Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Hưng Long (1293-1314)

Tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 9 [4/1293], tức Anh Tông năm Hưng Long thứ nhất, Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức vua Anh Tông.

Thái tử lên ngôi, xưng là Anh Hoàng, bầy tôi dâng tôn hiệu Ứng Thiên quảng vận nhân minh thánh hiếu Hoàng đế, tôn vua cha làm Hiếu nghiêu quang thánh thái Thượng hoàng đế, và tôn mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ bảo thánh hoàng thái hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)”

Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao “quản lý” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi Đảng Cộng sản Việt Nam như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nam bất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng chiến tranh “nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp” (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc. Continue reading “Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?”

Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại

Tác giả: Đổng Thành Danh

1. Dẫn luận

Champa – Thượng (Le Haut Champa) là cách mà J. Dournes1 gọi tên vùng đất cao Tây Nguyên trong thời kỳ cổ trung đại, thời kỳ mà phần lớn lãnh thổ cao nguyên này thuộc về vương quốc Champa hoặc có một mối quan hệ chặt chẽ với Champa ở miền đồng bằng.2 Vùng đất này, thuộc Cao nguyên Trường Sơn Nam, không chỉ giới hạn ở các tỉnh Komtum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía Tây của các tỉnh Miền Trung nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á.3

Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong khi một số các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên,4 một số các nghiên cứu mang tính học thuật hơn lại cố gắng lý giải sâu hơn các mối liên kết này, không chỉ trên bình diện dân tộc học mà còn dựa trên các tương tác về chính trị liên vùng trong quá khứ.5 Continue reading “Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại”

Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020

Năm 2020 có thể coi là một năm thành công của ngoại giao Việt Nam bất chấp những khó khăn do Covid-19 bủa vây, nhất là với việc tổ chức thành công các sự kiện liên quan đến năm chủ tịch ASEAN.
Tuy nhiên, những dấu ấn của ngành đối ngoại của Việt Nam trong năm qua không chỉ có thế.
Hãy cùng xem clip hữu ích này để nhìn lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020. Continue reading “Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020”

Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 29/11/1967, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố rằng Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ rời vị trí của mình để trở thành người điều hành Ngân hàng Thế giới. “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không biết mình đã nghỉ việc hay bị sa thải nữa,” McNamara chia sẻ nhiều thập niên sau đó. “Có lẽ là cả hai.”

Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”

Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào ngày 17 tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 4 [1288], sau khi chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng trở về quê cũ Long Hưng [huyện Đông Hưng, Thái Bình] làm lễ dâng tù tại Chiêu Lăng:[1]

Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng tù thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn. Cho đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng: Continue reading “Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông”

Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tạp chí Tri Tân, số 2, ngày 10/6/1941 có bài nghiên cứu của học giả Chu Thiên Hoàng Minh Giám với nhan đề Một nữ anh hùng bị mai một! Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng.Trong bài viết, học giả trưng lên sự tích liệt nữ họ Lương, ghi trong U Linh Lục do Thượng thư Lê Tung, vị quan đời Lê Uy Mục [1505] soạn. Học giả thuật lại như sau:

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên nay thuộc Nam Định chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng, dù hèn hạ cũng cam; miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận. Continue reading “Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi duyệt qua Toàn Thư, chính sử nước ta, về đề tài Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai; chúng tôi lại một lần nữa đào sâu thêm, qua việc phối kiểm cùng Nguyên SửAn Nam Chí Lược. Nguyên Sử là chính sử Trung Quốc; riêng An Nam Chí Lược, tác giả là một học giả người Đại Việt, tuy thời thế đưa đẩy từng tham gia cuộc chiến này, đứng vào phe Nguyên Mông; nhưng ngòi sử bút của ông rất đáng tin cậy.

Tương tự như Toàn Thư chép ở bài trên,“Tháng 11 [1284], sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ [Hồ Quảng], nước Nguyên xin hoãn binh.”; phần Bản Kỷ trong Nguyên Sử cũng ghi các Sứ thần An Nam như Trần Khiêm Phủ, Nguyễn Đạo Học, lần lượt đưa sản vật địa phương sang cống nhà Nguyên; nhưng mục đích là xin hoãn binh: Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử”

Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ hai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Bản chất của đế quốc Nguyên Mông là liên tục xâm lược, vó ngựa trường chinh của chúng vươn sang đến tận châu Âu; nhưng lúc hoãn lúc gấp, tùy theo tình hình chung. Về phía nam, năm 1253 diệt xong nước Đại Lý tại Vân Nam; năm 1257 theo đường Vân Nam xâm lăng nước ta, nhưng bị đẩy lui. Năm 1259 lịch sử Nguyên Mông trải qua bước ngoặt quan trọng, Đại hãn Mông Kha tấn công thành Điếu Ngư tại Tứ Xuyên, bị thương rồi mất; người em là Hốt Tất Liệt phải tạm hòa với nhà Tống và nước ta để trở về phương Bắc tranh quyền lãnh đạo. Sau khi giành được ngôi cao xưng là Nguyên Thế Tổ vào năm 1260, Hốt Tất Liệt cho quân quay lại phương nam đánh quân Tống tại phòng tuyến Tương Dương [Hồ Bắc]. Năm 1279, đúng vào năm Vua Trần Nhân Tông mới lên ngôi; quân Nguyên đánh úp quân Tống tại Nhai Sơn, tỉnh Quảng Đông; Tống thua, Tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Continue reading “Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ hai”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Bảo: 1279-1284; Trùng Hưng:1285-1292

Vua tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh ngày 11 tháng 11 năm Nguyên Phong năm thứ 8 [1258]. Vua tinh thần sáng suốt thông tuệ, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng; cáng đáng việc lớn thành công, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 10 năm, thọ 51 tuổi, băng tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng; với bản tính nhân từ hòa nhã, cố kết lòng người, thực là đứng minh quân.

Năm Thiệu Bảo thứ 1 [1279]; vào ngày mồng 1, tháng Giêng, đổi niên hiệu là Thiệu Bảo, đại xá. Nước Chiêm Thành sai Chế Năng, Tra Diệp sang cống; bọn Chế Năng xin ở lại làm nội thần, nhưng vua không nhận. Lập bà phi Trần thị làm hoàng hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông (P1)”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào tháng 2 năm Thiệu Long thứ 12 [1269]; Chiêm Thành dâng voi trắng.

Tháng 6, trời hạn hán rồi có mưa; mãi đến tháng 7, dân mới cày cấy được.

Tháng 9, phong Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân.

Tháng 10, được mùa nhỏ.

Tháng 12, sứ nhà Nguyên Lung Hải Nha sang dụ về việc biên giới. Vua sai Lê Đà, Đinh Củng Viên sang Nguyên thương lượng.

Riêng Nguyên Sử chép vào tháng 11 Vua nước ta sai Sứ sang cống Nguyên: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Long 1258-1272; Bảo Phù 1273-1278.

Trần Thánh Tông tên húy là Hoảng, sinh vào giờ Ngọ ngày 25 tháng 9 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), sau đó được lập làm Hoàng thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Nguyên Phong thứ 8 [1258] được Vua cha Thái Tông nhường ngôi; ở ngôi Vua 21 năm, nhường ngôi cho Vua Nhân Tông 13 năm, thọ 51 tuổi. Vua trung hiếu nhân từ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau; nhờ đó cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.

Vua lấy con gái thứ năm của Yên Sinh Vương tên là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân; ít lâu sau, phong Hoàng hậu; ngày 11 tháng 11 [1258] sinh Hoàng trưởng tử Khâm. Cùng tháng 11, phong em là Trần Quang Khải làm Chiêu Minh Đại Vương. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)”

Hợp tác Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Tác giả: Lê Vinh Quốc

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mãi mãi là một trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc cách mạng vĩ đại này, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà đông đảo công chúng ít được biết tới, trong đó có vấn đề về quan hệ Việt-Mỹ trong quá trình cách mạng. Dưới đây là một số sự kiện chủ yếu về mối quan hệ đó.                                                        

Bối cảnh cách mạng

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định “đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng, để giành lấy độc lập dân tộc”[1] là đường lối của Đảng. Năm 1940, nước Pháp đầu hàng phát xít Đức và Nhật Bản kéo vào Đông Dương, Đảng chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật để giành độc lập. Continue reading “Hợp tác Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám 1945”

Ngoại giao Việt Nam: Những năm đầu thành lập

Tác giả: ĐS Hoàng Vĩnh Thành

Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 28/8/1945, thời gian đầu (từ ngày 28/8/1945 đến ngày 2/3/1946 và từ tháng 11/1946 đến tháng 3/1947) do Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh trực tiếp kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Như vậy, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người sáng lập, lãnh đạo, đồng thời trực tiếp tiến hành hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam độc lập. Vốn là thuộc địa của Pháp, không có vị trí và quyền hành gì trong quan hệ đối ngoại, khi trở thành quốc gia độc lập, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải xây dựng bộ máy chính quyền nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng từ “con số không”. Continue reading “Ngoại giao Việt Nam: Những năm đầu thành lập”

Đại Việt lần đầu đánh bại quân Nguyên Mông 

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đời Vua Trần Thái Tông, đầu năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 20 [1251], đổi sang niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất :

Ngày Tân Hợi, mùa xuân, tháng 1, nămThiên Ứng Chính Bình thứ 20 [2/1251] Mùa xuân, tháng 1; đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong năm thứ 1.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 5.

Nhà Vua mở tiệc vui trong nội điện, mọi người đều hân hoan ca hát, viên Ngự sử Trần Chu Phổ cũngcùng mọi người đứng dậy, nhưng không hát theo:

Vua ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Ngự sử trung tướng Trần Chu Phổ cũng dang tay theo mọi người, nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói:

‘Sử quan ca rằng, sử quan ca rằng’“. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 5. Continue reading “Đại Việt lần đầu đánh bại quân Nguyên Mông “

Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT) nghĩa là “trường tư thục vì nghĩa (vì dân, không vì lợi ích riêng) ở Đông Kinh (tên thành Thăng Long thời nhà Hồ). ĐKNT mô phỏng hình mẫu Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku慶應義塾) của Fukuzawa Yukichi lập năm 1868 tại kinh đô Tolyo nước Nhật đầu thời Duy tân Minh Trị.

Sáng lập ĐKNT là cố gắng chung của nhiều sĩ phu yêu nước.[1] ĐKNT khai giảng tháng 3 năm 1907 tại Hà Nội. Tuy giấy phép mở trường có nói trường phải “theo phương châm khai hóa của chính phủ bảo hộ”, song thực ra ĐKNT chú trọng giáo dục quần chúng lòng yêu nước, các kiến thức phổ thông (chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật), truyền bá chữ quốc ngữ, tân học, lối sống mới và văn minh phương Tây. Continue reading “Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục”

Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”