Trung Quốc muốn gì ở Trump?

Nguồn: Mira Rapp-Hopper, “What China Wants From Trump”, Foreign Affairs, 07/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Tại sao Bắc Kinh sẽ tránh thỏa hiệp về thương mại và Bắc Triều Tiên

Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực chính trị của mình, đang ngắm nhìn hiện trạng châu Á ngày càng nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Ở đa số các thủ đô châu Á, cũng như ở Washington, chuyến công du khu vực kéo dài 11 ngày của ông Trump làm dấy lên nỗi băn khoăn sâu sắc, không biết ông ta sẽ nói gì, làm gì. Điều này đặc biệt đúng khi đề cập tới các vấn đề thương mại và Bắc Triều Tiên, hai tiêu điểm trong chính sách châu Á hãy còn manh nha của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể lạc quan hơn: từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc thể hiện mình là một cường quốc châu Á ngày càng ổn định vững vàng bên cạnh một Hoa Kỳ tiền hậu bất nhất và không thể trông cậy được. Continue reading “Trung Quốc muốn gì ở Trump?”

Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trước ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đà Nẵng dự Hội nghị lần thứ 25 của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm Việt Nam cấp nhà nước, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã cho biết: Đây là lần đầu tiên sau khi Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thắng lợi, nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên và lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, là tác phẩm mở đầu nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sẽ thể hiện cho thế giới thấy nội hàm phong phú của nền ngoại giao đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Continue reading “Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc

Nguồn: Stephen Roach, “America and China’s Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/08/2017

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 14/08, ông chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nền tảng pháp lý cho nỗ lực nói trên dựa theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Trump có thể sẽ thiết lập hàng rào thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đó là một diễn biến quan trọng. Mặc dù có thể có căn cứ thích đáng, như được ghi nhận trong báo cáo gần đây nhất của USTR trình lên Quốc Hội về việc tuân thủ các hiệp định WTO của Trung Quốc, hành động trừng phạt vẫn sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Dù muốn hay không, đó là hệ quả không thể tránh khỏi trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã ăn sâu bám rễ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc”

Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình

Nguồn: Salvatores Babones, “The Meaning of Xi Jinping Thought” Foreign Affairs, 03/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Vào cuối tháng Mười vừa qua đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 19. Đảng tổ chức những đại hội như thế này mỗi năm năm một lần, từ năm 1977, khi ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), cha đẻ của thời kỳ cải cách Trung Quốc, lên nắm quyền tại đại hội đảng lần thứ 11. Ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đã qua đời một năm trước đó, để lại một chính đảng đang rối loạn, một đất nước tan hoang sau cuộc Cách mạng Văn hóa. Ông Đặng bắt đầu lập lại trật tự, thiết chế hóa mối quan hệ giữa đảng và nhà nước và đưa Trung Quốc vào con đường cải cách, mở cửa.

Phải mất 20 năm thì “học thuyết Đặng Tiểu Bình” – đặt ra “những vấn đề căn bản liên quan tới công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” – mới được tôn vinh trong cương lĩnh của đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn quốc lần thứ 15, tháng Chín năm 1997. Ông Đặng qua đời tháng Hai năm đó, đã không sống đủ lâu để chứng kiến ngày được suy tôn. Continue reading “Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình”

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick Macfarquhar, “Searching for Mao in Xi Jinping’s China,” Boston Review, 08/09/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Trung Quốc thực sự đã trở thành một siêu cường được công nhận bởi tất cả, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Mao chắc hẳn sẽ rất thích thú trước quyền lực này. Nhưng còn giấc mơ về sự công bằng và chủ nghĩa tập thể của Mao khi ông tiến hành Cách mạng Văn hóa? Tư tưởng Mao Trạch Đông có liên quan như thế nào đến mức độ bất bình đẳng cao của Trung Quốc hiện nay? Liệu chân dung của Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và tại Lăng Mao Trạch Đông có còn chút ý nghĩa chính trị nào không? Liệu Mao có còn quan trọng? Continue reading “Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình”

“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh

Ngày 21/9/2017, trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017.[1] Mặc dù những nội dung trên không được phía Mỹ xác nhận, cách lập luận mới này được đánh giá là một bước chuyển chiến thuật mới thông qua công cụ pháp lý nhằm phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Continue reading ““Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Phần 1

Hỏi: Về văn hóa thì sao, phải chăng TQ đã tiến sang giai đoạn khoa học?

CHQ: Đặc điểm của thần học là dựa vào “Mệnh trời” [thiên mệnh]. Huyền học thì coi trọng “suy lý”. Khoa học coi trọng “Chứng cớ thực tế” [thực chứng]. Xin nêu một ví dụ: giai đoạn thần học nói mặt trời không chuyển động; về sau thấy mặt trời mọc phía Đông, lặn phía Tây bèn kết luận mặt trời quay xung quanh trái đất – đó là huyền học, không có chứng cớ thực, nhưng vào thời ấy là một tiến bộ lớn. Trong giai đoạn khoa học, người ta đưa ra thuyết trái đất xoay xung quanh mặt trời. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Hỏi: Cụ cho rằng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa?

Châu Hữu Quang (CHQ): Về kinh tế, giai đoạn công nghiệp hóa Trung Quốc (TQ) lạc hậu so với phương Tây. Ngày nay công nghiệp hóa TQ có tiến bộ là nhờ công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Mặt kinh tế của cải cách mở cửa là tiếp thu biện pháp “Ngoại bao” [Outsourcing: xí nghiệp gia công sản phẩm; nước ngoài bao cung cấp vốn và bao tiêu thụ sản phẩm], nói trắng ra là dùng sức lao động rẻ tiền của chúng ta để phục vụ cho nước ngoài. Chuyện này chẳng có gì vẻ vang cả, nhưng không đi con đường ấy thì chúng ta không thể phát triển. Ấn Độ cũng dùng cách này để phát triển. Chúng ta là “nhà máy của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng làm việc của thế giới”. Nga phê phán TQ, nói ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là chịu sự bóc lột của phương Tây. Là bóc lột, nhưng khác với bóc lột thời xưa. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)”

Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc

Nguồn: Kerry Brown, “Order, order in Chinese Communist Party congresses”, East Asia Forum, 15/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối cùng, ngày 18 tháng 10 năm 2017 đã được thông báo là ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Thông tin này càng củng cố nhận thức về một tiến trình tẻ nhạt được xem như là chiến lược chủ đạo của giới lãnh đạo Bắc Kinh (đối với đại hội Đảng lần này). Không giống như năm 2012, một năm đầy kịch tính cũng như sự bất định trước thềm đại hội Đảng, lần này mọi thứ sẽ diễn ra như một cỗ máy. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự bất đồng nội bộ ở Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Sự bảo đảm được định sẵn như vậy cho chúng ta biết rất nhiều điều về các kỳ đại hội và vai trò của chúng. Ai cũng muốn chứng kiến các kỳ đại hội đình đám được tổ chức 5 năm một lần này giống với các kỳ hội nghị của các chính đảng phương Tây. Nhưng tất nhiên, đại hội Đảng của Trung Quốc được tiến hành trong một bối cảnh nơi đảng này là đảng duy nhất có vai trò. Trung Quốc không cần dùng những sự kiện này để thuyết phục cử tri về một đường lối chính sách cụ thể hay cố gắng gây sự chú ý của công chúng, hay thậm chí là để quyết định Đảng sẽ làm gì. Continue reading “Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc”

Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại hội 19

Nguồn: John Wong, “Xi Jinping’s post-party congress challenges“, The Straits Time, 03/10/2017.

Biên dịch:  Mỹ Anh

Sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 2017 của Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra ngày 18/10 tới, và một câu hỏi mấu chốt được đặt ra là Đảng Cộng sản Trung Quốc làm thế nào để phát triển hơn so với những thành công trong quá khứ của mình.

Với 85 triệu thành viên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) không chỉ có số lượng đảng viên lớn nhất thế giới mà còn là một trong số không nhiều đảng cộng sản tồn tại lâu đời nhất. CPC dự kiến sẽ tổ chức Đại hội XIX vào ngày 18/10 tới tại Bắc Kinh, nơi 2.300 đại biểu sẽ tề tựu tại Đại Lễ đường Nhân dân để thảo luận về những hướng đi mới cho các chính sách quốc gia, đồng thời xác định hàng ngũ mới của cơ quan hoạch định chính sách cấp cao nhất Trung Quốc – Ban Thường vụ Bộ chính trị. Điểm nhấn đáng chú ý nhất của hội nghị này sẽ là biên bản báo cáo chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Continue reading “Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại hội 19”

Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Nguồn: Benn Steil & Emma Smith, “The Retreat of the RenminbiProject Syndicate, 22/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Sự toàn cầu hóa của đồng Nhân dân tệ dường như chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được,” trích lời tạp chí The Economist tháng 4 năm 2014. Trên thực tế, lưu lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ (RMB) trong hệ thống thanh toán quốc tế tăng gấp đôi từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2015, lên mức 2,8% trong tổng giao dịch toàn cầu, biến đồng tiền của Trung Quốc thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đó, sự tăng trưởng này gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Tỷ trọng của đồng RMB trong tổng thanh toán toàn cầu đã giảm xuống còn 1,6%, đẩy thứ hạng của đồng tiền xuống thứ 7. Tỷ lệ sử dụng đồng RMB trên thị trường trái phiếu toàn cầu giảm 45% kể từ sau đỉnh thiết lập năm 2015. Các khoản tiền gửi bằng RMB tại các ngân hàng Hong Kong cũng giảm một nửa. Và trong khi 35% thương mại với nước ngoài của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng RMB vào năm 2015 (phần lớn số còn lại bằng đồng đô la Mỹ), tỷ trọng này giờ đã giảm xuống còn khoảng 12%. Continue reading “Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ”

Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “China’s Hidden Massacres: An Interview with Tan Hecheng”, The New York Review of Books, 13/01/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đàm Hách Thành dường như là một người không thể phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là một người đàn ông 67 tuổi thân thiện đã trải phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam phương nam xa cách đầu não quyền lực, ông Đàm không phải là người bất đồng chính kiến. Trên thực tế, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình làm việc trong nghành truyền thông chính thức của nhà nước và cố tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng trong một cuốn sách năm trăm trang viết tỉ mỉ chi tiết phát hành bằng tiếng Anh trong tuần này, ông trình bày trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất, và ít được biết đến nhất, trong lịch sử cộng sản Trung Quốc: vụ tàn sát 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng khu vực trong thời kỳ cao điểm của Cách mạng Văn hoá. Đối tượng nghiên cứu của ông Đàm cụ thể ở một huyện, nhưng các tài liệu cho thấy các vụ thảm sát tương tự ở nông thôn đã lan rộng dẫn đến 1,5 triệu người chết. Continue reading “Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc”

Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?

Nguồn: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da. Continue reading “Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?”

Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn:All the president’s men?A Communist Party gathering in China will test Xi Jinping’s power”, The Economist, 07/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay đã phải giữ trống lịch trình công tác của họ trong tháng Chín, Mười và Mười Một để chờ thông báo ngày tổ chức Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, ngày đó cũng đã được công bố. Vào ngày 18 tháng 10 tới, Đại hội sẽ được khai mạc, thảm đỏ sẽ được trải ra và bầu trời sẽ trở nên trong xanh khi các nhà máy sẽ phải đóng cửa và ô tô sẽ bị cấm lưu thông. Đây là Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi được thành lập năm 1921. Tại Đại hội, khoảng 2.300 đại biểu tham dự sẽ bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng mới, sau đó Ban chấp hành mới này sẽ họp kín để sắp xếp lại nhân sự trong các cơ quan ra quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc. Thành phần ban lãnh đạo mới phần lớn đã được quyết định sau nhiều tháng thảo luận bí mật. Những tin đồn xuất hiện nhan nhản về việc ai đã được chọn. Continue reading “Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình”

Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049

Nguồn: Tanguy Struye de Swielande, “La Chine et ses objectifs géopolitiques à l’aube de 2049“, Diploweb, 03/09/2017.

Biên dịch: Hương Lan

Năm 2049, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng năm 1949, 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ nay tới thời điểm đó, Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa”, tức giành vị trí số 1 trên trường quốc tế, mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012. Để đạt được điều đó, những mục tiêu địa chính trị mà nước này nhắm tới là gì? Continue reading “Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau. Continue reading “Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây”