So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19

staff

Tác giả: GS. Li Chuanbin | Biên dịch: NNC Phạm Thị Hảo

Từ thế kỷ XIX trở đi, trong bối cảnh phục hưng tôn giáo phương Tây và mở rộng chế độ thực dân, đạo Cơ đốc phát triển rất mạnh tại các nước phi Cơ đốc giáo. Ở các nước Á châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, việc truyền bá đạo Cơ đốc phát triển với mức độ khác nhau và có những ảnh hưởng rất lớn. Ở bốn nước này, do bối cảnh văn hóa và chính trị tương tự nên đạo Cơ đốc có chỗ giống, chỗ khác.

Hiện nay, giới học thuật đã có nhiều nghiên cứu so sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, còn việc so sánh tình hình ở Trung Quốc và Việt Nam thì rất ít.

Chuyên luận này sơ bộ so sánh ở phương diện bối cảnh chính trị, phương thức truyền bá và quá trình tiếp nhận đạo Cơ đốc. Continue reading “So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19”

Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18

Hai-Van-Pass

Nguồn:  Li Tana, “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the 17th and 18th Century”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 29, No. 1 (Mar., 1998), pp. 111-121.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. Quyển sách của bà, “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Bài dưới đây viết về vương quốc của họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay người Phương Tây gọi là Cochinchina. Chỉ trong vòng 200 năm, nó đã kiểm soát phần diện tích bằng ba phần năm lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay. Những trải nghiệm của việc mở rộng biên giới về phía nam này có vẻ như đặt vấn đề về hình ảnh của một Việt Nam rất khác so với vùng lãnh thổ phía bắc khi đó, mở ra cánh cửa đến một thế giới khác, thế giới mà trong đó sự đa dạng được chấp nhận và tận dụng cho sự phát triển của chính Việt Nam. Continue reading “Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

King_Chulalongkorn_and_Family-e1429276363524

Tác giả: Phạm Quang Minh

I. Đặt vấn đề

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cách đây hơn hai thế kỷ, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá? Continue reading “Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại”

Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?

kra

Nguồn: Graham Ong-Webb,  “New Viet port a clue to Kra Canal?”, The Straits Times, 20/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bàn tán về tuyến đường biển có thể sắp được xây dựng vẫn còn chưa kết thúc. Kênh đào Kra, nếu được hiện thực hóa, sẽ được xây cắt ngang eo đất Kra của Thái Lan, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore.

Ý tưởng lâu đời về một kênh đào nối thẳng Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương như vậy đang vấp phải nhiều nhạy cảm địa-chính trị khu vực. Các tiến triển gần đây cho thấy sự nhạy cảm gia tăng khi liên quan đến cả quan hệ Trung– Mỹ. Điều này càng rõ ràng hơn sau khi truyền thông Trung Quốc loan tin vào tháng 5 rằng Trung Quốc và Thái Lan đã ký một bản ghi nhớ tại Quảng Châu để xây dựng kênh đào Kra với chi phí khoảng 28 tỷ đô la Mỹ. Giới chức hai nước nhanh chóng bác bỏ thông tin trên chỉ trong vài ngày. Continue reading “Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)

Referendum-Diem-v.-Bao-Dai.-Oct.-23-1955

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Ngô Đình Diệm vận động Bảo Đại

Ngô Đình Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đã nhắc đến: “Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đình Diệm kể lại là ông đã gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Ðại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Ngô Đình Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Ðề nghị này có vẻ là bước lùi của Ngô Đình Diệm, vì trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đòi quyền tự trị lãnh thổ thì ông mới đồng ý phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Ðại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đình Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại trình bày việc này trong hồi ký của ông. Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)

51424925-new

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller trình bày những hoạt động của Ngô Ðình Diệm trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đã chủ động tìm cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “… Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Ðại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”  Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)”

Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12

NTDung1

Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam’s China factor”, APPS Policy Forum, September 2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​tổ chức đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề,  trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc cứ năm năm một lần. Một đại hội điển hình thường kéo dài năm ngày với sự tham dự của khoảng 1.400 đại biểu đại diện cho 63 đơn vị hành chính của Việt Nam (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương), các tổ chức đảng trong chính phủ trung ương, và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Continue reading “Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12”

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

500_tranh-tet

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. Continue reading “Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)

ngo_dinh_diem_22_FLPT

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm, 1953-1954

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đình Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của mình ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Bốn năm kể từ ngày ký kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đã nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất mãn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ý thức được rằng thời gian đã chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)

4-4-1955

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Bước lưu vong của Ngô Đình Diệm ở Mỹ, 1950-1953

Vào đầu năm 1950, không gian cho cuộc vận động chính trị của Ngô Đình Diệm giảm xuống trầm trọng do sự phát triển của tình hình ở cả Ðông Dương và nước ngoài. Vào tháng 2 năm đó, Việt Minh đã đạt được một đột phá về ngoại giao khi cả Trung Quốc và Liên Xô đều chính thức thừa nhận và ủng hộ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khi đó, việc phê chuẩn Hiệp ước Elysée sau một thời gian trì hoãn dài dẫn đến việc Mỹ và Anh chính thức hậu thuẫn cho Quốc gia Việt Nam và Bảo Ðại. Những thay đổi trên trường quốc tế này báo trước các lập trường chính trị ở Ðông Dương trở nên cứng rắn hơn. Với việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giờ đây nghiêng về khối cộng sản, Hồ Chí Minh và các đồng sự không còn muốn nhượng bộ để đạt được sự hợp tác với các phe nhóm quốc gia không cộng sản như trước nữa. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Continue reading “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)

A joint session of South Vietnam's National Assembly votes on Sunday, April 28, 1975 to ask President Tran Van Huong to turn over his office to Gen. Duong Van Minh. The assembly made a move in the 11th hour to attempt to negotiate a settlement with the Communist forces. (AP Photo/Errington)

Nguồn: K. W. Taylor, “Introduction: Voices from the South”, in K. W. Taylor (ed), Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) (Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014), pp. 1-8.

Biên dịch: Tuong Vu

Người Mỹ chúng ta thường nghĩ về chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như một định chế thống nhất trong hai thập kỷ (1955-75) khi quốc gia này là đồng minh của Hoa Kỳ. Thực ra, nền chính trị của VNCH trải qua nhiều thăng trầm của cuộc chiến tranh: đầu tiên là một chế độ độc tài, sau đó là một giai đoạn hỗn loạn, rồi đến một thời kỳ thử nghiệm dân chủ đại nghị khá ổn định. Trong phần lớn các bài viết, dù là nghiên cứu học thuật hay báo chí, VNCH hiện lên như một chế độ độc tài, tham nhũng, và hỗn loạn. Hình ảnh này mang tính chất phiến diện, cường điệu, và dựa trên những biến cố trong hai thời kỳ đầu của VNCH. Đã có rất ít nỗ lực đánh giá những thành tựu của VNCH trong tám năm cuối.

Tác giả của các bài viết trong tập sách này là những người đã cố sức xây dựng một thể chế hiến định của chính phủ đại nghị trong bối cảnh một cuộc chiến tranh tuyệt vọng với đối phương là một nhà nước độc tài toàn trị. Đây là thời kỳ Đệ nhị cộng hòa (1967-1975). Nhiều người Việt đã đặt niềm hy vọng vào nền Đệ nhị cộng hòa, và qua nó chiến đấu và nỗ lực đóng góp cho tương lai của một Việt Nam-phi-cộng-sản. Qua tập sách này chúng tôi muốn đem câu chuyện của họ đến với bạn đọc vì những thành tựu của thời kỳ đó không phải nhỏ. Continue reading “Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)”

Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ

27_ongTQC_DSC_0034

Tác giả: Vũ Khoan

Thế là tiếng nói, giọng cười hào sảng ấy đã tắt! Tôi trộm nghĩ, mình không nhầm khi nói rằng, các anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều dành cho Anh niềm tiếc thương vô hạn. Bởi, trong tâm trí mọi người, Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực và công tâm.

Từng xông pha trận mạc khi đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành, Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: Khi thì làm Phó Chủ nhiệm khoa của trường Đại học Ngoại giao – Ngoại thương, khi lại phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao như Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu… Lúc thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau đó là Đại sứ ở Thái Lan. Continue reading “Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ”