“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ

120419014951-hindu-sacred-cow

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Sacred Cows and Unholy Politics”, Project Syndicate, 09/11/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Báo chí Ấn Độ trong những tuần qua thường đăng những tin tức thật đáng kinh sợ. Điều ngạc nhiên là nhân vật chính trong phần lớn những câu chuyện lại là con bò, loài vật hiền lành và vô hại nhất.

Một người đàn ông theo đạo Hồi bị một đám đông đánh cho đến chết tại một thị trấn nhỏ cách New Delhi một tiếng chạy xe vì người ta đồn rằng anh đã giết và ăn thịt một con bò – loài vật linh thiêng của đạo Hindu. Một người khác đã chết sau khi bị dân làng tấn công vì họ tin rằng người này tham gia buôn lậu gia súc. Một người lái xe tải bị giết ở Udhampur, thuộc bang Jammu và Kashmir, vì tin đồn người này tham gia giết bò. Ba người chết chỉ trong vòng ba tuần. Continue reading “Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập

nehru--621x414

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nehru là nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ và là vị chính khách trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập năm 1947.

Jawaharlal Nehru sinh tại Allahabad, là con trai của một luật sư có gốc từ vùng Kashmir. Ông được giáo dục tại Anh, theo học Trường Harrow, rồi sau đó là Đại học Trinity ở Cambridge. Ông nghiên cứu luật tại Hội luật sư Inner Temple ở London. Năm 1912 Nehru quay trở lại Ấn Độ và hành nghề luật trong vài năm. Năm 1916, ông kết hôn với Kamala Kaul, năm sau đó họ sinh một người con gái và đặt tên là Indira. Continue reading “Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập”

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ

india-coal-opener-615

Nguồn: Anthony Loyd, “How Coal Fuels India’s Insurgency“, National Geographic Magazine, 4/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh

Vùng đất rộng lớn phía Đông Ấn Độ thuộc các bang Jharkhand, Chhattisgarh, Orissa, Tây Bengal là một vùng có nhiều mỏ than trữ lượng lớn (chiếm 40% trữ lượng của toàn Ấn Độ), ngoài ra nó còn có quặng sắt và nhôm nữa. Do đó các nhà họach định chính sách của Thủ tướng Narendra Modi dự định biến vùng này thành cỗ máy năng lượng của Ấn Độ để vực vậy nền kinh tế còn yếu kém, nơi một phần ba dân số, tương đương 300 triệu người, vẫn chưa biết đến ánh sáng đèn điện hàng đêm.

Các mỏ than ở đây được Công ty trách nhiệm hữu hạn than đá trung ương, một công ty nhà nước, khai thác. Trong nhiều chục năm qua, công ty này đã trả cho dân chúng địa phương tiền, cung cấp nhà ở tái định cư, việc làm trong mỏ than… với điều kiện họ giao đất cho công ty khai thác than. Continue reading “Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ”

18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân

SBuddhaCrater640c20

Nguồn:India joins the nuclear club,” History.com (truy cập ngày 17/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 18 tháng 5 năm 1974, trên sa mạc Thar (còn gọi là Rajasthan) thuộc địa phận Pokhran, Ấn Độ đã thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Cuộc thử nghiệm rơi vào lễ kỉ niệm ngày Đức Phật giác ngộ, và sau vụ nổ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được một lời nhắn “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ sáu trên thế giới, đã phá vỡ sự độc quyền hạt nhân của năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Hoa Kỳ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân”

Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015

iraq-30.si

Nguồn: Rajni Bakshi & Sameer Patil, ”War and Peace”, Eurasiareview, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hành vi bạo lực của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tràn ngập các tiêu đề tin tức năm 2014, làm lu mờ các sáng kiến phi bạo lực quan trọng trên thế giới. Song, những nỗ lực cho các giải pháp hòa bình đang phát triển mạnh. Và Ấn Độ, với di sản đấu tranh bất bạo động vì tự do, phải đóng góp vào quá trình này như một đối trọng chống lại những kẻ ủng hộ bạo lực.

Năm 2014, những hình ảnh bạo lực hung ác nổi bật trên truyền thông và trong ký ức của công chúng, thật trớ trêu khi đây là năm đánh dấu một thế kỷ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tưởng như được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột toàn cầu. Continue reading “Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015”

Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama

modi-obama-2

Nguồn: Martin Feldstein, “Obama’s Passage to India,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lê Thị Linh Nhâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 7 tháng kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền, chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Sau khi mời các nhà lãnh đạo Pakistan và các nước láng giềng khác đến tham dự lễ nhậm chức của mình, ông bắt đầu chuyến viếng thăm tới Trung Quốc, Úc, và Hoa Kỳ. Gần đây hơn, ông đã chào mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tới New Delhi và ký một số lượng lớn các giao dịch cũng như đơn đặt hàng thương mại để nhập khẩu các lò phản ứng hạt nhân của Nga. Modi nói với đồng bào mình rằng Ấn Độ là quốc gia mạnh và được đánh giá cao trên thế giới. Continue reading “Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama”

#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)

508649-voteeconomy-1361114600-524-640x480

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

 Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Liệu dân chủ có thực sự đáng bận tâm? Liệu nó có mở đường cho cải tiến trong các lĩnh vực khác của đời sống ngoài những lĩnh vực liên quan chặt chẽ với tự do chính trị? Đối với nhân dân các nước hiện đang trải qua thời kỳ quá độ sang nền chính trị dân chủ hơn, vấn đề này cực kỳ quan trọng. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những hệ quả của dân chủ đối với việc phát triển kinh tế, được định nghĩa là tăng trưởng và phúc lợi xã hội. Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền cũng sẽ được xem xét. Trong khi dân chủ được coi là một biến phụ thuộc trong Chương 2 khi chúng ta tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để nền dân chủ trỗi dậy, trong chương này nó lại được coi là một biến độc lập, khi chúng ta xét ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu dân chủ, một khi đã đạt được, có khả năng đáp ứng kỳ vọng cải thiện thành tích về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi hay không. Continue reading “#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)”

Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ

India

Nguồn: Manjari Chatterjee Miller, “India’s Feeble Foreign Policy”, Foreign Affairs, May/June 2013, pp. 14-19.

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Trong thập niên trước, ít có xu thế nào thu hút được sự quan tâm của thế giới nhiều như cái được cho là “sự trỗi dậy của các quốc gia còn lại”, bước đột phá ngoạn mục về kinh tế và chính trị của các thế lực như Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể ở Mỹ, các nhà quan sát Ấn Độ coi nền kinh tế quy mô lớn và mở rộng nhanh chóng, số dân đồ sộ và kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này là những dấu hiệu của sự vĩ đại sắp đến của quốc gia này. Một số nhà quan sát khác lại lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, hoài nghi rằng liệu New Delhi có đang tận dụng hết tiềm năng phát triển, liệu cơ sở hạ tầng kém chất lượng có kìm hãm đất nước này, và liệu quốc gia này có đủ mạnh để chống chọi lại một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng hay không. Continue reading “Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”