07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba

Nguồn: United States recognizes new Cuban government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sáu ngày sau khi chế độ độc tài Fulgencio Batista sụp đổ ở Cuba, chính quyền Mỹ đã công nhận chính phủ lâm thời mới của đảo quốc này. Dù lo ngại rằng Fidel Castro, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Batista, có thiên hướng cộng sản, chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể hợp tác với chế độ mới và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Cuba.

Sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ của Batista là nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Mỹ. Ban đầu, chính phủ mới, do Manuel Urrutia làm tổng thống lâm thời, tỏ ra thờ ơ với các nhà ngoại giao Mỹ, bao gồm Đại sứ Mỹ Earl E. T. Smith. Cá nhân Smith cũng nghi ngờ về chính trị của chế độ mới. Ông và những người Mỹ khác ở Cuba nghi ngờ động cơ và mục tiêu của nhà lãnh đạo nổi dậy đầy lôi cuốn Fidel Castro. Continue reading “07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba”

23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam

Nguồn: The Birdman of Alcatraz is allowed a small taste of freedom, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Robert Stroud, tù nhân nổi tiếng với biệt danh “Người chim Alcatraz” (Birdman of Alcatraz) đã được thả khỏi phòng biệt giam, lần đầu tiên kể từ năm 1916. Stroud đã trở nên cực kỳ nổi tiếng khi tác giả Thomas Gaddis viết một cuốn tiểu sử đánh giá cao kiến thức điểu học của ông ta.

Stroud vào tù lần đầu tiên hồi năm 1909 vì đã sát hại một người pha chế rượu sau một cuộc ẩu đả. Khi gần mãn hạn tù tại Nhà tù Liên bang Leavenworth ở Kansas, ông ta lại đâm chết một lính canh vào năm 1916. Dù ông ta nói rằng mình hành động để tự vệ, Stroud vẫn bị tuyên án treo cổ. Lời cầu xin viết tay từ mẹ của Stroud gửi Tổng thống Woodrow Wilson đã khiến Stroud được giảm án xuống còn chung thân trong phòng biệt giam vĩnh viễn. Continue reading “23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower

Nguồn: Eisenhower and Khrushchev meet for talks, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã thực hiện chuyến thăm tới  Hoa Kỳ với chương trình hai ngày gặp gỡ với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Hai người đã đi đến thỏa thuận chung về một số vấn đề, nhưng một sự cố máy bay do thám U-2 vào tháng 05 năm 1960 đã đập tan mọi hy vọng cải thiện quan hệ Xô-Mỹ trong những năm dưới thời Eisenhower.

Khrushchev đến Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 9 năm 1959 trong một chuyến thăm dài ngày và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower. Những ngày đầu tiên trong chuyến thăm của vị nguyên thủ Liên Xô có sự pha trộn giữa những cuộc chiêu đãi xa hoa, du lịch và một vài giây phút căng thẳng. Khi đến thăm Los Angeles, Khrushchev đã nổi giận bởi những bình luận của người đứng đầu hãng phim Twentieth Century Fox Studio và sau đó là cơn thịnh nộ khi ông bị cấm đến thăm Disneyland vì những lo ngại về an ninh. Continue reading “25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower”

21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ

Nguồn: Hawaii becomes 50th state, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nước Mỹ hiện đại tiếp nhận được ngôi sao cuối cùng của mình khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký tuyên bố công nhận việc Hawaii gia nhập vào Liên bang với tư cách là tiểu bang thứ 50. Tổng thống cũng ban lệnh tạo ra một lá cờ Mỹ gồm 50 ngôi sao được sắp xếp thành các hàng so le: năm hàng sáu sao và bốn hàng năm sao. Lá cờ mới này chính thức trở thành quốc kỳ nước Mỹ vào ngày 04 tháng 07 năm 1960.

Những người định cư đầu tiên được biết đến của Quần đảo Hawaii là những người Polynesia đến đây vào thế kỷ thứ tám. Vào đầu thế kỷ 18, các thương nhân người Mỹ đã đến Hawaii để khai thác nguồn tài nguyên gỗ đàn hương của quần đảo này, vốn rất có giá trị ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Continue reading “21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ

Nguồn: Alaska admitted into Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Tổng thống Eisenhower đã ký một tuyên bố đặc biệt chính thức đưa Alaska thành tiểu bang thứ 49, đồng thời là tiểu bang lớn nhất của Mỹ.

Người châu Âu khám phá ra Alaska vào năm 1741, khi một đoàn thám hiểm người Nga, do hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering dẫn đầu, tìm thấy đất liền Alaska. Sau đó, thợ săn Nga đã nhanh chóng đến Alaska, và khiến cho cư dân Aleut bản địa bị ảnh hưởng rất nặng nề vì nhiễm các căn bệnh ngoại nhập. Năm 1784, Grigory Shelikhov thành lập thuộc địa đầu tiên của Nga trên đảo Kodiak, Alaska. Đầu thế kỷ 19, các khu định cư của người Nga tràn xuống vùng bờ biển phía tây Bắc Mỹ, với các pháo đài được xây dựng ở cực nam, gần Vịnh Bodega, California. Continue reading “03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ”

01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công

CheLaCoubreMarch

Nguồn:Cuban dictator Batista falls from power,” History.com (truy cập ngày 31/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, khi phải đối mặt với cuộc cách mạng được lòng dân đứng đầu là Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro, nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista đã phải trốn chạy khỏi đảo quốc này. Trong khi những màn ăn mừng và hỗn loạn xen kẽ nổ ra trên khắp thủ đô Havana, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tranh luận về cách đối phó tốt nhất với một Castro cấp tiến và thái độ chống Mỹ đáng lo ngại ở Cuba.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho chế độ Batista thân Mỹ kể từ khi chế độ này lên nắm quyền năm 1952. Sau khi Fidel Castro cùng một nhóm người ủng hộ, trong đó có cả nhà cách mạng chuyên nghiệp Che Guevara, xâm nhập vào Cuba để lật đổ Batista tháng 12 năm 1956, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Batista. Nghi ngờ về cái mà họ tin là ý thức hệ cánh tả của Castro và lo ngại rằng những mục tiêu cuối cùng của ông có thể bao gồm cả việc tấn công các khoản đầu tư và tài sản của Mỹ ở Cuba, đa số quan chức Mỹ đều nhất trí phản đối phong trào cách mạng của Castro. Continue reading “01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời

131029092522-05-airport-names-1029-horizontal-gallery

Nguồn:John Foster Dulles dies,” History.com (truy cập ngày 23/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 5 năm 1959, sau gần ba năm chống chọi với căn bệnh ung thư, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã qua đời. Dulles giữ chức Ngoại trưởng từ năm 1953 đến ít lâu trước khi ông mất, và được coi là một trong những người đặt nền móng cho chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong giai đoạn đó.

Dulles sinh năm 1888, con trai của một mục sư dòng Giáo hội trưởng nhiệm (Presbyterian). Tổng thống Dwight D. Eisenhower sau này đã đùa rằng anh chàng Dulles nghiêm túc đã chuẩn bị trở thành Ngoại trưởng từ khi còn là đứa trẻ. Điều đó không phải là không đúng. Ông trẻ của Dulles là John W. Dulles đã giữ chức Ngoại trưởng trong những năm 1890 (và là người mà John Foster Dulles được đặt tên theo). Cậu của Dulles, Robert Lansing, cũng giữ vị trí tương tự dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Dulles đã tiếp nối truyền thống gia đình khi Eisenhower bổ nhiệm ông làm Ngoại trưởng năm 1952. Continue reading “24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời”

15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ

politics-castro-nixon-630x459 (1)

Nguồn:Castro visits the United States,” History.com (truy cập ngày 14/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 4 năm 1959, hơn 4 tháng sau khi đưa Cách mạng Cuba tới thắng lợi, Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng những căng thẳng giữa Castro và chính phủ Mỹ.

Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của Castro đã lật đổ nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista. Từ khi chế độ mới ở Cuba ra đời, giới chức Mỹ đã lo lắng về nhà cách mạng với bộ râu quai nón này. Những bài hùng biện chống Mỹ của Castro, kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của nước ngoài ở Cuba, và liên minh của Castro với một số người được cho là tả khuynh (bao gồm cả Che Guevara, người phó của Castro) đã nhắc các nhà ngoại giao Mỹ phải để mắt tới Castro. Continue reading “15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ”

09/04/1959: NASA ra mắt 7 phi hành gia đầu tiên

mercury

Nguồn:First astronauts introduced“, history.com (truy cập ngày 9/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày 09 tháng 04 năm 1959, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cho ra mắt đội phi hành gia đầu tiên của nước này trước báo giới, bao gồm: Scott Carpenter, L. Gordon Cooper Jr., John H. Glenn Jr., Virgil “Gus” Grissom, Walter Schirra Jr., Alan Shepard Jr., và Donald Slayton. Bảy người này, đều là các phi công quân đội, đã được lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ một nhóm 32 ứng cử viên tham gia trong Project Mercury, chương trình không gian có người điều khiển đầu tiên của Mỹ. NASA dự tính sẽ bắt đầu các chuyến bay có người lái vòng quanh quỹ đạo Trái Đất vào năm 1961. Continue reading “09/04/1959: NASA ra mắt 7 phi hành gia đầu tiên”

31/03/1959: Đức Dalai Lama bắt đầu lưu vong

Tibetan spiritual leader the Dalai Lama

Nguồn:Dalai Lama begins exile,” History.com (truy cập ngày 30/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng.

Vào ngày này năm 1959, Đức Dalai Lama, trong khi đào thoát khỏi sự đàn áp của Trung Quốc đối với cuộc Nổi dậy Tây Tạng, đã vượt biên giới sang Ấn Độ, nơi ngài được cấp tị nạn chính trị.

Sinh ra tại làng Taktser, Trung Quốc, Dalai Lama, vốn mang tên tiếng Tạng là Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố), được chỉ định làm Đức Dalai Lama thứ 14 vào năm 1940, một vị trí khiến ngài cuối cùng trở thành vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Tây Tạng. Vào đầu thế kỷ 20, Tây Tạng ngày càng nằm dưới tầm kiểm soát của Trung Quốc, và đến năm 1950, Trung Quốc tiến hành “giải phóng hòa bình” Tây Tạng. Một năm sau, thỏa thuận Tây Tạng – Trung Quốc được ký, theo đó Tây Tạng trở thành “khu tự trị” của Trung Quốc, dưới danh nghĩa là nằm dưới sự cai quản truyền thống của Dalai Lama, nhưng trên thực tế là nằm dưới sự kiểm soát của một ủy ban cộng sản của Trung Quốc. Những người theo một hệ phái Phật giáo riêng biệt ở Tây Tạng bị đàn áp dưới những đạo luật chống tôn giáo của Trung Quốc. Continue reading “31/03/1959: Đức Dalai Lama bắt đầu lưu vong”