BT Nguyễn Cơ Thạch và những thăng trầm ngoại giao VN

Tác giả: Tô Lan Hương

20140701161552-nguyencothach

Có một sự trùng hợp đặc biệt là không chỉ cùng nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh và cha ông – cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cùng là những người đại diện cho nền ngoại giao nước nhà ở những giai đoạn khó khăn của đất nước. TVN xin được giới thiệu loạt tư liệu về con đường trở thành nhà ngoại giao của cha con Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch – Phạm Bình Minh do bà Phan Thị Phúc – phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và ông Phan Doãn Nam – trợ lý của ông cung cấp, để độc giả có thể hiểu hơn về gia đình rất đặc biệt này. Continue reading “BT Nguyễn Cơ Thạch và những thăng trầm ngoại giao VN”

Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape

vietnam-japan-leaders-reuters-180314

Author: Do Thi Thuy

Source: Japan Institute of International Affairs Working Paper series

Abstract: Unlike the other complicated bilateral relationships in East Asia, Vietnam and Japan are the two generally ‘problem-free’ neighbours. Despite having been ‘strategic partners’ since 2006, due to domestic and external constraints, until recently this strategic partnership was mainly confined to the economic domain. However, with the changing regional political landscape stemming from China’s growing unilateralism and assertiveness in territorial disputes, the ambiguity of U.S. commitment to Asia, Continue reading “Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape”

Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế

nhamay-dam-ca-mau---nguon-pvcfc.com.vn

Tác giả: Lê Trung Tĩnh – Trần Bằng

Đối với Trung Quốc, từ năm 2001, Việt Nam liên tục nhập siêu và cán cân thương mại ngày càng thâm hụt lớn. Trong khi Hoa Kỳ và EU (liên minh châu Âu) là các đối tác mà Việt Nam liên tục xuất siêu, đối với Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu. Continue reading “Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế”

Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?

Tác giả: Vũ Khoan

ap540721012_geneva_conference_1954

Thấm thoắt đã 60 năm kể từ khi diễn ra hai sự kiện lịch sử của nước ta liên quan mật thiết với nhau. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông dương. Về hai sự kiện này đã có cơ man bài viết, cuốn sách; bổ sung điều gì mới mẻ thật khó. Tuy nhiên mỗi người lại có thẻ rút ra điều gì đó có ích cho mình và tôi muốn chia xẻ vài suy ngẫm rất riêng tư về những bài học rút ra qua Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 qua một số tài liệu vừa đọc được. Continue reading “Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?”

Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Lê Phương Cát Nhi

scarborough-china-vs-phil-International-Tribunal-on-the-Law-of-the-Sea-20130122

Những cẳng thẳng trên các khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đông đến Biển Đông, khơi dậy những thảo luận về khả năng một “liên minh pháp lý” đang hình thành giữa ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. “Liên minh” này bao gồm những nước đang phải chịu đựng áp lực từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng ngoại giao và luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.

Những động thái hàm ý

Những động thái ngoại giao gần đây cho thấy rõ xu hướng xích gần lại của ba nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 2014, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc khi thách thức Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên toà án quốc tế. Continue reading “Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”

Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants

Author: Le Hong Hiep

Source: The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 26, No. 2, June 2014, 175–191.

Abstract: This article seeks to provide an investigation of the influence of economic factors on the dynamics of Vietnam’s South China Sea disputes with China as well as the shaping of its related strategy. The article argues that since the late 1980s economic factors have contributed significantly and in different ways to the evolving dynamics of the bilateral disputes. Vietnam’s effective exploitation of the sea’s resources for economic development and China’s moves to counter such efforts have generated constant tensions in their bilateral relationship. Continue reading “Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants”

Việt Nam không cần đồng minh?

Tác giả: Tống Văn Công

china-vietnam-meet

Cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội  do ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chủ trì. Có phóng viên đặt câu hỏi:

Trong cuộc điện đàm mới đây với ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Quan điểm của ông thế nào?”

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: Continue reading “Việt Nam không cần đồng minh?”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

Việt Nam đi dưới bóng đè của gã khổng lồ Trung Quốc

Tác giả: David O. Dapice – Vũ Thành Tự Anh

Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một gia tăng, nhiều người đã đề cập tới nguy cơ Trung Quốc cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thậm chí, một số người còn cho rằng việc Việt Nam chần chừ, chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là do e ngại nguy cơ bị Trung Quốc cấm vận. Continue reading “Việt Nam đi dưới bóng đè của gã khổng lồ Trung Quốc”

Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc quyết định di chuyển dàn khoan Hải Nam số 9 (Hai nan jiu hao) vào biển Đông, mà cụ thể là tới tọa độ gần cửa vịnh Bắc Bộ, cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền của mình tại biển Đông. Bất chấp các phản ứng của Việt Nam cũng như bất chấp việc uy tín của mình đang bị giảm xuống nhanh chóng, hành vi của Bắc Kinh đã chứng minh rằng các cách tiếp cận “mềm dẻo” hiện tại của Việt Nam trên thực địa đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Continue reading “Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền”

Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung

Tác giả: Chu Công Phùng*

1/ Xin ông lý giải vì sao TQ rầm rộ tiến hành chiến dịch xâm lấn, đặt gian khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 5/2014? Mục đích chính của chiến dịch này là gì?

Trả lời:  Hơn một tháng qua không ít nhà phân tích trong nước và ngoài nước đã phân tích từ nhiều góc độ về nguyên nhân và mục đích Trung Quốc tiến hành chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Kết hợp các yếu tố quốc tế, khu vực và nội bộ Trung Quốc, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền Trung Quốc hạ quyết tâm và hung hăng thực hiện chiến dịch xâm lược vào thời điểm hiện tại, đó là: Continue reading “Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung”

Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Trung

Một thế giới biến động

Tiếp theo những sự kiện gây hấn liên tục từ mấy năm nay ở Hoa Đông và khu vực bãi Scarbourough, sự kiện giàn khoan HD 981 và việc Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các căn cứ nổi tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập thuộc nhóm các đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đánh chiếm năm 1988) đánh đi một tín hiệu báo động với các nước trong khu vực và cả thế giới: Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thực hiện quyết liệt khát vọng bá chiếm Biển Đông, với mục tiêu trước mắt trở thành đế chế đại dương. Continue reading “Việt Nam phải thay đổi để đối phó với Trung Quốc”

VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?

Tác giả: Dương Danh Huy

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”. Continue reading “VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?”

Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung

Tác giả: Trần Văn Thọ

Sau khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và kéo theo là tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước, đã có nhiều ý kiến cho đây là cơ hội để Việt Nam thoát Trung.

Đúng là như thế. Nhưng phải hiểu bản chất của quan hệ kinh tế Việt Trung và phân tích nguyên nhân dẫn tới quan hệ bất bình thường trong thời gian qua mới đề ra được chiến lược, đối sách có hiệu quả.

Continue reading “Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung”

Vietnam in 2013: Domestic Contestation and Foreign Policy Success

Title: Vietnam in 2013: Domestic Contestation and Foreign Policy Success

Author: Carlyle A. Thayer

Source: Southeast Asian Affairs 2014, pp. 353-372.

Introduction

The year 2013 marked the mid-way point in the tenure of the Vietnam Communist Party (VCP) Central Committee elected at the eleventh national party congress in 2011. During the year the Central Committee began to assert its prerogative as the party’s executive authority between national party congresses. The Central Committee’s new political assertiveness has been at the expense of party Secretary General Nguyen Phu Trong and his supporters in the Politburo. The Central Committee’s assertiveness also strengthened the power and influence of Prime Minister Nguyen Tan Dung. Continue reading “Vietnam in 2013: Domestic Contestation and Foreign Policy Success”

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, thông tin về sâu máy tính Flame có những khả năng gián điệp tinh vi hoành hành ở khu vực Trung Đông suốt 5 năm qua đã làm cho mối quan ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh mạng hay xâm hại an ninh quốc gia thông qua không gian ảo ngày càng trở nên sâu sắc. Continue reading “Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng”

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp | Biên dịch: Trâm Anh

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Continue reading “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”