Đã tới lúc Việt Nam tìm đối tác an ninh?

1417444163

Tác giả: BBC Việt Ngữ

Liệu năm 2015 là năm Việt Nam có thể cân nhắc đổi mới chính sách ‘không liên kết’ của mình để tìm kiếm một đối tác giúp bảo đảm hữu hiệu hơn độc lập, chủ quyền và các quyền lợi quốc gia của mình trước kinh nghiệm Giàn khoan 981 từng diễn ra trong năm cũ?

Đó là một trong các chủ đề được các chuyên gia và nhà quan sát trong nước chia sẻ với BBC trong dịp đầu năm 2015 và bàn về nét mới trong chiến lược ngoại giao và an ninh ở khu vực của Việt Nam trong năm mới.

Hôm 02/01/2015, Giáo sư Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn đường lối chiến lược cho Bộ chính trị và Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận định về khả năng có giảm sóng gió hay không trên Biển Đông, sau cuộc căng thẳng giàn khoan Hải Dương 981 trong năm do Trung Quốc gây ra. Continue reading “Đã tới lúc Việt Nam tìm đối tác an ninh?”

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

china-us1

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?

Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương. Continue reading “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981

bac-kinh-tuyen-bo-rut-hd981-khoi-bien-dong-1405476202-4z894c

Tác giả: Trần Văn Thành

Từ 02/5 đến 15/7/2014, Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (sau đây gọi là sự kiện giàn khoan 981). Hành động này đã tạo ra thách thức to lớn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh khu vực.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Việt Nam đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó ngoại giao (bao gồm ngoại giao nhà nước, ngoại giao quân sự và ngoại giao nhân dân) đóng vai trò hết sức quan trọng. Continue reading “Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981”

Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?

HQ183 Ho Chi Minh City Vietnam navy 2

Tác giả: Shang-su Wu | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Sự đầu tư đáng kể gần đây của Việt Nam vào khí tài quân sự là nhằm mục đích đối phó với một môi trường chiến lược đang biến chuyển. Nhưng liệu điều đó có tạo nên bất kỳ khác biệt đáng kể nào trong việc cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông hay không?

Trong mười năm qua, Việt Nam đặc biệt tập trung các khoản đầu tư quốc phòng vào năng lực không quân và hải quân, bao gồm việc mua máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Project 636, cùng với một số loại tên lửa và tàu nổi. Continue reading “Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?”

Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

8B47E884-D6E4-4CEC-BD24-7A9F5B0EBA62_mw1024_s_n

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015 sắp tới sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình quan hệ Việt – Mỹ, đó là kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995). Trong suốt gần 20 năm qua, quan hệ giữa hai “cựu thù” đã đạt được những tiến triển nhanh chóng khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên, và giờ hai bên đã là “đối tác toàn diện” của nhau. Tuy nhiên, quan hệ song phương nhìn chung vẫn còn mới ở giai đoạn sơ khởi, đã xây dựng được những nền tảng căn bản nhưng vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai phá. Trong năm 2015 cũng như những năm sau đó, hai nước cần phải cùng nhau tiếp tục nỗ lực để quan hệ song phương đạt được những phát triển thực chất và sâu sắc hơn. Continue reading “Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới”

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

thanhdo

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải

 [Năm 1986]

Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa

Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.

[Năm 1989]

Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Continue reading “Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô”

“The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956

20110712-chia-cắt1

Source: Jessica Elkind, “The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956″, Diplomatic History, Vol. 38, No. 5 (2014), pp.987-1016.

In the months following the 1954 partition of Vietnam, nearly one million people fled their homes north of the seventeenth parallel, hoping for better and more secure lives in the south. Many of those fleeing had served in the French colonial administration and were Catholics, and they feared political or religious persecution under Ho Chi Minh’s government. South Vietnamese and American officials actively encouraged and supported the migration, despite the fact that the influx of northerners presented immediate challenges both to the southern government and to the partnership between Washington and Saigon. Continue reading ““The Virgin Mary is Going South”: Refugee Resettlement in South Vietnam, 1954–1956”

Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

141017141720_do_muoi_512x288_xinhua

Tác giả: Lý Gia Trung[1] | Biên dịch: Nguyên Hải

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước ra Thông cáo chung, tuyên bố thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung –Việt, từ đó kết thúc trạng thái đối lập trong mối quan hệ giữa hai nước kéo dài tới 13 năm. Cần nói rằng để đạt được mục tiêu ấy, cả hai bên đều đã có những cố gắng lớn, trong đó cuộc gặp Thành Đô tháng 9-1990 giữa người lãnh đạo hai nước có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó đánh dấu điểm ngoặt trong mối quan hệ Trung-Việt, không những san bằng con đường bình thường hóa mối quan hệ này mà còn có ảnh hưởng sâu sắc lâu dài tới sự tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước. Continue reading “Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô”

Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương

may_bay_trinh_sat_P3C_Orion

Tác giả: Trương-Minh Vũ & Ngô Di Lân

Quá trình thiết lập mối quan hệ đối tác quân sự “ngầm” giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được một bước tiến quan trọng. Trong chuyến thăm Washington mới đây của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì lý do an ninh hàng hải.

Bước tiến này cho thấy rằng cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song phương. Lâu nay Mỹ luôn cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm bởi sự khác biệt trong hệ thống giá trị và chính trị giữa hai bên. Sự dè dặt trong việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí được thể hiện một cách rõ ràng qua nhiều tiếng nói bày tỏ quan ngại rằng những vũ khí này sẽ được sử dụng với mục đích đàn áp những người “bất đồng chính kiến”. Continue reading “Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương”

Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

ngoai-truong-kerry-moi-ptt-pham-binh-minh-tham-my

Tác giả: Đinh Hoàng Thắng

Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21.

Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng. Continue reading “Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ”

Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

VietnamEconomy-621x321

Title: Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

Author: Rina Bhattacharya

Source: Journal of Asian Economics 34 (2014) 16–26

Abstract: This paper provides an overview of inflation developments in Vietnam in the years following the doi moi reforms, and uses empirical analysis to answer two key questions: (i) what are the key drivers of inflation in Vietnam, and what role does monetary policy play? and (ii) why has inflation in Vietnam been persistently higher than in most other emerging market economies in the region? It focuses on understanding the monetary policy transmission mechanism in Vietnam, and in understanding the extent to which monetary policy can explain why inflation in Vietnam has been higher than in other Asian emerging markets over the past decade. Continue reading “Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia”

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’

1-Khmer-Krom-Monks

Tác giả: Nguyễn Văn Huy

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết: Continue reading “Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’”

Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam

9190668190_d37bf4008f_c_800

Tác giả: Duong Tran | Biên dịch: Lê Văn Sang

Việt nam có nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao khả năng sản xuất điện nếu muốn duy trì mức độ tăng trưởng như hiện nay. Chính phủ Việt nam đã đặt ra một kế hoạch tham vọng để thỏa mãn nhu cầu điện trong tương lai, nhưng làm sao tận dụng được nhiều nguồn năng lượng vẫn còn là một thách thức. Trong phạm vi vấn đề này, thỏa thuận hợp tác hạt nhân Việt-Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình ngành sản xuất điện của đất nước này trong nhiều thập kỷ tới. Continue reading “Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam”

Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?

CstoG480

Tác giả: Trương Minh Vũ & Nguyễn Thành Trung | Biên dịch: Thụy Điển

Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh đã có chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Trung Quốc trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau sự kiện giàn khoan 981 vào tháng 5. Truyền thông chính thống của Việt Nam tường thuật mục đích chính của chuyến đi là nhằm phục hồi và cải thiện mối quan hệ giữa hai Đảng và hai quốc gia. Ông Lê Hồng Anh, người đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị, đã gặp gỡ với nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?”

Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam

20140619_YangJiechi_reuters_0

Tác giả: Lê Thu Hường

Kể từ khi vượt qua những năm tháng bị cô lập đến cuối những năm 1990, Việt Nam đã theo đuổi chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”. Từ năm 2001, Việt Nam đã bắt đầu thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ đối tác được định nghĩa một cách linh hoạt, bao gồm: “toàn diện”(tăng cường quan hệ song phương và ngoại giao kinh tế), “chiến lược” và “chiến lược toàn diện” (mức cao nhất của hợp tác dựa trên mối quan hệ dài hạn).

Năm 2013, một năm đặc biệt hiệu quả của ngoại giao Việt Nam, Hà Nội thành lập sáu mối quan hệ đối tác mới, một trong số đó là với Mỹ. Continue reading “Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam”

#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

ngo-diemx-large

Nguồn: Zi Jun Toong (2008). “Overthrown by the Press: The US Media’s Role in the Fall of Diem”, Australian Journal of American Studies, Vol.27, No.1, pp. 56-72.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1963 là năm mà các tín đồ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó là dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Diễn ra trong bối cảnh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của chủ nghĩa toàn cầu, các tín đồ Phật giáo này nhận thức rằng sự xuất hiện của các cố vấn Mỹ – và quan trọng hơn cả là báo chí quốc tế – tại miền Nam Việt Nam như một phần của nỗ lực chiến tranh chống lại Chủ nghĩa cộng sản, đã cho họ cơ hội công khai sự đấu tranh của mình trước thế giới và thúc đẩy phong trào của họ. Continue reading “#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm”

Việt Nam giữa trật tự thế giới mới

rbth_cover_china_r_2922800b

Tác giả: Phan Công Chánh

Câu hỏi tôi muốn đặt lại để suy nghĩ trong bài này là: Có phải một trật tự thế giới mới đang trong tiến trình hình thành với cuộc tranh hùng quyền lực toàn cầu kiểu mới giữa ba tay chơi quyền lực quốc tế siêu cường Mỹ, đại cường Nga, đại cường Trung Quốc là nội dung chính của nó?

Sự sụp đổ của đế quốc Nga Xô đã dẫn đến sự thay thế của “một trật tự thế giới lưỡng cực” (với cuộc tranh hùng bá chủ thế giới tay đôi Mỹ – Nga) bằng “một trật tự thế giới nhất cực” (với sự lãnh đạo hoàn cầu của siêu cường Mỹ). Nhưng sự “trỗi dậy” nhanh chóng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo có viễn kiến của Đặng Tiểu Bình và những lãnh tụ kế nghiệp cũng như sự phục hồi quyền lực nội tại của Nga dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Vladimir Putin đã góp phần tạo dựng điều kiện cho sự hình thành một trật tự thế giới mới. Continue reading “Việt Nam giữa trật tự thế giới mới”

Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981

140528144128-china-vietnam-ship-5-14-2-horizontal-gallery

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981”

Bao nhiêu bản đồ thì đủ?

Tác giả: Phạm Thị Hoài

BandoTQkocoHoangSa

Người ngoại đạo như tôi, sống ở thời Google Map, đứng trước những tấm bản đồ cổ phương Tây, chữ Latinh hẳn hoi, thường chỉ ngắm chứ không thực sự hiểu. Giống như xem những chiếc răng, hộp sọ, lưỡi rìu mấy ngàn năm gì đó trong bảo tàng. Còn bản đồ cổ, châu Á, lại chữ Hán, trông như tranh của Hans Hartung đè lên Tề Bạch Thạch trong tinh thần “Phẳng chung thủy“, thì chịu, hoàn toàn phải nhờ giới chuyên môn thuyết trình. Continue reading “Bao nhiêu bản đồ thì đủ?”