Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc

Nguồn: Dylan MH Loh, “The power and limits of China’s ‘mask diplomacy”, East Asia Forum, 22/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc. Continue reading “Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc”

Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Nguồn:  Aaron L. Friedberg, “The United States Needs to Reshape Global Supply Chains”, Foreign Policy, 08/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chính sách của Hoa Kỳ cần phải định hình lại quá trình toàn cầu hóa để làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những mối nguy của việc năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi nguồn cung đến từ một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Những nỗ lực của các công ty Mỹ nhằm mở rộng sản xuất máy trợ thở trở nên khó khăn do phải nhập các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc và các nơi khác. Các lệnh hạn chế xuất khẩu do Bắc Kinh đặt ra đã khiến nhân viên y tế trên khắp thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang và mặt nạ do chúng phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Việc các mặt hàng thiết yếu do các công ty Mỹ sản xuất nhưng lại dựa vào nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc chính là một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những mặt trái tiềm tàng của toàn cầu hóa. Continue reading “Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?”

Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?

Nguồn: America’s latest salvo against Huawei is aimed at chipmaking in China“, The Economist, 22/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Mỹ đã trừng phạt Huawei không chỉ vì một số chính trị gia của họ sợ công ty thiết bị mạng khổng lồ này của Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo ở Bắc Kinh nghe lén các liên lạc của khách hàng. Công ty này, người đi đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông 5G của tương lai, cũng tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump không thích nó một chút nào. William Barr, tổng chưởng lý của ông, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ “phải từ bỏ vị trí dẫn đầu” cho Trung Quốc nếu không thể “chặn bước Huawei” trên con trường thống trị 5G.

Một nỗ lực như vậy trước đây, cấm bán linh kiện do Mỹ sản xuất cho Huawei, bao gồm cả các chip (bộ vi xử lý) tiên tiến mà Huawei cần, không phải là đòn nốc-ao mà Nhà Trắng hy vọng thành công. Các nhà sản xuất chip vẫn có thể tiếp tục bán chip cho Huawei từ các nhà máy bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, vào ngày 15 tháng 5, chính quyền Trump đã mở rộng các hạn chế từ chip sang các công cụ được sử dụng để sản xuất chip, trong đó phần nhiều đến từ Mỹ. Nếu các nhà sản xuất chip lớn, như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ không còn có thể chế tạo các con chip theo thiết kế của Huawei ở bất cứ đâu trên thế giới. Continue reading “Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?”

Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ

Tác giả: Wang Jisi (Vương Tập Tư) ~ Giới thiệu: Minh Anh

Dịch COVID-19 đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào một giai đoạn tồi tệ mới. Quan hệ thương mại song phương trên đà suy thoái, rơi vào trạng thái dường như đóng băng; sự thiếu hụt lòng tin chiến lược ngày càng nghiêm trọng; bầu không khí giữa hai bên ngột ngạt chưa từng có.

Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền. Continue reading “Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ”

‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà Trung Quốc Học nào không đọc: Science and Civilisation in China (Khoa học và văn minh tại Trung Quốc). Bộ sách này thường được người TQ nhắc tới do Needham từng đưa ra một câu hỏi làm đau đầu nhiều thế hệ nhà khoa học TQ nhiều năm qua và cho tới nay vẫn chưa ai tìm được lời giải đáp hợp lý nhất.

Bộ Bách khoa Toàn thư 27 tập Science and Civilisation in China do nhà khoa học kiêm sử gia Needham đề xuất và biên tập từng được Ủy ban Thư viện hiện đại (Modern Library Board) bình chọn đưa vào Danh sách 100 bộ sách phi tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Năm 1954, Needham cùng một nhóm người khác có sáng kiến làm một dự án nghiên cứukhoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh TQ cổ đại. Các tác giả dự án này đã biên soạn một loạt sách liên quan và đượcNhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản. Continue reading “‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu

Nguồn: Ian Buruma, “Confronting China“, Project Syndicate, 11/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thay vì sử dụng tất cả các quyền lực của chính phủ liên bang để hạn chế sự tàn phá của COVID-19, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá vào việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. Các chuyên gia đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu Hoa Kỳ thực sự có ý định đối đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu thì Trump đang làm hỏng nỗ lực đó một cách tồi tệ.

Khi chính phủ Trung Quốc đang gửi cho các nước nguồn tiếp tế để chống lại đại dịch và thậm chí cử cả các đội y tế, Trump lại cắt đứt việc đi lại bằng hàng không từ châu Âu mà không thèm thông báo cho các đồng minh của mình. Kể từ tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã đóng góp 50 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trump tuyên bố rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”, đồng thời đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ. Continue reading “Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu”

Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Nguồn: America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài. Continue reading “Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung”

Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung

Nguồn: Elizabeth Wishnick, “Sino-Russian Consolidation at a Time of Geopolitical Rivalry”, China Leadership Monitor, 01/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Quan hệ Nga – Trung đã được củng cố đáng kể trong hai năm qua. Mặc dù điều này diễn ra đồng thời với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng, quan hệ đối tác Trung-Nga đã bắt đầu trở nên sâu sắc ngay trước khi Mỹ có những thay đổi trong chính sách đối với mỗi nước, như được chứng thực trong một cuộc thảo luận về hợp tác Trung-Nga trong nông nghiệp, công nghệ, các vấn đề quân sự và Bắc Cực. Tuy nhiên, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này có những giới hạn và các nhà phân tích Trung Quốc hiện đang tranh luận về mức độ mong muốn và tính khả thi của một mối quan hệ đối tác như vậy. Mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin cho phép họ điều khiển quan hệ này, vốn được củng cố hơn nữa bằng cách tiếp cận tương đồng của họ với sự lãnh đạo độc đoán. Tuy nhiên, những thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Mỹ và đặc biệt là những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực có thể thách thức mối quan hệ đối tác Trung-Nga trong tương lai. Continue reading “Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Tác giả: Lý Hồng Phong (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là nội dung chính trong bài nói chuyện của ông Lý Hồng Phong tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (12/2009) dưới đầu đề “Sự chuẩn bị văn hóa của nước lớn trỗi dậy”. Lý Hồng Phong là Ủy viên Ủy ban Kỷ luật TƯ ĐCSTQ khóa XVII, Ủy viên Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Văn hóa Trung Quốc.

Các nhà chiến lược học phương Tây cho rằng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy trở thành cường quốc sẽ là một trong những xu thế phát triển rõ nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Đúng vậy, TQ đang trỗi dậy, đang hoàn thành công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Continue reading “Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

Nguồn: Watch Out in the South China Sea”, Wall Street Journal, 23/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) để trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý chính trên Biển Đông. Công hàm này ra đời trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia nộp báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc. Trên thực địa, tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt sau việc tàu Địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Continue reading “Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020”

Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nam Việt (南越国 hoặc 南粤国) là một vương quốc ở vùng đông nam Trung Quốc do Triệu Đà lập ra năm 204 TCN. Sử Trung Quốc coi vương triều Nam Việt là một chính quyền cát cứ địa phương, không thuộc vương triều chính thống. Có lẽ vì thế mà tư liệu về nước Nam Việt đã rất ít lại quá sơ sài.

Dù chỉ tồn tại 93 năm và đã biến mất 21 thế kỷ qua nhưng Nam Việt quốc vẫn còn duyên nợ với Việt Nam ta. Phải chăng vì hai nước có tên gọi giống nhau hay vì ở liền kề nhau? Cớ sao một số nhà chính trị và sử gia nổi tiếng Việt Nam xưa và nay coi nhà Triệu là vương triều đầu tiên của nước ta, nhưng giới sử học chính thống Việt Nam hiện nay lại coi nhà Triệu là kẻ đầu tiên xâm chiếm nước ta, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc? Continue reading “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam”

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei

Nguồn: Open standards, not sanctions, are America’s best weapon against Huawei”, The Economist, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ là sức mạnh. Bất cứ ai kiểm soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu sẽ kiểm soát thế giới. Đó là lý do tại sao Mỹ rất lo lắng về việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân Mỹ áp dụng mọi biện phạp, thậm chí cả việc sử dụng chính sách công nghiệp theo phong cách châu Âu, để kiềm chế Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc. Công ty này dẫn đầu thế giới về công nghệ 5G, thế hệ mạng di động tiếp theo, dự kiến ​​sẽ trở thành hệ thống thần kinh trung ương của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, dù xét trên phương diện nào thì Mỹ cũng đang thua trong cuộc chiến chống lại Huawei, cũng như trong điều mà Tổng thống Donald Trump, vốn chìm đắm trong tư duy “một mất một còn”, gọi là “cuộc đua 5G”. Huawei tiếp tục phát triển; việc triển khai 5G ở Trung Quốc tiếp tục tăng tốc; và hầu hết các đồng minh của Mỹ cho đến nay đã làm ngơ các yêu cầu của Mỹ đòi cấm cửa thiết bị Huawei khỏi mạng 5G quốc gia của họ vì lý do an ninh. Continue reading “Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei”

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Đại dịch coronavirus về cơ bản sẽ không làm thay đổi cấu trúc trục chiến lược Moskva và Bắc Kinh song sẽ tạo ra những tổn thương cho mối quan hệ vốn không hề đơn giản này. Nước Nga sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn giá dầu và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Ngay khi dịch bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, Moskva đã có phản ứng hết sức quyết liệt, gây khó hiểu cho phía Bắc Kinh. Vào thời điểm ấy, mặc dù chưa có ca nhiễm nào trong nước, chính phủ Nga đã ngay lập tức hạn chế rồi đình chỉ các chuyến bay, phong toả đường biên giới, ngắt kết nối các tuyến vận chuyển đường sắt. Sau đó Nga ra chỉ thị cấm nhập cảnh tạm thời công dân Trung Quốc, chú trọng kiểm tra thân nhiệt người gốc Á ở toàn bộ hệ thống giao thông công cộng. Nga cũng đã trục xuất cả trăm Hoa kiều do vi phạm luật cách ly. Continue reading “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung”

Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng góp của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp đó. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế. Continue reading “Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?”