Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Belt and Road Initiative: Southeast Asia’s Boon or Bane?The Strategist, 06/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi quyền lực của một đất nước phát triển, đất nước đó tất nhiên sẽ tìm đến một vị thế toàn cầu lớn hơn và mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) là phương tiện để Trung Quốc đạt được mục tiêu này. Một số nhà phân tích thậm chí còn so sánh sáng kiến này – vốn đề xuất đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, và châu Âu – với Kế hoạch Marshall của Mỹ sau Thế chiến II. Mặc dù đã bị một số nhà bình luận Trung Quốc bác bỏ nhưng cách so sánh này vẫn là một lời nhắc nhở hữu ích về tầm quan trọng của BRI đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng như các tác động toàn cầu của nó. Continue reading “Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á”

Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại

Nguồn: Ian Johnson, “Xi Jinping: The Illusion of Greatness,” The New York Review of Books, 27/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chính trị bản chất luôn là những gì rực rỡ và lộng lẫy, nhưng hiếm có sự kiện nghi thức thuần túy nào có thể so sánh được với việc triệu tập Quốc hội Trung Quốc, hay còn gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kết thúc vào tuần (cuối tháng 3) này. Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc hay trên thế giới thì Đại hội cũng luôn luôn đi theo một lộ trình nhàm chán – trình ra một bản “báo cáo công việc” tóm tắt các kế hoạch đã biết; những đề xuất có vấn đề sẽ được đem ra thảo luận để khiến Đại hội trông giống như một cơ quan thảo luận đang thực sự được triệu tập; những buổi họp của các đại biểu không do dân bầu và phần lớn không có quyền lực; và cuối cùng là một cuộc họp báo với độ chân thực giống như các màn đấu võ trong phim kiếm hiệp. Continue reading “Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại”

Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 2/6/2017 đăng bản tin như sau:

Ngày 31/5 Tổng thống Trump tiếp đón vị lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ ngày ông nhậm chức – Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó Trump từng xác định tính chất Việt Nam là “một trong những nước đánh cắp việc làm của nước Mỹ”, giờ đây ông vui mừng tuyên bố đã ký với Việt Nam “một đơn hàng rất lớn”.

Tin ngày 1/6 của hãng Reuters cho biết tuy rằng cặp đôi từng là cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh nay đã thành đối tác bạn bè song giao thương giữa hai bên lại trở thành một điểm cọ xát tiềm tại. Chính phủ Trump hoan nghênh đạt được giao dịch với Việt Nam nhưng Washington có quan điểm là: Các giao dịch đó rất tốt nhưng còn chưa đủ. Continue reading “Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN”

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông. Continue reading “Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”

Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 25/5/2017, trong tham luận đọc tại diễn đàn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, giáo sư David Shambaugh thuộc Đại học George Washington, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã xoay 180 độ chính sách đối với Trung Quốc, đơn phương nhượng bộ nhiều khiến Trung Quốc thu lợi lớn trong thời gian qua.

GS Shambaugh nói: Những nhượng bộ của Trump đối với Trung Quốc trong tám tuần qua là cả một “bản danh sách khiến người ta ngạc nhiên”, Trump đã từ bỏ tất cả những lời dọa dẫm Chính phủ Trung Quốc ông từng đưa ra trong thời gian tranh cử, toàn diện chấp nhận tiếp xúc với Trung Quốc, khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh rất phấn khởi. Continue reading “Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?”

Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ. Continue reading “Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn”

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is China’s belt and road initiative?”, The Economist, 15/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình.

Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này ​​của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?

Continue reading “Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?”

‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi “ngửa bài” về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đêm 2/5,Thời báo Hoàn cầu lại ra tiếp xã luận dưới tiêu đề “Ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ không được phút nào lơ là”, nói lên nỗi lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh. Bài xã luận viết:

Ngày 1/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Nếu việc gặp ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un) là có thể được thì tôi khẳng định sẽ làm như thế và cảm thấy vinh hạnh, nhưng tiền đề là tình hình phải cho phép.”  Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?”

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh

Tác giả: Lê Như Mai

Những ngày gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang. Đáp trả lại những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc lựa chọn đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí thông thường đối với Triều Tiên, trong đó có thể sử dụng bom, tên lửa, tấn công mạng hay các hoạt động tác chiến đặc biệt trên mặt đất khác, nếu phát hiện Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ sáu. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai cân nhắc đánh phủ đầu để ngăn chặn một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết này phân tích những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây để xác định những thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh”

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên. Continue reading “Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?”

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:

Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.

Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng. Continue reading “Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên”

Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?

Tác giả: Ngô Di Lân

Cuộc chiến giành ngôi vương ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn chưa ngã ngũ nhưng rõ ràng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc chưa trở thành một bá quyền thực thụ ở Châu Á, song họ đã thành công trong việc đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Biển Đông mà không bị trừng phạt. Từ các nước láng giềng Châu Á cho đến Mỹ đều phải ngầm chấp nhận rằng những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây nên một cách trái phép ở Biển Đông là “sự đã rồi”. Trong thời gian trước mắt sẽ không có bất kì thế lực nào sẵn sàng thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc đối với những hòn đảo này. Bước đầu trong đại kế hoạch “chấn hưng phục quốc” của người Trung Hoa đã thành công. Continue reading “Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?”

Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Triều Tiên thử phóng tên lửa thất bại sáng sớm ngày 16/4, chiều cùng ngày,  Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận cảnh báo Triều Tiên không được thử vũ khí hạt nhân. Toàn văn như sau:

Sáng nay Triều Tiên phóng một tên lửa không rõ loại gì, nhưng phía Mỹ-Hàn Quốc nói quả tên lửa này đã phát nổ ngay khi vừa phóng đi.

Hôm qua Triều Tiên tổ chức cuộc diễu binh truyền thống của ngày “Lễ Mặt Trời”, trưng ra ít nhất hai kiểu tên lửa mới, [dư luận] ngờ là tên lửa đạn đạo vượt đại châu và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Đây là lần diễu binh trưng ra nhiều nhất, tập trung nhất sức mạnh tấn công tầm xa mà Triều Tiên mới tăng thêm. Nhưng phần lớn những tên lửa này chưa qua bắn thử, chúng vừa đem lại ấn tượng là kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên tiến bộ nhanh lại vừa làm cho người ta nghi ngờ đấy chỉ là trò biểu diễn đẹp mắt nhưng vô dụng mà Bình Nhưỡng trưng ra cho nước ngoài xem. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân”

Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?

Nguồn: Amitai Etzioni, “China: The Accidental World Leader?”, The Diplomat, 13/02/2017.
Biên dịch: Nam Lê | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống bất thường của Hoa Kỳ đã khơi gợi những phản ứng bất thường. Sự kêu gọi chủ nghĩa cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông đã khiến nhiều chuyên gia và truyền thông về chính sách đối ngoại bàn tán về việc tìm kiếm một nguồn gốc cho một trật tự thế giới mới. Tất cả đều nhanh chóng đề xuất Trung Quốc như một ứng cử viên có khả năng và sẵn lòng trở thành một lãnh đạo thế giới mới và làm nên một trật tự thế giới mới.

Đây là sự thay đổi nhận thức đột ngột. Cho đến cuộc bầu cử ở Mỹ hôm mùng 8 tháng 11, Trung Quốc được xếp vào danh sách những mối đe dọa cho trật tự thế giới bởi chính các chuyên gia đối ngoại này, ngay phía dưới Nga và Bắc Triều Tiên, và phía trên Iran. Trung Quốc bị tố rằng đã chiếm đoạt một vùng lớn Biển Đông, và được coi là một mối nguy cho tự do hàng hải, một rào cản cho thương mại tự do (Trung Quốc bị loại trừ khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Continue reading “Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?”