Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Trần Lê Quỳnh | Biên dịch: Anh KhoaKhánh An

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua các suy nghĩ thông thường và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất như thế nào.

Khi năm 2021 bắt đầu, các nhà quan sát chính trị Việt Nam vẫn còn tự hỏi ứng cử viên nào có thể phù hợp để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai của ĐCSVN.

Theo điều lệ Đảng, Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, ít ai hình dung rằng ngày 31/1, trong Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm một lần của Đảng, ông Trọng lại đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hiếm hoi trên cương vị chính trị quyền lực nhất đất nước. Đảng đã dành cho ông trường hợp ngoại lệ trong khi theo quy định của Đảng, lãnh đạo chủ chốt tái cử thường không quá 65 tuổi.

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trọng cho biết ông không trông mong nhận nhiệm kỳ thứ ba, ông muốn nghỉ hưu vì “cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi”. Nhưng ông tuyên bố rằng đại hội muốn bầu lại ông, và “Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”. Continue reading “Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng”

Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Đọc xong bài viết này không ai lại không muốn giới thiệu cho bạn đọc nước ta biết về mức độ điên cuồng của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày nay trên vấn đề Biển Đông. Không rõ họ chiếm bao nhiêu phần trăm trong dân chúng Trung Quốc, nhưng đáng chú ý là bài này đăng trên website Hoàn Cầu, một website do Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ) phê duyệt. Loại bài tương tự thế này nhan nhản trên báo mạng TQ, chúng ta không thể không cảnh giác. Kinh nghiệm 1979 còn sờ sờ đấy: Từ tạo dư luận tới hành động, thông thường chỉ có một bước rất lặng lẽ, rất bất ngờ.

Dưới đây là lược dịch bài viết có tiêu đề: “Nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ Nam Hải ? -– ký sự nổi sóng gió với Chương trình tọa đàm Nhất Hổ của đài truyền hình Phượng Hoàng. Tác giả là Tư Mã Bình Bang, một cây bút tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Bài đăng trên website Hoàn Cầu ngày 30/7/2009. Continue reading “Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Khánh [1314-1323]; Khai Thái [1324-1329]

Tháng 3 năm Hưng Long thứ 22 [17/3-14/4/1314], Vua Anh Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Thái tử là Mạnh tức Vua Trần Minh Tông; Minh Tông đổi niên hiệu thành Đại Khánh năm thứ nhất. Nhà Vua dáng dấp thanh lịch đẹp đẽ, Sứ giả nhà Nguyên trông thấy, khen rằng “Hình dáng nhẹ nhàng không khác gì một vị thần tiên”.

Sau khi được truyền ngôi, Vua sai bọn Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngộ sang báo cho nhà Nguyên hay.

Tháng 5, năm Đại Khánh thứ 2 [3/6-1/7/1315], xuống chiếu cấm trong một nhà cha con, vợ chồng và nô tì tố cáo lẫn nhau. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)”

Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Chester Pach, “Lyndon Johnson’s Living Room War”, The New York Times, 30/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 31/05/1967, phát thanh viên của đài ABC Frank Reynold đã phát sóng một đoạn phim quay từ Việt Nam theo cách bất thường. Ông nói với người xem rằng họ đang chứng kiến một điều chưa từng có – một cuộc chiến mà truyền hình đã mang vào tận phòng khách của họ.

Một vài bản tin truyền hình về cuộc chiến quả là đáng lo ngại, chẳng hạn như câu chuyện theo sau phần giới thiệu của Reynold – hình ảnh về một nỗ lực điên cuồng nhưng vô ích nhằm cứu mạng sống của một lính thủy quân lục chiến trong trận đánh tại Cồn Tiên, gần khu phi quân sự.

Reynold tuyên bố rằng các nhà báo có trách nhiệm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam cùng “tất cả những điều kinh khủng của nó,” nhưng mục tiêu của họ không phải là gây sốc cho người xem, cũng không phải để tạo ra thứ tin tức giật gân. Thay vào đó, Reynold tin rằng câu chuyện tối hôm ấy cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa những người lính Mỹ đang cùng chiến đấu ở Việt Nam. Continue reading “Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Nguồn: Derek Grossman, “What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?”, The Diplomat, 04/01/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa

Nguồn: South China Sea: Vietnam builds up defences against Beijing in Spratly Islands, report says”, SCMP, 22/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua để “đảm bảo có thể giáng đòn vào các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp này.

Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất được thực hiện tại Đá Tây (West Reef) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS). Continue reading “Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1-23/2/1305], lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

Trước đây, những người con do phi tần hậu cung sinh ra, phần nhiều không nuôi được. Đến khi sinh con thứ tư tên là Mạnh, nhà vua nhờ Thụy Bảo công chúa nuôi giúp, Thụy Bảo lại ký thác Trần Nhật Duật nuôi, Nhật Duật hết lòng nuôi nấng. Nay lập làm Đông cung thái tử, nhà vua thân làm bài “Dược thạch châm[1] ban cho.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 8.

Tháng 6, năm Hưng Long thứ 14 [11/7-9/8/1306], gả Huyền Trân công chúa cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý [Quảng Trị, Thừa Thiên]: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)”

Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?

Nguồn: Sean Fear, How South Vietnam Defeated Itself, The New York Times, 23/02/2018

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 30/01/1968, những quả tên lửa đầu tiên của lực lượng Cộng sản bất ngờ đánh vào các tỉnh lỵ trên khắp miền Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, một cuộc tấn công trên bộ nổ ra trên khắp cả nước, và đến sáng hôm sau, phần lớn các đô thị miền Nam đã bị bao vây, bao gồm Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và thậm chí cả Đại sứ quán Mỹ. Trên các tờ báo địa phương, “Năm của Cát” (Year of Sand) – theo hình ảnh các bao cát chặn trước cửa nhà hay cửa sổ – đã thực sự bắt đầu.

Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến. Continue reading “Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?”

Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam. Continue reading “Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?”

Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam

Lời giới thiệu: Để tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia, việc phân tích các bài viết, tuyên bố, phát biểu, trả lời phỏng vấn… của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của quốc gia đó đóng một vai trò rất quan trọng. Để giúp độc giả nắm bắt rõ hơn tư duy đối ngoại của Việt Nam hiện nay, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại một số bài viết như vậy của các lãnh đạo, nhà ngoại giao chủ chốt của Việt Nam hiện nay để bạn đọc tiện tham khảo. Continue reading “Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam”

Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các mục tiêu mới, đầy tham vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Và việc đề bạt ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng tiếp theo nhằm góp phần biến những kế hoạch này thành hiện thực – bất chấp việc ông không có nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.

Đây là những kết quả đáng chú ý của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc vào thứ Hai tuần trước.

Đại hội đã thông qua kế hoạch đầy tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Ngoài ra, đảng cũng đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 đến 7% trong năm năm tới. Continue reading “Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Hưng Long thứ 5 [1297], định rõ lại quy chế binh lính. Tuyển dân đinh người nào khỏe mạnh phải suốt đời làm lính, theo như phép cũ, không được làm quan. Các châu, quận chỗ nào trước gọi là giáp, nay đổi thành hương.

Nước Ai Lao đem quân xâm phạm, chiếm giữ sông Chàng Long, nhà vua sai Phạm Ngũ Lão kéo quân đến đánh úp, quân Ai Lao thua chạy. Tin thắng trận báo về triều, vua ban cho Ngũ Lão vân phù.[1]

Tháng 4, bổ dụng Trần Kiến làm Đại an phủ sứ ở kinh sư, kiêm chức quan Kiểm pháp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)”

Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?

Nguồn: Derek Grossman, “How US-Vietnam Ties Might Go Off the Rails”, The Diplomat, 01/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Giờ đây, khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã có dàn lãnh đạo mới, hai nước cần phải xem xét các bước tiếp theo trong quan hệ song phương. Trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã tận dụng động lực được vun đắp bởi các chính quyền trước để làm sâu sắc hơn “quan hệ đối tác toàn diện” giữa Washington với Hà Nội, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong những năm gần đây trên Biển Đông, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, càng giúp củng cố hơn nữa quan hệ đối tác Việt – Mỹ, biến mối quan hệ này thành một trong những điểm sáng tiêu biểu nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Continue reading “Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?”

Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Nguồn: Tomoya Onishi, “Vietnam general secretary Trong elected to unprecedented 3rd term”, Nikkei Asia, 31/01/2021.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật đã quyết định trao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Quyết định này, được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng, cho thấy sự thừa nhận của Đảng rằng ông Trọng đã quản lý ổn định các công việc nhà nước, bao gồm việc ngăn chặn dịch COVID-19 và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước. Continue reading “Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba”

Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào

Nguồn: Simon Creak, “Hints at political change in Laos”, East Asia Forum, 27/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Đại hội lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) – sự kiện được mong đợi nhất trong chu kỳ chính trị 5 năm của Lào – đã mang lại sự thay đổi khiêm tốn ở cấp cao và tái khẳng định chiến lược kinh tế nhiều rủi ro của đất nước, bao gồm cả sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc. Tuy nhiên, đại hội đã chứng kiến ​​sự luân chuyển đáng kể trong nhân sự ở các cấp thấp hơn và cho thấy có thể có những thay đổi trong trọng tâm chính trị và kinh tế của đất nước.

Với 768 đại biểu tham dự, nhiệm vụ chính của đại hội là bầu ra ban chấp hành trung ương đảng mới gồm 71 thành viên, sau đó ban chấp hành sẽ bầu ra tổng bí thư, bộ chính trị và ban bí thư. Dù các phần quan trọng của quá trình này bị che khuất khỏi tầm mắt công chúng, nhưng nó dường như pha trộn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ theo chủ nghĩa Lenin với các mối quan hệ bảo trợ, mạng lưới chính trị và sự can thiệp của những lãnh đạo lão thành trong đảng, do đó làm kiềm chế những thay đổi chính trị lớn. Các cuộc mặc cả trước đại hội đã quyết định phần lớn kết quả. Continue reading “Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào”

Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước. Continue reading “Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng”

Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ

Với việc Hoa Kỳ có một chính quyền mới khi tân Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng hôm 20/1 trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam sắp quyết định đường hướng lãnh đạo cho 5 năm tới tại Đại hội Đảng 13, một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù sẽ đi theo chiều hướng nào và Việt Nam cần làm gì để tránh khả năng bị trừng phạt trả đũa mở ngỏ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump

Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vài ngày tới sẽ khai mạc để chọn ra những nhà lãnh đạo mới và đưa ra những chính sách cho 5 năm tiếp theo. Trọng tâm của đường lối chính sách của Hà Nội, theo các nhà quan sát, là đối phó với những thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, mà trong đó Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược quan trọng. Continue reading “Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ”

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi bước vào vai trò là người đứng đầu đảng cộng sản Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một thách thức ngoại giao: tiếp tục tỏ ra trung thành với đồng minh lâu đời hơn là Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế của đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất của ông đang được nâng đỡ bởi Trung Quốc, gã khổng lồ ngày càng quyết đoán ở phương bắc.

Các nhà quan sát chính trị Lào lâu năm nói rằng đó là một hành động cân bằng mong manh ở đất nước “sân sau” do những người cộng sản cai trị ở Đông Nam Á mà Thongloun đã tiên liệu. Rốt cuộc, chính trong nhiệm kỳ 5 năm của ông trên cương vị thủ tướng Lào, Trung Quốc đã vượt qua Việt Nam trở thành chủ nợ, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng xếp cao hơn Việt Nam trên tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan. Continue reading “Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam”

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Continue reading “Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam”