Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?

Tác giả: Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày mai (24-8), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ rời Singapore và đến thăm Việt Nam theo chương trình công du châu Á kéo dài khoảng một tuần. TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), nhận định: Quan hệ Việt Nam và Mỹ đang vào giai đoạn thuận lợi nhất trong vòng hơn hai thập niên qua. Đây là nền tảng quan trọng để cả hai nghiên cứu thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai. Continue reading “Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”

Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm Hồng Vũ thứ 31 [1398], Minh Thái Tổ mất, trải qua 3 năm loạn lạc tranh giành ngôi báu dưới thời Kiến Văn, đến năm 1402, Yên vương tự lập làm Vua, miếu hiệu là Thái Tông; sau đến đời Gia Tĩnh lại được truy tặng là Minh Thành Tổ. Sau khi lên ngôi, vào ngày 3/10/1402, ban chiếu báo tin cho các nước lân bang như sau:

Ngày 7 tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 35 [3/10/1402]. Sai sứ mang chiếu chỉ về việc lên ngôi cho các nước An Nam, Tiêm La, Trảo Oa, Lưu Cầu,[1] Nhật Bản, Tây Dương,[2] Tô Môn Đáp Thứ [Sumatra], Chiêm Thành. Thiên tử dụ các quan bộ Lễ rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiến tranh Triều Tiên với việc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thu xếp viện trợ Việt Nam

Hạ tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Dã Chiến Quân số 3 Túc Dụ [Su Yu] đáp tàu rời Nam Kinh đi Bắc Kinh. Các sĩ quan cấp sư đoàn, trung đoàn trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, do Phó Trưởng đoàn Mai Gia Sinh dẫn đầu, ngồi cùng toa xe lửa riêng của tướng Túc Dụ. Theo lệnh của Quân uỷ Trung ương, hạ tuần tháng 7, Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc phải tập trung ở Nam Ninh. Trừ số cán bộ đã được Dã Chiến Quân số 2 cử đi biên giới Trung-Việt chỉnh huấn cho cán bộ Sư đoàn 308 bộ đội Việt Nam ra, các cán bộ cấp trung đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn nói trên đều có cơ hội lên Bắc Kinh để các nhà lãnh đạo Trung ương tiếp kiến và giao nhiệm vụ. Tại Bắc Kinh, họ nghỉ tại Nhà Chiêu đãi của Trung ương Đảng. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã đến đây từ trước. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)”

Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?

Tác giả: Giang Nguyễn phỏng vấn Derek Grossman

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến công du đến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Phóng viên Giang Nguyễn phỏng vấn ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của tổ chức Rand Corporation. Ông là chuyên gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Derek Grossman đã cho biết thông tin về khả năng quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm lịch sử này.

Giang Nguyễn: Cảm ơn ông Derek Grossman đã dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Gần đây ông có viết trên Twitter về khả năng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến công du sắp tới có thể sẽ thông báo nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Đã có nguồn tin nào chăng khiến ông đưa ra trường hợp này? Continue reading “Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sức chiến đấu của quân đội Việt Nam nhanh chóng tăng cường

Châu Hy Hán, Tư lệnh Quân đoàn 13 Giải phóng quân Trung Quốc, được các cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Nam, Cao Văn Khánh và Song Hào, cho biết: Dự kiến Sư đoàn 308 chỉnh huấn xong về nước sẽ đánh trận giải phóng Lào Cai.

Châu Hy Hán gọi Tham mưu tác chiến Lý Đình đến và nói: “Giao cho đồng chí một đại đội, dùng thời gian một tháng, căn cứ vào tình hình do các đồng chí Việt Nam cung cấp, mô phỏng xây dựng một công sự giống như trận địa của quân Pháp ở Lào Cai, để huấn luyện bộ đội Việt Nam chiến đấu có mục tiêu rõ ràng.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ai biết tiếng Việt đều đi Việt Nam làm phiên dịch

Khi Vi Quốc Thanh còn ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Quyền Tổng Tham mưu trưởng Nhiếp Vinh Trăn đã hai lần gặp ông bàn việc cử ông đi Việt Nam công tác. Riêng Nhiếp Vinh Trăn còn hai lần tiếp kiến Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sẽ đi Việt Nam.

Trong danh sách Đoàn Cố vấn có tên của Hầu Hàn Giang. Tháng 10 năm 1949, Hầu Hàn Giang đi cùng Lý Ban từ Hải Phòng đến Bắc Kinh, sau đó có xin ở lại Trung Quốc học tập. Được Lý Ban đồng ý, Hầu Hàn Giang vào học tại lớp huấn luyện đảng viên Hoa kiều do Ban Thống nhất Trung ương tổ chức. Tháng 5 năm 1950, Ban này gọi Hầu đi gặp Liên Quán, qua đó Hầu được biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc đi Việt Nam, nay rất cần người biết tiếng Việt. Vì thế Hầu Hàn Giang được yêu cầu tham gia Đoàn Cố vấn này, làm công tác phiên dịch. Sau đó phía Việt Nam đã làm xong thủ tục chuyển quan hệ tổ chức của Hầu Hàn Giang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)”

Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Mấy năm qua, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng phải đặt quan hệ song phương trong bối cảnh an ninh khu vực và bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Đà Nẵng hai lần, và Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton, nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đó mới chỉ là bước đầu. Vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò trụ cột của “Bộ Tứ” (Quad) ngày càng quan trọng trong cơ chế an ninh khu vực, theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy Mỹ nhấn mạnh tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã chú trọng nhiều hơn đến khu vực Châu Âu, Trung Đông, và Đông Bắc Á, trong khi có phần coi nhẹ Đông Nam Á. Vì vậy trong sáu tháng cuối năm, Washington phải tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực này. Đó là bối cảnh chuyến thăm Singapore và Việt Nam của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8, tiếp theo chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines cuối tháng7 vừa rồi. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hồi ức của một vài cố vấn quân sự Trung Quốc

Trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam công tác có chừng trên 100 cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn. Mấy chục năm sau, khi ôn lại quãng thời gian công tác tại đất nước có chút xa lạ ấy, nhiều người đã không thể nhớ rõ những gì mình từng trải qua.

Triệu Thụ Lai, nguyên là thành viên Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, nhớ lại: “Năm 1950, tôi đang làm công tác tiễu phỉ tại vùng Điền Tây Nam thì lính thông tin đem lại cho tôi thư của Phó Sư trưởng Vương Kiện Tuyến. Thư viết: ‘… Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử cố vấn quân sự ra nước ngoài, hy vọng đồng chí sẽ phát huy được những kinh nghiệm quý báu thu được từ cuộc chiến tranh cách mạng trong nước…’ Bức thư này tôi giữ được hơn ba chục năm, nhưng trong lần cuối cùng dọn nhà lại đem đốt mất. Thưa các nhà sử học, các vị đến muộn rồi.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thành lập đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc

Căn cứ theo yêu cầu của Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương và các báo cáo liên quan của La Quý Ba, hạ tuần tháng 3 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp bàn và quyết định thành lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam giúp quân đội Việt Nam tác chiến chống Pháp. Trưởng đoàn cố vấn do Chính uỷ Binh đoàn số 10 thuộc Dã Chiến Quân số 3 Vi Quốc Thanh đảm nhiệm.

Việc lựa chọn Vi Quốc Thanh được xem xét từ nhiều mặt. Trước hết, ông từng chiến đấu lâu năm, là một cán bộ chỉ huy quân sự dầy dạn. Đi lên từ một chiến sĩ công binh Hồng quân, trong Kháng chiến chống Nhật, Vi Quốc Thanh là “Chuyên gia chiến tranh Chim sẻ [tức chiến tranh du kích]” ở vùng Giang Hoài. Trong Chiến tranh Giải phóng, ông trở thành Tư lệnh Tung đội (tức Quân đoàn) và Binh đoàn, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ được nhân dân Việt Nam yêu mến

Khi La Quý Ba đang khẩn trương làm việc tại Việt Nam thì Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, ngày 4/4/1950 trở lại căn cứ địa Việt Bắc. Vừa về tới nơi, ông liền cho người nhắn La Quý Ba: “Ngày mai gặp nhau”.

Sáng ngày 5/4, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Chính phủ Việt Nam Vũ Đình Huỳnh đưa La Quý Ba đến “Chủ tịch phủ” của Chính phủ Việt Nam. Đó là một ngôi nhà sàn tranh tre nứa lá dựng trên vuông đất bằng phẳng nằm giữa cánh rừng đại ngàn, bên cạnh dòng suối nhỏ nước chảy róc rách. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tận cổng khu nhà để đón khách, ôm lấy La Quý Ba. Đây là lần đầu tiên La Quý Ba được gặp vị lãnh tụ thần kỳ của cách mạng Việt Nam. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)”

Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ đô la, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư từ các công ty Mỹ như Apple và Intel, cùng với các nhà cung cấp của họ, cũng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu và năng lực chế tạo của mình.

Trong khi khía cạnh kinh tế của quan hệ song phương đã phát triển vượt bậc, quan hệ an ninh – quốc phòng vẫn còn khiêm tốn và thiếu thực chất. Continue reading “Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng”

Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam

Tác giả: Trường Sơn

Cùng với sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự, ảnh hưởng của Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới cũng tăng theo, và nước này đang ngày càng chú trọng đến việc sử dụng truyền thông để gieo rắc, tuyên truyền nhằm củng cố ảnh hưởng cũng như chống lại những gì mà Trung Quốc cho là bất lợi.

Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc và có hệ thống chính trị tương đồng, song song đó có những tranh chấp gay gắt về mặt chủ quyền, và đang kẹt ở giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường. Do đó, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức độc nhất trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực truyền thông.

Ngày 23 tháng 7, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore tổ chức cuộc hội đàm về nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam”

Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?

Nguồn: What the Big Mac index says about the dollar and the dong”, The Economist, 24/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi tạp chí The Economist giới thiệu chỉ số Big Mac của mình cách đây 35 năm, một chiếc bánh hamburger nổi tiếng của McDonald’s có giá chỉ 1,60 đô la ở Mỹ. Bây giờ nó có giá 5,65 đô la, theo giá trung bình ở bốn thành phố. Mức tăng giá này vượt xa so với lạm phát cùng kỳ.

Thật vậy, Mỹ, nơi khai sinh của Big Mac, là một trong những nơi đắt nhất để mua loại bánh này, theo so sánh của chúng tôi với hơn 70 quốc gia trên thế giới (xem biểu đồ). Ví dụ ở Việt Nam, chiếc bánh mì kẹp thịt này có giá 69.000 đồng. Mặc dù số tiền đó nghe có vẻ rất khủng khiếp, nhưng bạn có thể mua được rất nhiều tiền đồng bằng một đô la, và do đó, đồng đô la rất có giá trị ở Việt Nam. Bạn có thể mua 69.000 đồng chỉ với 3 đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối. Và vì vậy, một chiếc Big Mac ở Việt Nam rẻ hơn 47% so với ở Mỹ. Continue reading “Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Bất ngờ gặp lại bạn chiến đấu cũ Hồng Thủy

Khi biết tin Hồ Chí Minh đã đến đất Trung Quốc, ngày 27/1/1950 Lưu Thiếu Kỳ điện cho Lâm Bưu và Đặng Tử Khôi ở Cục Trung Nam, nói họ báo cho La Quý Ba quay trở về Bắc Kinh để gặp Hồ Chí Minh. Nhưng lúc đó La Quý Ba đang ở trên đoàn tàu rời Vũ Hán đi Quảng Châu. Ngày 5/2, La Quý Ba đến Quảng Châu mới thấy bức điện nói trên của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng từ hôm 3/2, Hồ Chí Minh đã lên đường đi Liên Xô rồi, La Quý Ba có về Bắc Kinh cũng không thể gặp Hồ Chí Minh. Nhận được báo cáo của La Quý Ba, Lưu Thiếu Kỳ đành ra lệnh cho La Quý Ba tiếp tục đi Việt Nam, không cần trở lại Bắc Kinh nữa. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)”

Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Hoạch định và thực thi chính sách biển quốc gia

Ngày 16.11.1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế v.v… Continue reading “Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay”