Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Continue reading “Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin”

Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán[1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là “Chữ Thánh hiền” và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật: Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm (ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói), thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý (ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói), mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một “thế giới ngôn ngữ” riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại. Continue reading “Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?”

Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Shanghai lockdown affects Xi’s plans to promote allies,” Nikkei Asia, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.

Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở. Continue reading “Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập”

Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon

Nguồn:China: Diese Inselgruppe könnte die Machtverhältnisse im Pazifik neu ordnen”, WELT, 29/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương. Một thỏa thuận an ninh đã được lên kế hoạch với Quần đảo Solomon hiện đang đặt các cường quốc xung quanh là Australia và New Zealand trong tình trạng báo động. Đơn giản vì khu vực này cũng có tầm quan trọng lớn đối với phương Tây.

Trong những ngày qua một số tài liệu đã được công khai khiến hai nước New Zealand và Australia không khỏi lo lắng. Theo tài liệu này thì Quần đảo Solomon, một nhóm các đảo ở Thái Bình Dương gần hai nước nói trên, đang thực hiện một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Continue reading “Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon”

Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Xi’s pro-Russia stance rooted in fear of Gorbachev model, Nikkei Asia, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ràng buộc với Moscow, một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ sẽ xuất hiện.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kiên trì giữ lập trường thân thiện với Nga, bất chấp các hành động tàn sát ở Ukraine?

Chìa khóa để hóa giải bí ẩn này có thể nằm trong nhận xét của ông từ 10 năm trước.

Tháng 12/2012, chỉ vài tuần sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập nói rằng Trung Quốc cần phải rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô. Continue reading “Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev”

Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh

Nguồn: Ryotaro Yamada (phỏng vấn), China to become more aggressive before peaking: Michael Beckley, Nikkei Asia, 20/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, giáo sư Michael Beckley của Đại học Tufts cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bước vào thời kỳ suy yếu do dân số già và thiếu thốn tài nguyên, lập luận rằng nước này có nguy cơ trở nên hung hăng đối với những quốc gia khác trong quá trình gấp rút đạt được các mục tiêu kinh tế và ngoại giao.

Ông cảnh báo các nước láng giềng nên cảnh giác với một cường quốc đang trỗi dậy bất ngờ trì trệ và trở nên hống hách, một tình huống mà ông gọi là “bẫy đỉnh quyền lực” (peak power trap).

Gần đây, Beckley, người cũng là nghiên cứu viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia ngoại giao Washington khi thảo luận về “Hồi kết cho Sự Trỗi dậy của Trung Quốc” (The End of China’s Rise) trên các tạp chí đối ngoại và nhiều ấn phẩm khác của Mỹ. Continue reading “Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh”

Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập

Tác giả: Tiểu Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay Bắc Kinh vẫn chưa nghiêm chỉnh biểu thị thái độ đối với vấn đề Nga xâm lược Ukraine. Ông Hồ Vỹ (Hu Wei), học giả Trung Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách công thuộc Phòng Tham sự Quốc vụ Viện Trung Quốc đã viết bài đăng trên mạng “Ấn tượng Trung-Mỹ” của Trung tâm Carter, một tổ chức phi lợi nhuận do cựu Tổng thống Mỹ Carter sáng lập. Bài báo nhắc nhở chính quyền Trung Quốc không được trói mình vào cùng Putin, mà phải nhanh chóng cắt rời, nếu không sẽ bị Mỹ và phương Tây bủa vây, vì thế mà càng bị cô lập. Hồ Vỹ nhấn mạnh ông lấy danh nghĩa cá nhân học giả để khách quan phân tích hậu quả có thể có của cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, và đề ra đối sách nhằm cung cấp cho tầng lớp quyết sách tối cao Trung Quốc tham khảo và nghiên cứu dự báo tình hình. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập”

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Sơn

Việc vừa qua phía Trung Quốc tập trận xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng vào thời điểm đang diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở Đông Âu đã gây ra những tranh luận và suy luận trong nội bộ nhiều người Việt Nam. Ngày 07/03/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã phải có phản ứng về vấn đề này. Không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nhưng do có một thời gian được tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ nên tôi muốn được chia sẻ đôi điều suy nghĩ của mình. Mong rằng sẽ không ai cho là “múa rìu qua mắt thợ”. Continue reading “TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông”

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Less Xi, more Li in China policy speech, Nikkei Asia, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Continue reading “Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc”

Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?

Nguồn: Paul Krugman, Why China Can’t Bail Out Putin’s Economy, New York Times, 07/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một “siêu cường giả”, có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính. Continue reading “Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?”

Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette và Bonny Lin, China’s Ukraine Crisis, Foreign Affairs, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập được gì — và mất gì — từ việc hậu thuẫn cho Putin?

Khủng hoảng Ukraine chủ yếu là cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, còn có một người chơi khác đang lúng túng bên lề: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng duy trì thế cân bằng trong vấn đề Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi rằng chính sự bành trướng của NATO đã gây ra khủng hoảng, và cáo buộc rằng những dự đoán của Mỹ về một cuộc xâm lược chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao thay cho chiến tranh.

Nếu Bắc Kinh biết chơi đúng cách, họ sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo kinh tế của mình, và tránh được hệ quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lên Moscow – cùng lúc đó ngăn cản quan hệ với Mỹ xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đạt được bất kỳ một trong những mục tiêu này là khả thi, còn đạt được tất cả lại là điều bất khả. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Đài Loan: một di sản đáng tiếc

Di sản rắc rối nhất trong chính sách ngoại giao Trung Quốc của Nixon và Kissinger là Đài Loan. Riêng về vấn đề này, các chuyến đi của Nixon và Kissinger đã bị soi xét kỹ lưỡng ở Mỹ, không phải vì những gì chúng thu được, mà vì những gì chúng có thể đã đánh mất một cách ngây thơ.

Trong hồi ký của mình, Kissinger khẳng định rằng Đài Loan hầu như không xuất hiện trong cuộc trò chuyện của ông với Thủ tướng Chu Ân Lai. Hồ sơ giải mật về cuộc trò chuyện của họ lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác – rằng ngay từ đầu, Chu đã không ngừng ép Kissinger phải từ bỏ Đài Loan. Nếu không có một dàn xếp về Đài Loan, Chu nói rõ, sẽ không có hòa giải với Mỹ. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”