Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”

5 hiểu lầm về Christopher Columbus

18941600-mmmain

Nguồn: Kris Lane, “Five myths about Christopher Columbus”, The Washington Post, 08/10/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cơ hội bổ túc kiến thức hằng năm cho trẻ em nay trở nên dễ bị bỏ qua bởi Ngày Columbus đã được thay thế bằng “kỳ nghỉ mùa thu” và nhiều người lao động cũng không còn được nghỉ vào ngày này nữa. Khi người ta nhắc tới Christopher Columbus trên truyền thông hay trong các tiết học, ông thường được tán dương hoặc bị phê phán, tùy thuộc vào quan điểm của người nói. Cả hai trường hợp trên cho thấy, ông vẫn còn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng xem xét lại một số nhầm lẫn lớn nhất về nhà thám hiểm mà tên ông được đặt cho kỳ nghỉ lễ liên bang vào ngày thứ 2 này.

  1. Columbus chứng minh học thuyết “Trái Đất phẳng” là sai.

Trong cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Năm 1492: Cuộc Chinh Phục Thiên Đường” ra mắt năm 1992 do Ridley Scott làm đạo diễn, diễn viên Gérard Depardieu trong vai Columbus đang cùng cậu con trai nhìn về Đại Tây Dương. Continue reading “5 hiểu lầm về Christopher Columbus”

Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ

dienbienphu

Tác giả: Lê Đỗ Huy (trích dịch)

Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:

Continue reading “Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ”

Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)

ottoman

Tác giả: Đặng Văn Chương & Trần Đình Hùng

Lịch sử ra đời, phát triển của đế quốc phong kiến – quân sự Ottoman có quan hệ khá chặt chẽ với sự khủng hoảng, suy yếu rồi diệt vong của đế quốc Byzantine.  Ottoman thì có tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là đế quốc Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn về phía Tây Bắc của khu vực này. Vì thế, trong một thời gian dài quan hệ giữa hai nước luôn nằm trong tình trạng  đối đầu căng thẳng, xung đột và chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai đế quốc diễn biến phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Continue reading “Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

5 hiểu lầm về Bức tường Berlin

berlinwall

Nguồn: Hope M. Harrison, “Five myths about the Berlin Wall”, The Washington Post, 30/10/2014.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Mười năm 2014 đánh dấu 25 năm kể từ ngày thế giới đổi thay với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngày nay sự kiện này có vai trò rất lớn, không chỉ bởi tính lịch sử nổi bật mà còn bởi những giải thích, ký ức và huyền thoại. Nhiều người sẽ nhớ lại hình ảnh người dân Berlin hân hoan nhảy múa trên nóc tường tại Cổng Brandenburg vào buổi chiều hôm ấy, nhưng những  điều thật sự đã xảy ra – và ý nghĩa thật sự của nó – thì lại ít rõ ràng hơn. Hãy cùng phá bỏ những quan niệm sai lầm về di sản thời Chiến tranh Lạnh này.

  1. Bức tường Berlin chỉ là một bức tường.

Thật ra có đến hai bức tường cách nhau 160 thước Anh (khoảng 146m), giữa chúng là một vùng “tử địa” có cảnh khuyển, tháp canh, đèn pha, dây thép, cột chống xe qua lại và lính vũ trang sẵn sàng bắn chết người xâm phạm. Continue reading “5 hiểu lầm về Bức tường Berlin”

Khái quát lịch sử thành cổ Babylon

babylon

Tác giả: George S. Clason

Khi đề cập đến sự phồn thịnh của một đất nước, nhiều người thường nghĩ đến những lâu đài xa hoa lộng lẫy, những vùng đất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng cây, quặng mỏ và thời tiết khí hậu ôn hòa…

Nhưng đối với Babylon, một vương quốc giàu có bậc nhất thời cổ đại, thì không phải như vậy! Vương quốc Babylon tọa lạc bên cạnh dòng sông Euphrate, trong một thung lũng bằng phẳng, nhưng khô cằn và nắng hạn. Nó không hề có những rừng cây, quặng mỏ và đá để xây dựng các công trình quân sự hay dân sự, cũng không nằm trên con đường giao thương thuận lợi. Continue reading “Khái quát lịch sử thành cổ Babylon”

Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?

Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2015-05-18 22:18:02Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Nguồn: How Moses Shaped America“, Time, 12/10/2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Từ thời Cách mạng giành độc lập cho đến thời Chiến tranh lạnh, người anh hùng trong Cựu Ước luôn là biểu tượng tôn giáo dùng để định nghĩa nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay ta có thể rút tỉa được ý nghĩa nào từ nhân vật Moses?

“Chúng tôi đang đứng trước nhiều vị Moses”, Barack Obama đã nói vào ngày 4-3-2007, ba tuần sau khi ông công bố sẽ ra tranh cử tổng thống. Ông tuyên bố như vậy tại Selma, bang Alabama, đứng quanh ông là những chiến sĩ tiên phong của phong trào dân quyền. Obama đã coi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của mình như là một nỗ lực thể hiện truyền thống của Moses, là đưa dân tộc thoát vòng nô lệ và đến bờ tự do. “Xin cảm ơn thế hệ Moses, nhưng chúng ta phải nhớ rằng sau Moses, Joshua còn có một việc phải làm [đó là chinh phục đất Canaan và phân chia cho các bộ lạc Do Thái, ND]. Dù là một nhà lãnh đạo vĩ đại… nhưng Moses đã không vượt qua sông để tận mắt nhìn đất hứa.” Continue reading “Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?”

Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản

12788302_1560222587639193_1737352379_n

Nguồn: Roy Medvedev, “Khrushchev’s Secret Speech and End of Communism,” Project Syndicate, 20/2/2006.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu. Continue reading “Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản”

Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ

Baron_ungern

Nguồn: Nick Danforth, “ISIS, but Buddhist“, The Atlantic, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu chuyện bị lãng quên về một Nam tước khát máu người Nga sẽ chỉ ra những điểm mới và cũ về Nhà nước Hồi giáo (IS).

Khi cuộc tranh cãi về mối quan hệ thực sự giữa IS và truyền thống Hồi giáo kéo dài, các nhà sử học nghiên cứu về Mông Cổ của thế kỷ 20 hẳn sẽ phải thắc mắc tại sao không ai đề cập đến Nam tước Roman Fedorovich von Ungern-Sternberg.

Vào đầu thập niên 1920, Ungern-Sternberg lập ra một nhà nước tự xưng lấy cảm hứng từ tôn giáo đóng tại Ulan Bator (Mông Cổ), khủng bố dân chúng của mình bằng những cuộc tàn sát tàn bạo công khai nhằm hiện thực hóa giấc mơ cứu thế của ông về việc khôi phục một đế quốc xa xưa. Câu chuyện về ông là một sự gợi mở cho bất kỳ ai đang cố gắng tìm hiểu những điểm đặc trưng và không đặc trưng của Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

5 hiểu lầm về bom nguyên tử

bom

Nguồn: Gregg Herken, “Five myths about the atomic bomb”, The Washington Post, 31/7/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Một quả bom khác đã được thả vào ngày 9 tháng 8 ở Nagasaki. Nhiều thập niên sau đó, những tranh cãi và thông tin sai lệch vẫn bao quanh quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II. Kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này là một cơ hội để sửa lại cho đúng năm quan điểm sai lầm đã được ghi nhận rộng rãi về bom nguyên tử.

  1. Bom nguyên tử đã kết thúc chiến tranh

Đối với người Mỹ và hầu như tất cả các sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ, quan điểm cho rằng bom nguyên tử đã dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã là kiến thức mặc định về việc cuộc chiến đã kết thúc như thế nào và tại sao.  Continue reading “5 hiểu lầm về bom nguyên tử”

Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử

fuso

Tác giả: Phạm Thị Thu Giang

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ. Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục. Continue reading “Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử”

Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS

propaganda

Nguồn: Irina Bokova & Sara Bloomfield, “Did Goebbels Win?”, Project Syndicate, 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại Đức vào những năm 1930, các lãnh đạo Đảng Quốc xã đã biết dùng sức mạnh của truyền thông đại chúng nhằm truyền bá lòng hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái. “Tuyên truyền,” Hitler viết, “là thứ vũ khí thực sự khủng khiếp trong tay của một chuyên gia.” Trong quá trình vươn lên nắm quyền, Đức Quốc xã đã triển khai các công nghệ truyền thông hiện đại tinh vi, gồm cả radio và phim ảnh, để giành chiến thắng trong “trận chiến tư tưởng” – và do đó định hình dư luận và hành vi của những người dân vốn có học thức trong một nền dân chủ non trẻ.

Đức Quốc xã đã bị tiêu diệt nhưng tuyên truyền thì vẫn còn, và tiềm năng của nó còn nguy hiểm bao giờ hết. Khi chúng ta kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Giải phóng Trại Tập trung Auschwitz-Birkenau (27/01/1945 – 27/01/2016), các nhóm cực đoan trên toàn thế giới đã sử dụng các công nghệ mới để kích động hận thù và tiếp tục các cuộc giết người hàng loạt và diệt chủng. Continue reading “Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS”

5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp

paris

Nguồn: David A. Bell, “5 myths about the French Revolution”, The Washinton Post, 09/07/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

226 năm sau sự sụp đổ của nhà ngục Bastille, cuộc Cách mạng Pháp vẫn còn khuấy động cảm xúc của hầu hết những nhà sử học như tôi. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hiểu lầm khó mà dập tắt xoay quanh cuộc Cách mạng này. Ngay cả cái tên “Ngày Bastille” dường như vẫn là một cái tên gây nhầm lẫn. Thực sự, ngày lễ quốc gia của Pháp kỷ niệm hai sự kiện riêng biệt. Thứ nhất là việc nhà ngục Bastille ở Paris rơi vào tay đám đông quần chúng cách mạng vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Nhưng cũng vì các nhà lập pháp hồi thế kỷ 19 muốn tưởng niệm một điều gì đó ít đẫm máu hơn, một “Ngày hội Liên bang” (Festival of Federation) lớn và hoà bình đã được tổ chức trong cả nước vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 nhằm thể hiện cam kết của người Pháp dành cho tự do và thống nhất. Để đánh dấu lễ tưởng niệm của năm nay, tôi xin kể lại những câu chuyện thực sự đằng sau năm hiểu lầm còn lại. Continue reading “5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp”