#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết

Civil_War-33

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 7.

Bài liên quan: Các chương khác trong cuốn Outline of US History

“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới”
– Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863

Ly khai và nội chiến

Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết”

#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia

Nguồn: Ramses Amer (2013). “Domestic Political Change and Ethnic Minorities – A Case Study of the Ethnic Vietnamese in Cambodia”, Asia-Pacific Social Science Review, Vol. 13, No. 2, pp. 87-101.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Mục tiêu chính của nghiên cứu này[1] là phân tích ảnh hưởng của biến động chính trị trong nước ở Campuchia[2] đối với người Việt[3] tại đất nước này. Những diễn biến chính trị tại Campuchia kể từ thập niên 1950 và ảnh hưởng của chúng lên tình hình người Việt sẽ được khảo sát. Giới tinh hoa Campuchia thường xuyên bày tỏ quan điểm chống người Việt. Nghiên cứu sẽ khảo sát nguồn gốc của những quan điểm này và ảnh hưởng của chúng lên các chính sách của Campuchia đối với người Việt. Continue reading “#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương

History_America_Story_Of_US_Black_Blizzard_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 6.

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do”

– Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858

Hai nước Mỹ

Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương”

#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972

Nguồn: Yafeng Xia (2006). “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement, January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006, pp. 3–28

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: 94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 

Các học giả phương Tây từ lâu cho rằng có sự phản đối ở các cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại các nỗ lực của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhằm tiếp cận Hoa Kỳ.[1] Các văn bản và tư liệu của những người tham gia trực tiếp được xuất bản ở Trung Quốc suốt hai thập niên qua khiến lập luận này trở nên đáng ngờ.  Các nguồn mới bằng tiếng Hoa trái ngược với tin đồn cho rằng lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ trong vấn đề xích lại gần với Hoa Kỳ – những tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lý giải của Henry Kissinger đối với cách Mao miêu tả Lâm Bưu trong một lần gặp Richard Nixon vào tháng 2-1972. Continue reading “#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng

Compass and a map

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 5.

“Hãy tiến về phía tây, hỡi chàng trai, và hãy lớn lên cùng tổ quốc”

– Biên tập viên Horace Greeley, 1851

Gây dựng tình đoàn kết

Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó, là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự đoạn tuyệt vĩnh viễn của nước Mỹ với nước Anh. Khi chiến tranh khép lại, nhiều khó khăn trầm trọng đặt ra với nền cộng hòa non trẻ kể từ thời cách mạng giờ đã biến mất. Nhà nước liên bang theo Hiến pháp đã đem lại sự cân bằng giữa tự do và trật tự. Cùng với khoản nợ công rất nhỏ và một lục địa đang ngóng chờ được khám phá, cánh cửa hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đã mở ra trước dân tộc Mỹ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng”

#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc

trotsky

Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”, News China Magazine, January 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?

Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.

Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng. Continue reading “#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia

26083_American-Constitution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 4.

“Mỗi người dân thường, và tất cả mọi người trên trái đất này, đều có quyền tự trị”.  – Thomas Jefferson, 1790 –  Người soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập

Hiến pháp của các tiểu bang

Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. Một số chính phủ đã làm được như vậy, và trong vòng một năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tất cả ngoại trừ ba tiểu bang, đã soạn thảo xong hiến pháp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia”

#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon

Nguồn: Pierre Asselin (2011). “Revisionism Triumphant: Hanoi’s Diplomatic Strategy in the Nixon Era”, Journal of Cold War Studies, Vol. 13, No. 4, (Autumn), pp. 101-137.

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Giới thiệu

Tiếp nối sự khởi đầu mạnh mẽ của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vào mùa xuân năm 1965, các lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN – Đảng Cộng sản), cơ quan dẫn dắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH, tức Bắc Việt Nam) sau khi đất nước chia cắt năm 1954, đã thề sẽ đánh bại “quân xâm lược” ngoại bang cũng như “tay sai” của chúng ở miền Nam Việt Nam cho đến khi họ đạt được “thắng lợi hoàn toàn” và “giải phóng” miền Nam.[1] Continue reading “#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon”

#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Failure of Collective Security and World War II” (Chapter 4), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 87-114.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Những thăng trầm của chiến lược an ninh tập thể

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã dẫn tới những đảo lộn xã hội lớn lao và làn sóng căm phẫn trước những sự tàn sát vô nghĩa. Đường lối chính trị cân bằng quyền lực bị phê phán là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh. Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là một người điển hình mang tư tưởng chủ nghĩa tự do thế kỷ 19, luôn coi chính sách cân bằng quyền lực là phi đạo đức bởi các chính sách này vi phạm dân chủ và quyền tự quyết dân tộc. Theo quan điểm của Wilson “cân bằng quyền lực là một trò chơi lớn giờ đây đã vĩnh viễn bị nghi ngờ. Đó là một trật tự cũ kỹ và xấu xa vốn phổ biến trước khi cuộc chiến tranh này xảy ra. Cân bằng quyền lực là điều chúng ta có thể từ bỏ trong tương lai.”[1] Continue reading “#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập

slide3

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 3.

“Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân”.

– Cựu Tổng thống John Adams, 1818

Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người – tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Nguồn: Paul D. Miller (2012). “Five Pillars of American Grand Strategy”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 7 – 44.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một bài viết trước trên Survival, tôi đã cho rằng, trái với niềm tin phổ biến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn đang theo đuổi ít nhất một trụ cột của một đại chiến lược không công khai kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là xây dựng nền hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace).[1] Nền hòa bình nhờ dân chủ đã ảnh hưởng đến hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại lớn của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua, và đúng như vậy: nó có nhiều điểm mạnh khiến người ta muốn thúc đẩy nó, bao gồm cả việc nó phù hợp với các giá trị mà cử tri Mỹ ủng hộ rộng rãi. Nhưng đấu tranh cho tự do chỉ là Continue reading “#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.2): Thời kỳ thuộc địa

new-york-colony-4

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 2.

“Vậy dân tộc Mỹ, dân tộc mới ấy là gì?”

– Nhà văn kiêm nhà nông học người Mỹ J. Hector St. John de Crevecoeur, 1782

Những dân tộc mới

Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào di cư do số lượng người Scotland và Scotland-Ireland (tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len) đã nhiều hơn. Ngoài ra, hàng chục ngàn người di tản đã rời bỏ Tây Bắc Âu để tránh chiến tranh, những cuộc đàn áp và chế độ chiếm hữu ruộng đất. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.2): Thời kỳ thuộc địa”

#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

NIXON FAREWELL DINNER

Nguồn: Chris Connolly (2005). “The American Factor: Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War, 1968–72”, Cold War History, Vol. 5, No. 4, pp. 501-527.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Bài liên quan: #59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Giới thiệu

Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa hai quan điểm ấy, và xem xét mối liên hệ giữa hai sự kiện đúng như bản chất của chúng. Đó là một quá trình chuyển biến thực sự bất thường từ chỗ Bắc Kinh hoàn toàn phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Paris (hay bất cứ nơi nào khác), tới việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) yêu cầu rằng Mao không nên tiếp tổng thống Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (và yêu cầu này đã bị từ chối). Continue reading “#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72”

#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq

Nguồn: Jeffrey Record (2007). “The Use and Abuse of History: Munich, Vietnam and Iraq”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 49, No.1, pp. 163-180.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Minh Đức

Tháng 8 năm 1990 đã chứng kiến một sự triển khai lực lượng đồng minh quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai mà sau này lịch sử sẽ phán xét… Nửa thế kỷ trước, thế giới đã có cơ hội để chặn đứng một kẻ hiếu chiến tàn bạo nhưng đã bỏ lỡ nó. Tôi xin thề với các bạn là chúng ta sẽ không phạm phải sai lầm đó một lần nữa.

Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, 20/8/1990

Nói một cách đơn giản là không còn nghi ngờ gì nữa về việc Saddam Hussein hiện đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cũng không còn nghi ngờ gì về việc hắn ta đang sử dụng những vũ khí đó chống lại bạn bè và đồng minh của chúng ta cũng như chống lại chúng ta.

Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, 26/8/ 20022

Iraq là một Việt Nam của George Bush.

Thượng nghị sỹ Edward M. Kenedy, 5/4/20043

Continue reading “#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.1): Nước Mỹ thời lập quốc

Flag

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 1.

“Trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người”
– John Smith, Người sáng lập Jamestown, năm 1607

Những người Mỹ đầu tiên

Lúc đỉnh cao của thời kỳ băng hà vào khoảng giữa năm 34000 và năm 30000 trước công nguyên, phần lớn lượng nước trên thế giới được bao bọc trong những lớp băng lục địa rộng lớn. Vì vậy, biển Bering nông hơn mực nước biển ngày nay hàng trăm mét, đồng thời khi đó có một dải đất mang tên Beringia đã nổi lên giữa châu Á và Bắc Mỹ. Người ta cho rằng, tại đỉnh của nó, Beringia rộng tới 1.500 km. Là vùng đất trơ trụi và ẩm ướt, Beringia được bao phủ bởi thảm cỏ và các loài thực vật, thu hút các loài thú lớn – những con mồi mà con người thời tiền sử đã săn bắt để đảm bảo sự sinh tồn của chính họ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.1): Nước Mỹ thời lập quốc”

#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)

Quốc hội

Hầu hết những người bất đồng quan điểm và các tiếng nói phê bình trong nội bộ Đảng yêu cầu vai trò lớn hơn dành cho các trí thức không phải đảng viên trong hoạch định chính sách và cởi mở hơn đối với các quan điểm kinh tế và chính trị. Chỉ một ít quan điểm cho rằng cần phải thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng, và thậm chí còn ít người hơn kêu gọi nên giải tán Đảng. Mô hình Hungary, theo đó các đảng đối lập hình thành từ trong nội bộ đảng và đảng cộng sản giữ lại vai trò lãnh đạo về chính trị và điều hành đất nước, thu hút được sự ủng hộ của nhiều người. Continue reading “#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)”