ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh

Nguồn: Pakistani forces defeated in Bangladesh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1971, hai tuần sau khi Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan để hỗ trợ cho phong trào độc lập tại đây, 90.000 quân Pakistan đã đầu hàng lực lượng Ấn Độ. Đông Pakistan sau đó tuyên bố trở thành nước Bangladesh độc lập.

Năm 1947, vào cuối thời kỳ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Pakistan đã được tuyên bố thuộc về nước Pakistan ở phía tây, dù thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm. Continue reading “16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh”

07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên

sheikh_mujibur_rahman

Nguồn:Bangladesh’s first democratic leader,” History.com (truy cập ngày 06/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Sheikh Mujib Rahman, một lãnh đạo của phong trào độc lập và thủ tướng đầu tiên của Bangladesh, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này.

Vào cuối chế độ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947, Đông Pakistan (một bang cấp tỉnh của Pakistan, tức Bangladesh ngày nay) tuyên bố sở hữu phần lãnh thổ Pakistan ở phía Tây, bất chấp thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm với lãnh thổ Ấn Độ nằm ở giữa. Continue reading “07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”