Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch

Nguồn: Jane Caiin và Meredith Chen, “‘Never right’: why there’s a war of words over Beijing’s English translations,” SCMP, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị khiến việc dịch thuật trở nên rất khó, nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như đối tượng mục tiêu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Marco Rubio đã công khai bày tỏ sự không tin tưởng vào bản dịch tiếng Anh của Bắc Kinh đối với phát biểu của các quan chức Trung Quốc – nói rằng chúng “không bao giờ đúng.”

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ, người chủ trương đi theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã thúc giục các đồng nghiệp của mình xem bản gốc tiếng Trung của các tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra để hiểu chính xác hơn những gì đang diễn ra. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch”

Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?

Nguồn: Tra Văn, 查雯:美国“仁慈霸权”终结,东南亚国家会倒向中国吗?, Guancha, 26/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, Trump đã tập trung vào và phần nào hoàn thành ba nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại:

Đầu tiên, tháo gỡ các trách nhiệm và nghĩa vụ mà Mỹ đã đảm nhận đối với Ukraine, cải thiện quan hệ Mỹ-Nga và cuối cùng là đảm bảo rằng Mỹ rút khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như đảm bảo các lợi ích kinh tế của nước này trong quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Thành tựu tiêu biểu là việc ký kết Thỏa thuận Quỹ đầu tư tái thiết Mỹ – Ukraine. Continue reading “Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?”

Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping resuscitates Hu Jintao’s parting words,” Nikkei Asia, 29/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc đột nhiên nhấn mạnh đến việc hoạch định chính sách một cách “khoa học” và “dân chủ”?

Trong một động thái bất ngờ gây chấn động chính trị ở cả trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên định duy trì việc hoạch định chính sách một cách “khoa học,” “dân chủ,” và “dựa trên pháp luật.”

Tập, người đồng thời giữ chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu những lời này trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 15, một lộ trình kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2026-2030. Continue reading “Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’”

Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “Trump’s Attacks on Harvard Cause Alarm in China”, Foreign Policy, 27/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những mối lo ngại hiện nay về việc sinh viên làm gián điệp phần lớn là vô căn cứ.

Tiêu điểm tuần này: Sinh viên Trung Quốc bị cuốn vào cuộc đối đầu giữa Đại học Harvard với chính quyền Trump; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không tham dự diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á; Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nội địa.

Tổng thống Trump nhắm vào sinh viên quốc tế

Quyết định của chính quyền Trump hồi tuần trước nhằm ngăn Đại học Harvard tiếp nhận sinh viên quốc tế đã gây bàng hoàng ở Trung Quốc, nơi Harvard từ lâu có được vị thế gần như huyền thoại trong mắt các sinh viên đầy tham vọng và phụ huynh của họ. Hiện có 1,282 sinh viên Trung Quốc tại Harvard – chiếm khoảng 12,6% tổng số sinh viên quốc tế của trường. Tuy quy định mới đang được tạm hoãn theo lệnh của toà án nhưng theo đó, những sinh viên này sẽ buộc phải chuyển trường. Continue reading “Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc”

Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ

Nguồn: Isaac B. Kardon và Alexander Gabuev, “Trump’s Greenland Obsession Will Not Secure America”, Foreign Policy, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một trong những mối bận tâm thường xuyên nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu nhậm chức là mong muốn “có được Greenland”. Khi biện minh cho ý định cấp tiến này, tổng thống và các phụ tá đã viện dẫn sự cần thiết phải “đối trọng” với sự hợp tác ngày càng tăng ở Bắc Cực giữa các đối thủ quan trọng nhất của Mỹ — Nga và Trung Quốc.

“Các tàu của Nga có mặt khắp nơi. Các tàu của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Họ đang giong thuyền khắp Canada, họ đang giong thuyền ngay cạnh Greenland. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói đúng rằng sự hợp tác mở rộng giữa Bắc Kinh và Moscow ở vùng Cực Bắc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng việc kiểm soát mối đe dọa mới nổi này đối với Tây Bán cầu đòi hỏi Washington phải hợp tác với các đồng minh Bắc Cực của mình, chứ không phải xa lánh hoặc sáp nhập họ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược nên tập trung sự chú ý và nguồn lực của Mỹ vào vị trí của Mỹ ở Alaska, đặc biệt là gần eo biển Bering, vốn là điểm nút để Trung Quốc tiếp cận Bắc Băng Dương. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”

Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?

Nguồn:  David Santoro, “The End of Extended Deterrence in Asia?”, Foreign Affairs, 22/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong hơn 5 năm qua, các tàu của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông đã nhiều lần va chạm với tàu của Philippines, đôi khi dùng vòi rồng xịt nước và làm bị thương thủy thủ. Đáp lại, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon tới quốc đảo này vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho một đồng minh một vũ khí có tầm cỡ như vậy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc —và nó đã châm ngòi cho một cơn bão ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng việc triển khai vũ khí này “phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực, làm suy yếu lợi ích an ninh hợp pháp của các quốc gia khác và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình và phát triển của người dân”. Trung Quốc sẽ “không ngồi yên” nếu Philippines từ chối dỡ bỏ nó, bộ này nói thêm. Continue reading “Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?”

Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s drug czar plays outsized role in US tariff talks,” Nikkei Asia, 22/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức thuế trả đũa fentanyl 20% của Donald Trump gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Thỏa thuận đình chiến thuế quan kéo dài 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại sự giải thoát vô cùng cần thiết đối với nhiều công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà sản xuất vừa và nhỏ chuyên về những mặt hàng tương đối rẻ để xuất khẩu sang Mỹ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đã đồng ý tạm thời giảm 115% thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày, chấm dứt tình trạng leo thang thuế quan ăn miếng trả miếng đã làm thị trường toàn cầu phải chao đảo. Continue reading “Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ”

Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?

Nguồn:  Bonny Lin, John Culver, và Brian Hart, “The Risk of War in the Taiwan Strait Is High—and Getting Higher”, Foreign Affairs, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nỗi lo của Bắc Kinh về tương lai có thể sớm dẫn đến một tính toán sai lầm chết người.

Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Ngay cả trước khi Đài Loan bầu ông Lại Thanh Đức làm tổng thống vào tháng 1 năm 2024, Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối ông, gọi ông là “kẻ ly khai” và “kẻ gây chiến”. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc công kích bằng lời lẽ: vào giữa tháng 3, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi ông Lại là “kẻ phá hoại hòa bình eo biển” và cáo buộc ông đẩy Đài Loan đến “bờ vực chiến tranh nguy hiểm”. Hai tuần sau, khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lan truyền các hình ảnh biếm họa mô tả ông Lại như một con côn trùng. Còn có một hình ảnh còn vẽ đôi đũa gắp “ký sinh trùng” Lại ra khỏi một Đài Loan đang bốc cháy. Continue reading “Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?”

Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s basketball buddy at center of US trade talks,” Nikkei Asia, 15/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong sẽ bị thử thách trong thời gian “đình chiến” 90 ngày.

Người bạn cùng chơi bóng rổ thời xưa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày.

Với tư cách là ông trùm kinh tế Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người đồng thời là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 10-11/05. Continue reading “Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ”

Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ

Nguồn:  Heidi Crebo-Rediker, “America’s Most Dangerous Dependence”, Foreign Affairs, 07/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Washington cần đảm bảo nguồn cung khoáng sản quan trọng mà Trung Quốc không kiểm soát

Trước thềm Thế chiến II, Mỹ đã trở nên quá phụ thuộc đến mức nguy hiểm vào nguồn nhập khẩu khoáng sản và kim loại quan trọng từ nước ngoài – mặc dù các quan chức đã cảnh báo về sự mong manh của chuỗi cung ứng này cả thập kỷ trước đó. Quốc hội đã thông qua đạo luật thành lập Kho Dự trữ Quốc phòng vào năm 1939. Nhưng khi Mỹ bước vào chiến tranh một năm sau, quy mô và tính cấp bách của nhu cầu quốc phòng ngay lập tức đã vượt xa đáng kể năng lực khai thác và sản xuất trong nước, cũng như kho dự trữ vũ khí mới. Continue reading “Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ”

Sự kết hợp đáng sợ của quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước

Nguồn: Ian Bremmer, “The Technopolar Paradox,” Foreign Affairs, 13/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 2/2022, trong lúc lực lượng Nga tiến vào Kyiv, chính phủ Ukraine đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: vì mạng lưới Internet và truyền thông của nước này đã bị tấn công, nên quân đội và các nhà lãnh đạo sẽ sớm bị ngắt liên lạc. Nhưng Elon Musk – người đứng đầu trên thực tế của Tesla, SpaceX, X (trước đây là Twitter), xAI, Boring Company, và Neuralink – đã vào cuộc. Chỉ trong vài ngày, SpaceX đã triển khai hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine và kích hoạt dịch vụ Internet vệ tinh miễn phí. Bằng việc duy trì kết nối trực tuyến cho Ukraine, Musk đã được ngợi ca như một anh hùng. Continue reading “Sự kết hợp đáng sợ của quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước”

Trung Quốc sẽ gia tăng đối đầu quân sự với Mỹ?

Nguồn: Triệu Thông (Tong Zhao), “Will China Escalate?,” Foreign Affairs, 02/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự ổn định ngắn hạn, nguy cơ khủng hoảng quân sự đang gia tăng.

Năm 2021, tại cuộc họp đầu tiên đầy căng thẳng giữa các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và những người đồng cấp của họ trong chính quyền Biden, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, Dương Khiết Trì, đã tuyên bố rằng Mỹ không còn có thể “nói chuyện với Trung Quốc từ vị thế của kẻ mạnh.” Tuyên bố này – có lẽ khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan bối rối – đã cho thấy rõ quan điểm chiến lược của Trung Quốc. Trong bốn năm qua, Bắc Kinh hành động dựa trên giả định rằng đang có một sự thay đổi sâu sắc trong cán cân quyền lực giữa hai nước. Các nhà chiến lược Trung Quốc nhận thấy “điểm yếu chiến lược” kéo dài hàng thập kỷ của đất nước họ trong cuộc cạnh tranh với Mỹ đã biến mất, nhờ vào những tiến bộ ổn định trong năng lực công nghiệp, công nghệ, và quân sự của Trung Quốc và sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế của nước này. Tiến trình này theo đó mở ra cái mà Bắc Kinh gọi là “bế tắc chiến lược” với Mỹ, trong đó hai bên hiện sở hữu sức mạnh tương đương. Continue reading “Trung Quốc sẽ gia tăng đối đầu quân sự với Mỹ?”

Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc

Nguồn: Joe Leahy, “China’s diplomatic charm offensive,” Financial Times, 06/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đi khắp thế giới để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời củng cố thị trường xuất khẩu khi thặng dư thương mại của nước này tăng lên.

Sau khi Trung Quốc đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một số thành viên của Nghị viện châu Âu vào tuần trước, chính phủ nước này đã nói rất rõ rằng họ không chỉ quyết định chơi đẹp.

Bắc Kinh đã nhấn mạnh cái giá phải trả để dỡ bỏ lệnh trừng phạt – vốn được áp dụng cách đây bốn năm trong một cuộc tranh chấp xoay quanh cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương – là sự hợp tác với Trung Quốc về thương mại. Continue reading “Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc”

Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức

Nguồn: Ray Wang, “Washington May Regret Overextended AI Chip Controls,” Foreign Policy, 30/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những hạn chế ngày càng thắt chặt đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc.

Ngày 15/04 vừa qua, nhà sản xuất chip Mỹ Nvidia đã công bố một hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, trong đó cho biết chính phủ đã hạn chế công ty bán bộ xử lý đồ họa (GPU) kém tiên tiến hơn của mình – H20 – cho Trung Quốc. Theo hồ sơ, Nvidia được yêu cầu phải xin giấy phép từ Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ trước khi bán H20 và bất kỳ chip nào khác “có băng thông bộ nhớ, băng thông kết nối, hoặc cả hai tính năng này, tương đương với H20” cho Trung Quốc. Continue reading “Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức”

Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan

Nguồn: James Palmer, “The Pentagon Fixates on War Over Taiwan”, Foreign Policy, 06/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giữa lúc giới lãnh đạo quân sự Mỹ lo ngại về Trung Quốc, Tổng thống Trump lại xem nhẹ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiêu điểm tuần này: Quân đội Mỹ ưu tiên ngăn chặn một cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan; Điện Kremlin xác nhận về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Bắc Kinh xem xét việc đàm phán về fentanyl với Washington như một giải pháp hạ nhiệt thuế quan.

Lầu Năm Góc chú tâm đến kịch bản xung đột ở Đài Loan

Bộ Quốc Phòng Mỹ đang ngày càng chú tâm hơn đến một cuộc xung đột giả định với Trung Quốc – cùng lúc khi các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm suy yếu các liên minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan”

Thanh trừng trong quân đội Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How China’s military mystery can spill into Taiwan strategy,” Nikkei Asia, 01/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chuyên gia về Đài Loan đã bất ngờ biến mất khi Tập giải quyết cuộc thương chiến với Trump.

Trong lúc Tập Cận Bình tham gia vào cuộc thương chiến ăn miếng trả miếng với Donald Trump, vốn đang leo thang nhanh hơn dự kiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh dữ dội bên trong Quân Giải phóng Nhân dân, một cuộc đấu tranh có thể còn nghiêm trọng và phức tạp hơn cuộc đối đầu Trung-Mỹ. Continue reading “Thanh trừng trong quân đội Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề Đài Loan”

Trung Quốc đã tự trang bị vũ khí cho thương chiến như thế nào?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “How China Armed Itself for the Trade War,” Foreign Affairs, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách tiếp cận rủi ro cao của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu kinh tế với Washington.

Làm thế nào mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lại lao vào một cuộc thương chiến mà không bên nào thực sự mong muốn và phần còn lại của thế giới thì không thể gánh chịu nổi? Sau buổi lễ “Ngày giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 02/04, trong đó ông công bố các mức thuế khác nhau đối với tất cả các đối tác thương mại của Washington, Mỹ và Trung Quốc đã phát động một số vòng leo thang trả đũa, đẩy mức thuế quan giữa hai nước lên mức cao ngất ngưởng. Đến ngày 11/04, mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã lên tới 145%, trong khi hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc bị đánh thuế 125%. Trừ phi hai nước đưa ra các miễn trừ rộng rãi, thì 700 tỷ đô la thương mại song phương hàng năm giữa họ có thể giảm tới 80% chỉ trong vòng hai năm tới. Các thị trường đã phản ứng tiêu cực với cuộc thương chiến đang rình rập, trong khi nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích phải chật vật tìm cách giải thích những gì chính quyền Trump đang cố gắng đạt được. Continue reading “Trung Quốc đã tự trang bị vũ khí cho thương chiến như thế nào?”

Một số động thái liên quan đến thuế quan Mỹ – Trung dù không có đàm phán

Nguồn: James Palmer, “No Talk, but Some Action on U.S.-China Tariffs”, Foreign Policy, 29/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh bác bỏ tuyên bố của ông Trump về các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai nước.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra phát ngôn mơ hồ về các cuộc đàm phán thuế quan với Trung Quốc; Giá thực phẩm ở Trung Quốc có thể tăng do thương chiến; Hạn chế mới của Mỹ đối với chip tác động đến cả những công nghệ kém tiên tiến hơn (so với trước đây), trong đó có dòng chip H20 của Nvidia. Continue reading “Một số động thái liên quan đến thuế quan Mỹ – Trung dù không có đàm phán”