Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16

ryukyu

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

1. Người ta từng biết Ryukyu là một “Vương quốc biển” (1), sớm có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỷ, từ năm 1372 đến 1570, Ryukyu đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán châu Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực. Trong khoảng thời gian đó, hàng trăm thuyền buôn từ Ryukyu đã đến các thương cảng Đông Nam Á như: Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java… Đồng thời, vương quốc này cũng cử nhiều đoàn thuyền đến giao thương với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những nguồn tư liệu viết về quan hệ quốc tế cũng như thương mại của Ryukyu hiện còn không nhiều và khá tản mạn. Trong số đó, những tài liệu văn bản bằng Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ là phong phú hơn cả. Continue reading “Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1

  1. n s Nguyn Sơn

Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng Trung Quốc đã có từ rất lâu trước năm 1950. Trong một khảo luận xuất sắc về thế giới quan lưỡng cực và mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Tường Vũ đã chỉ ra rằng, từ những năm đầu 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn sử dụng các hình ảnh anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ hoặc Trần Hưng Đạo cho mục đích tuyên truyền của mình. Tuy nhiên trong các văn bản nội bộ, không được phổ biến cho quần chúng, giới lãnh đạo không bao giờ nói tới Quang Trung hay Lê Lợi mà luôn luôn là Mác, Lê-nin, Xta-lin[1]. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)”

Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)

3daidien

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Thuyết Ba Đại diện được coi là một nỗ lực mạnh dạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng nắm bắt thời đại của tổ chức chính trị này trong thế kỷ 21. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung Đảng Cộng sản Trung Quốc (1) đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, (2) đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và (3) đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 02 năm 2000 trong chuyến du Nam tới tỉnh Quảng Đông nơi mà Đặng Tiểu Bình đã từng hồi sinh cải cách Trung Quốc trong chuyến Nam tuần của mình vào năm 1992. Sau đó vào tháng 07 năm 2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của mình. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Continue reading “Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

Lịch sử đen tối của Hàn Quốc vẫn còn bỏ ngỏ

brohom

Nguồn: Benjamin Katzeff Silberstein “South Korea’s dark history still unresolved”, East Asia Forum, 10/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu đặt cạnh Bắc Triều Tiền, hầu hết các nước đều được xem là thiên đường về nhân quyền. Có lẽ đó chính là lý do vì sao lịch sử đen tối về các cuộc vi phạm nhân quyền và thảm sát của Hàn Quốc lại ít được chú ý ở cả trong và ngoài nước. Nói một cách công bằng, tuy một vài sự kiện như cuộc Thảm sát Kwangju được thường xuyên kỷ niệm, nhưng đó chỉ là những ký ức có chọn lọc.

Một ví dụ điển hình là câu chuyện do Associated Press (AP) mới gần đây đưa ra. Câu chuyện đã tiết lộ những trường hợp hàng ngàn người bị giết, bị hiếp dâm và bị xâm hại từ năm 1975 đến năm 1988 tại trại giam ‘Ngôi nhà anh em’ (Brothers Home) ở Busan, phía đông nam Hàn Quốc. Continue reading “Lịch sử đen tối của Hàn Quốc vẫn còn bỏ ngỏ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)

thdn

Biên dịch: Talawas

Lời giới thiệu: Tác phẩm Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản ở dạng tạp chí nghiên cứu (Hamburger Südostasienstudien, Band 3) năm 2009, ngày 15/3/2010 này sẽ được nhà xuất bản Regiospectra ở Berlin  tái bản. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện với sự cộng tác nhiệt tình của tác giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho talawas bản quyền tiếng Việt của tác phẩm này.

  1. Dẫn nhập [1]

Ngay khi các binh đoàn bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân trở về Thủ đô Hà Nội, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hình thành sau cuộc kháng chiến tám năm chống thực dân Pháp và Hiệp định Genève 1954, đã sớm phải đón nhận hai cuộc khủng khoảng nội chính nặng nề: một ở nông thôn và một ở thành thị, mà cuộc khủng hoảng ở thành thị phần nào là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở nông thôn. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)”

#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự

us-military-bans

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 8) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 161-193.

Biên dịch: Trần Thanh Tùng & Nguyễn Ngọc Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 7 đã cho chúng ta thấy vì sao ít hơn lại tốt hơn. Nói rằng ít tốt hơn là nhiều không có nghĩa hai là tốt nhất. Sự ổn định của một cặp – hai công ty, hai đảng phái chính trị, một cặp vợ chồng, thường rất được hoan nghênh. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chính trị quốc tế thường nghĩ hệ thống chính trị có nhiều siêu cường không hề ổn định, họ phủ nhận quan niệm phổ biến rằng hai là con số tốt nhất. Liệu điều đó có đúng? Vì sự ổn định, hòa bình hay bất kì thứ gì khác, liệu chúng ta có nên ưu tiên một thế giới với hai siêu cường hay là thế giới có một vài hoặc nhiều siêu cường? Chương 8 sẽ giải thích vì sao 2 là tốt nhất. Chúng tôi đã đạt được một vài kết luận sau khi phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế [ở chương trước], nhưng chương này sẽ dẫn tới một kết luận khác nữa. Vấn đề an ninh quốc gia trong một thế giới đa hay hai cực thể hiện một cách rõ ràng các lợi thế của việc có hai, và chỉ hai, siêu cường trong hệ thống. Continue reading “#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự”

Thể chế (Institution)

Investment-Banking

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khái niệm “thể chế” thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến.

Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Continue reading “Thể chế (Institution)”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm

917_05_WHA_061_0396

Nguồn: Evan Osnos, “The Cost of the Cultural Revolution, Fifty Years Later”, The New Yorker, 06/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần tới là kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng mà mức độ tàn khốc vượt xa so với những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng để chúng ta phân tích.

Năm 1979, ba năm sau khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản kết thúc, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến công du đến Mỹ. Trong một buổi quốc yến, ông ngồi cạnh nữ diễn viên Shirley MacLaine, người đã nói với vị lãnh tụ rằng bản thân bà vô cùng ấn tượng với những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến du lịch đến quốc gia này vài năm về trước. Bà nhắc lại cuộc trò chuyện với một nhà khoa học. Ông bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Mao Trạch Đông vì đã điều chuyển mình khỏi trường đại học về lao động tại một nông trường như Mao đã làm với hàng triệu trí thức khác. Đặng Tiểu Bình đáp lại rằng: “Ông ta nói dối đấy”. Continue reading “Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm”

Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni

yas_2093707b

Nguồn: Rana Mitter, “The Shadow from Yasukuni”, Project Syndicate, 14/08/2013.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền Yasukuni (năm 2013) đã gây tức giận cho Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời, không có gì bất ngờ khi nó đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp châu Á. Ngôi đền, nơi vinh danh hơn 1.000 tội phạm chiến tranh, những người đã tham gia cuộc chiến thảm khốc của Nhật ở châu Á, hiện nay vẫn là nơi thắp lửa cho phe cánh hữu Nhật Bản, những người kiên trì cho rằng cuộc chiến ở Châu Á của Nhật Bản là một cuộc chiến giải phóng chống lại chủ nghĩa đế quốc Phương Tây.

Tuyên bố này đặc biệt không có giá trị tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp từ cuộc xâm lược và chiếm đóng phần lớn Châu Á của Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn luôn có điểm mâu thuẫn trong các phản đối chính thức của Trung Quốc đối với các chuyến viếng thăm đền Yasukuni. Continue reading “Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni”

Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa

clashx

Nguồn: Edward W. Said: “The Clash of Definitions”, in Reflections on Exile and Other Essays (Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 2000, pp.569-590). (1)

Biên dịch: Lê Nguyên Long

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh?(2) của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ, chia nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau: “Những chia rẽ lớn của nhân loại và nguồn gốc chi phối xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ thống trị nền chính trị toàn cầu”. Sau đó Huntington giải thích rằng cuộc đụng độ chính yếu sẽ là giữa nền văn minh phương Tây với các nền văn minh phi phương Tây, và trên thực tế ông đã dành khá nhiều thời gian trong tiểu luận này để thảo luận về các bất đồng cơ bản, hoặc tiềm tàng hoặc trên thực tế, giữa cái mà ông gọi một bên là phương Tây và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và Khổng giáo. Chi tiết mà nói, Hồi giáo dành được một sự quan tâm đặc biệt lớn hơn bất kì nền văn minh nào khác kể cả phương Tây. Continue reading “Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa”

Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)

the_september_11th_terrorist_attacks

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Sự kiện 11/9 là sự kiện liên quan đến một loạt cuộc tấn công cảm tử do nhóm khủng bố al-Qaeda thực hiện tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Buổi sáng hôm đó, 11 tên không tặc đã cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay dân sự nội địa, 2 trong số đó đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) tại thành phố New York, khiến tất cả các hành khách trên 2 chiếc máy bay cùng hàng nghìn người khác đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Cả 2 tòa tháp đổ sập trong vòng 2 giờ, khiến những tòa nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Arlington, Virginia, cách thủ đô Washington D.C không xa. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankvilles thuộc bang Pennsylvania sau khi các hành khách và đội bay chống cự với những tên không tặc để giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Continue reading “Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?

sex-work

Nguồn:Why decriminalising sex work is a good idea,” The Economist, 18/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 8 (2015) vừa qua, Ân xá Quốc tế, một tổ chức từ thiện về nhân quyền, tuyên bố họ ủng hộ phi hình sự hóa hành vi mại dâm có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành. Pháp luật về mại dâm ở các nước rất khác nhau: ở Anh bán dâm là hợp pháp, nhưng môi giới và nhà thổ thì không, trong khi ở Mỹ thì bán dâm là phi pháp ở hầu hết các tiểu bang trừ Nevada.

Tuy nhiên, những nhà vận động nhân quyền đang ngày càng kêu gọi phi hình sự hóa việc bán dâm, như tình trạng pháp lý của nó ở một số nước châu Âu hiện nay. Đề nghị của Ân xá Quốc tế được đưa ra sau những đề nghị tương tự của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS). Có phải phi hình sự hóa mại dâm là ý tưởng tốt? Continue reading “Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?”

Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia

nstate

Tác giả: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm tắt: Các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luận điểm của các học giả thường khác biệt không chỉ với các lý thuyết khác nhau mà đôi khi còn trong nội bộ một lý thuyết. Tuy nhiên, ba trường phái chủ lưu có một điểm chung mang tính nền tảng là “mô hình duy lý về hành vi quốc gia”. Các lý thuyết chủ lưu đều lấy xuất phát điểm nghiên cứu là quốc gia-dân tộc và đều có giả định, dù vô tình hay hữu ý, về lợi ích và hành vi của quốc gia, mặc dù nhiều học giả như Kenneth Waltz đã tuyên bố rằng hệ thống quốc tế với cấu trúc vô chính phủ đã “lựa chọn” mẫu hình hành vi đơn vị (quốc gia), bất kể đặc tính đơn vị là gì. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm rõ nền tảng duy lý chung của ba thuyết hiện thực, tư do và kiến tạo cũng như sử dụng mô hình hành vi duy lý này để làm rõ mối liên hệ giữa lợi ích với hành vi của đơn vị và mối liên hệ giữa đơn vị với hệ thống trong nền chính trị quốc tế. Continue reading “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”