Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31),Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua][1] tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.Continue reading “Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần”

Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc

Nguồn: Zhongwei Zhao và Guangyu Zhang, “The reality of China’s fertility decline”, East Asia Forum, 08/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc nới lỏng chính sách một con vào năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn chính sách này vào năm 2015 chỉ tạo ra một mức tăng nhỏ và tạm thời trong mức sinh của Trung Quốc. Tổng tỷ lệ sinh của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 1,6 ca sinh sống trên một phụ nữ vào năm 2017 xuống còn 1,3 ca vào năm 2020. Do sự thay đổi này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới là dưới 0,3% vào năm 2020.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định thực hiện chính sách ba con mới vào tháng 5 năm 2021. Những lo ngại lan rộng về mức sinh giảm và dân số giảm nhanh đã làm đảo lộn chính sách kéo dài nửa thế kỷ, ban đầu được thực hiện nhằm hạn chế quy mô dân số. Có một số điểm rất quan trọng khi xem xét mức sinh thấp và tốc độ tăng dân số của Trung Quốc, cũng như tác động của vấn đề này và cách xử lý chúng trong những thập niên tới. Continue reading “Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chương 2: Đại biểu liên lạc La QBa nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)”

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông. Continue reading “Việt Nam mật chiến (Phần 1)”

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2, năm Quang Thái thứ 8 [20/2-20/3/1395] (Minh Hồng Vũ thứ 28), Lê Quý Ly sai giết tôn thất là Nguyên Uyên, Nguyên Dận và nhân sĩ Nguyễn Phù. Quý Ly biết được Nguyên Uyên và Nguyên Dận, đương khi để tang Nghệ Tông, thường cùng với Nguyên Phù bàn tán đề cao việc Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly vào tháng 2 năm Quang Thái thứ thứ 5 [23/2-23/3/1392], nên tước họ tôn thất của Uyên và Dận đổi là họ Mai, rồi đem giết.

Bổ dụng Quý Ly giữ chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương. Cho Quý Ly đeo phù hiệu chạm hình con lân màu vàng gọi là “Kim Lân”, lại được ở tại phía hữu sảnh và đài, đặt tên chỗ ở là “Hoạch Lư“. Nhân đấy, Quý Ly biên dịch thiên “Dật” trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy quan gia [Vua]. Mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế [Giúp giữ chính quyền trong nước kiêm cả việc dạy Vua]. Continue reading “Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai”

Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’

Tác giả: Bạch Đồng Đông | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 29-30 tháng 5 năm 2021, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải đăng cai tổ chức thành công “100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hội nghị chuyên đề về Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói toàn cầu” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Dưới đây là bài phát biểu của ông Bạch Đồng Đông – Giáo sư khoa Triết học thuộc Đại học Phúc Đán – tại diễn đàn phụ có tên “Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói ngoại giao” trong khuôn khổ hội nghị này.

Luồng tư tưởng chủ đạo trong gần 100 năm trở lại đây cho rằng tiêu chí quan trọng nhất của một nhà nước hiện đại chính là hình thái quốc gia dân tộc. Khi Trung Quốc bại dưới tay phương Tây vào cuối thời nhà Thanh, Lương Khải Siêu nói rằng, Trung Quốc bị đánh bại bởi vì người Trung Quốc không có tinh thần ái quốc, người Trung Quốc tuy có khái niệm gia đình và thiên hạ nhưng không có khái niệm quốc gia. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy bại của Trung Quốc. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’”

Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Quang Thái

Tháng Chạp năm Quang Thái thứ 1 [1388], sau khi Đế Hiện bị truất ngôi, Quý Ly nói phao lên rằng sẽ lập Thái úy Trang định vương Ngạc, một người con của Thượng hoàng lên nối ngôi. Ngạc từ chối không nhận; nhân đấy Quý Ly nói với Thượng hoàng rằng:

Quan Thái uý biết chối từ không nhận ngôi Vua, là người có đức độ lớn’.

Thượng hoàng lấy làm phải; vì thế, nên mới có mệnh lệnh phong Ngạc làm Đại vương và lập người con út là Chiêu Định vương Ngung lên làm vua, tức Vua Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái. Continue reading “Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết”

Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Dư Thu Vũ | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

1. Các đặc tính của văn hóa Trung Quốc

Rất nhiều học giả đã phát biểu về đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Tôi không tán thành phần lớn các ý kiến của họ. Nguyên nhân chỉ có một: những “đặc tính” họ tìm ra thì không có gì khác với các tính đặc thù thực sự của các nền văn hóa khác.

Ví dụ: “mạnh mẽ, đầy triển vọng”, “vươn lên không biết mệt mỏi”, “nội dung bao la mênh mông”, “tôn sư trọng giáo”, “khoan dung nhường nhịn”, “hậu đức tải vật”,[1] những thành ngữ này luôn được thay nhau dùng để khái quát các đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Thoạt xem dường như không có gì sai cả, nhưng một khi dịch ra tiếng nước ngoài thì rắc rối, vì trong những sách kinh điển của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cách nói tương tự, chẳng qua chúng ta trình bày bằng văn ngôn của Hán ngữ mà thôi. Continue reading “Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc”

Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Xương Phù thứ 6 [14/2-15/3/1382] (Minh Hồng Vũ thứ 15), quân ta đại thắng Chiêm Thành tại cửa biển Thần Đầu, chỗ giáp giới 2 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; đuổi quân giặc ra đến tận Nghệ An:

Quý Ly đóng ở núi Long Đại [Thanh Hóa], tướng Thần Khôi quân là Nguyễn Đa Phương đem quân thuyền đi giữ những hàng cọc cắm cừ ở cửa biển Thần Đầu, quân Chiêm thủy bộ đều kéo đến: Bộ binh địch lên chiếm trên núi trước, lấy đá ném xuống, thuyền quân ta bị tổn hại nhiều mà không còn nấp tránh vào đâu; thủy quân của địch lại đương tiến đến sát gần. Đa Phương không đợi mệnh lệnh của Quý Ly, tự ý cho mở hàng cọc cắm cừ, kéo ra thẳng xông vào quân thủy Chiêm Thành. Thủy quân của địch trở tay không kịp. Các quân của ta nhân đà thắng lợi, đổ xô ra đánh, ném đồ hoả khí vào thuyền giặc, thiêu đốt gần hết. Còn bộ quân của địch thì chạy tản mát vào rừng núi. Quan quân lùng bắt giặc trong núi đến ba ngày. Quân giặc nhiều đứa bị chết đói. Những kẻ còn sót lại thì chạy trốn. Quan quân đuổi đến Nghệ An rồi về. Được tin thắng trận, nhà vua cho Nguyễn Đa Phương làm Kim ngô vệ Đại tướng quân.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 10. Continue reading “Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt”

Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Alaska hồi cuối tháng 3, các bài viết gây chú ý bắt đầu xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.

“Tại sao đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác của Mỹ vào năm 1999?” là tiêu đề của một bài viết như vậy.

Hoa Kỳ luôn khẳng định rằng vụ ném bom 22 năm trước là một tai nạn và chiến dịch của NATO dự định ném bom một cơ sở gần đó của Nam Tư.

Nhưng những gì thực sự xảy ra đêm đó đã trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với người dân Trung Quốc. Những thông tin như vậy được tiết lộ lúc này là một hiện tượng lạ, gần như có ai đó đang cố tình tiết lộ những bí mật đằng sau vụ việc. Continue reading “Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?”

Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo

Nguồn: “Education in China is becoming increasingly unfair to the poor”, The Economist, 29/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Phương thức quản lý các gia đình bằng hộ khẩu ở Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở quốc gia này.

Sau khi trở thành thí sinh có điểm số cao nhất thủ đô trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc vào năm 2017, Xiong Xuan’ang đã được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn. Là con trai của hai nhà ngoại giao, anh Xiong thừa nhận rằng bản thân được nuôi dạy trong điều kiện lý tưởng không phải ai cũng có được. “Tất cả những thí sinh có điểm số thuộc hàng cao nhất hiện nay đều xuất thân từ các gia đình giàu có”, anh nói. “Học sinh đến từ những vùng nông thôn rất khó để vào được các trường đại học tốt”. Chia sẻ chân thật của Xiong nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng. Continue reading “Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính “chính thống” được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và “ngoại tộc” đe dọa.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế (184) đến năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280).

Continue reading “Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?”

Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?

Tác giả: Ngô Di Lân

Bất chấp những nét tương đồng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh giống nhau.

Chính sách liên minh trong bối cảnh không có Mỹ rõ ràng là một chủ đề còn ít được nghiên cứu. Vì thế, chúng ta nên hoan nghênh bài viết gần đây của Khang Vũ trên tạp chí The Diplomat về sự giống nhau trong chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam.

Nói như thế không có nghĩa rằng tôi đồng ý với kết luận của anh ấy. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc có định hướng đối ngoại giống nhau do những tương đồng về hệ tư tưởng và văn hóa, sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ có chính sách liên minh giống nhau. Trên thực tế, hiếm khi việc so sánh chính sách liên minh của một nước nhỏ với một cường quốc là hợp lý. Continue reading “Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?”

Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?

Nguồn: Dalindyebo Shabalala, “US support for waiving COVID-19 vaccine patent rights puts pressure on drugmakers – but what would a waiver actually look like?”, The Conversation, 10/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Mỹ và Châu Âu đang tranh luận về việc đình chỉ bảo hộ bằng độc quyền sáng chế đối với vắc-xin Covid-19, một động thái có thể cho phép nhiều công ty tham gia sản xuất vắc-xin hơn trên phạm vi toàn thế giới. Tuy vậy, vấn đề này không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố họ ủng hộ ý tưởng tạm thời dừng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, mặc dù tuyên bố này còn khá mơ hồ. Một số nước châu Âu vẫn phản đối đề xuất này ngay cả khi phạm vi của nó đã được thu hẹp.

164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phải mất nhiều tuần đàm phán để có thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nào và sau đó cần thêm nhiều tháng nữa để bắt đầu quá trình sản xuất. Continue reading “Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Continue reading “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”