiều tranh cãi – và cả những lời oán thán – về mối hận thù lịch sử đang được tái hiện lại ở Đông Á. Nhưng những căng thẳng gần đây ở khu vực có thể phần nào phản ánh một sự thiếu tiến triển trong một vấn đề khác không được lưu tâm: cái cách hiến pháp của Nhật Bản. Thật ra, ngay cả khi sự bất lực của Nhật Bản được thể hiện nổi bật trong việc hai con tin của nước này bị hành quyết bởi Nhà nước Hồi Giáo tự xưng, Nhật Bản vẫn chưa thông qua bất kỳ một sửa đổi nào đối với “hiến pháp hoà bình” mà lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã áp đặt tại nước này vào năm 1947. Continue reading “Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản”

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

Meiji.Genro

Tác giả: Trần Văn Thọ

Trước khúc ngoặt của lich sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tất nhiên tùy thuộc vào hành động của nhũng người có trách nhiệm. Dĩ nhiên tiên đề là phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt cảm nhận ngay được cái mới để từ bỏ nhanh những tư tưởng lỗi thời thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu. Continue reading “Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe

Part-HKG-Hkg10130888-1-1-0

Nguồn: Kazuhiko Togo, “Abe’s foreign and security policy agenda”, PacNet #91, 29/12/2014.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 của ông Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thể hiện sự âm thầm chuyển dịch quyền lực từ phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa (nationalist – right) sang các lực lượng trung dung tự do (liberal-center forces). Như Brad Glosserman đã chỉ ra, điều này được thể hiện trước tiên qua việc Đảng Komeito (Công minh) nổi lên tương đối, tăng 4 ghế lên tổng số 35, và LDP mất 3 ghế, còn lại tổng số 290 ghế trong liên minh cầm quyền. Continue reading “Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe”

Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”

Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?

949273-shinzo-abe

Nguồn: Yuriko Koike, “Four more years for Abe”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào tháng 12 do Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác trong liên minh cầm quyền là Đảng Công Minh đã giành thắng lợi với 326 ghế trong tổng số 475 ghế tại Quốc hội, tiếp tục chiếm đa số tại hạ viện. Đây được xem là một chiến thắng phi thường – điều mà nước Nhật chưa từng chứng kiến trong nhiều thập niên qua.

Các đảng đối lập của Nhật đã không đưa ra được lựa chọn có sức thuyết phục nào để thay thế các chính sách của Thủ tướng Abe. Trong khi đó, Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) từng nắm quyền lãnh đạo gần 3 năm trước thậm chí không có đủ ứng cử viên để tranh cử vào mỗi ghế trong quốc hội. Có lẽ con đường quay lại sân khấu chính trị của đảng này còn khá dài  và ảm đạm. Continue reading “Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?”

Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản

130723021713-abe-new-story-top

Nguồn: Shinzo Abe, “Japan’s Vote for Bold Reform”, Project Syndicate, 05/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với sứ mệnh to lớn được người dân Nhật Bản giao phó thể hiện qua số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 12 vừa rồi, khả năng hành động quyết đoán của chính phủ chúng tôi đã được tăng cường đáng kể. Thật vậy, giờ đây chúng tôi không chỉ có thẩm quyền để hành động mà còn nhận được một thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ cử tri rằng chúng tôi phải hành động như vậy.

Cụ thể, giờ đây chúng tôi có nhiệm vụ khởi động chương trình cải cách cơ cấu, thứ được thế giới biết đến như là “mũi tên thứ ba” của cái gọi là chính sách kinh tế “Abenomics.” Chính cải cách cơ cấu sẽ giải phóng khả năng cạnh tranh cũng như tính năng động vốn bị kìm hãm quá lâu của các doanh nghiệp và người dân Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản”

#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản

623ad68754b08a9316ea3c84388b9ed17b82738e

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Two: Japan’s Military Doctrine, Expenditure and Power Projection”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 35-52.

Biên dịch: Đặng Thị Oanh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản 

Sự thay đổi các học thuyết và năng lực quân sự của Nhật Bản

Để đối phó với nhiều thách thức an ninh mà nước này phải đối mặt, Nhật Bản thấy rằng cần phải liên tục xem xét lại các học thuyết và năng lực quốc phòng của mình. Quá trình này đã bắt đầu từ cuối thời chính quyền Koizumi và vẫn tiếp diễn khi những người kế nhiệm ông nắm quyền. Nhật Bản đã đưa ra một bản Hướng dẫn chương trình quốc phòng (NDPG) sửa đổi vào tháng Mười Hai năm 2004, cùng với một bản Kế hoạch quốc phòng trung hạn (MTDP) mới cho giai đoạn 2005-2009 nhằm lên kế hoạch mua sắm quân sự dài hạn cho chính mình. Continue reading “#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản”

Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản

_71892687_71892686

Nguồn: Christoper Hughes, “Chapter Four: Japan’s Military-Industrial Complex”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 67-78.

Biên dịch: Vũ Thị Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nền sản xuất quốc phòng của Nhật Bản và câu hỏi về sự trỗi dậy của một tổ hợp công nghiệp quân sự (military industrial complex – chỉ mối quan hệ về chính sách và tiền bạc giữa các chính trị gia, lực lượng quân đội và các nhà sản xuất vũ khí- NBT) ở nước này cần phải được nghiên cứu kỹ càng, bởi vì, như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, đây được coi là những thành tố then chốt của quá trình tái quân sự hoá. Cụ thể hơn, trong thời kỳ hậu chiến, chính phủ Nhật Bản đã có thể chứng tỏ rằng quốc gia này không hề thiết lập lại các mối liên hệ quân sự và công nghiệp vốn dẫn đến quá trình tập trung quân sự như trong thời kỳ trước chiến tranh. Nhật Bản cũng có khả năng duy trì một quan điểm quốc phòng có giới hạn do tính chất hạn chế của các hợp tác quân sự quốc phòng với Hoa Kỳ, cũng như các quy định cấm xuất khẩu vũ khí trong các năm 1967 và 1976.1 Vì vậy, bất cứ thay đổi nào trong nội bộ cấu trúc của nền sản xuất quốc phòng và những mối liên kết bên ngoài liên quan tới chuyển giao công nghệ và vũ khí quân sự cũng sẽ là những chỉ dấu quan trọng về một quá trình tái quân sự dài hạn. Continue reading “Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản”

Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ

141111211746-jinping-shinzo-abe-horizontal-gallery

Nguồn: Toshiya Takahashi, “Abe’s fraught choice between China and the conservatives,” East Asian Forum, 2/12/2014.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 là khoảng lặng tạm thời cho cả hai giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hai năm qua. Cuộc đối thoại này là kết quả của những nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương của hai chính phủ, tạm thời gác lại cả tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí tiếp tục quan hệ chiến lược, bắt đầu đàm phán về việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải và mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là thời khắc thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Shinzo Abe, nhưng tiến bộ thật sự trong quan hệ song phương là khó có thể xảy ra do tình hình chính trị trong nước của Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ”

Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

chinajapanfaceoff

Tác giả: Liu Jiangyong | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 2014 đánh dấu 120 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95) bùng nổ. Nhưng dù hai nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, ở Trung Quốc vẫn tồn tại một cảm giác bất an rằng những diễn biến và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản gần đây đã tạo ra tình cảnh tương tự như thập kỷ trước năm 1894.

Vào thời điểm nói trên, lấy cớ bảo vệ lãnh sự quán và kiều dân của mình, chính phủ Nhật Bản đã đem quân vào bán đảo Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Bốn năm trước đó, vào tháng 12 năm 1890, Thủ tướng Nhật Bản khi đó và là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Yamagata Aritomo, đã đưa ra bài phát biểu chính sách tuyên bố rằng có hai ranh giới cần phải được bảo vệ nếu Nhật Bản muốn có năng lực tự phòng thủ. Continue reading “Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến”

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

japan-emperor-hiorhito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình. Continue reading “Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”