28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu

Nguồn: Worst European earthquake, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lúc bình minh ngày này năm 1908, trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu đã làm rung chuyển Eo biển Messina ở miền nam nước Ý, san bằng hai thành phố: Messina ở Đảo Sicily và Reggio di Calabria ở đất liền Ý. Trận động đất và sóng thần theo sau đó đã giết chết khoảng 100.000 người.

Sicily và Calabria được gọi là la terra ballerina/the dancing land – vùng đất khiêu vũ, vì các hoạt động địa chấn định kỳ diễn ra tại khu vực. Năm 1693, 60.000 người đã bị giết ở miền nam Sicily bởi một trận động đất, và vào năm 1783, phần lớn bờ biển Tyrrenian xứ Calabria đã bị san bằng bởi một trận động đất lớn khiến 50.000 người thiệt mạng. Continue reading “28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu”

05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu

Nguồn: George Marshall calls for aid to Europe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong một trong những bài phát biểu quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh, Ngoại trưởng George C. Marshall đã kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Châu Âu sau chiến tranh. Bài phát biểu của ông đã cung cấp động lực cho cái được gọi là Kế hoạch Marshall, theo đó Mỹ gửi hàng tỷ USD đến Tây Âu để xây dựng lại những quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Trong năm 1946 sang năm 1947, thảm họa kinh tế đã bao trùm Tây Âu. Thế chiến II đã gây ra thiệt hại to lớn. Nền kinh tế tê liệt của Anh và Pháp không đủ sức gầy dựng lại hoạt động kinh tế của khu vực. Đức, đất nước từng là động lực công nghiệp của Tây Âu, nay đã nằm trong đống đổ nát. Tình trạng thất nghiệp, vô gia cư, và thậm chí là nạn đói trở nên rất phổ biến. Continue reading “05/06/1947: George Marshall kêu gọi viện trợ cho châu Âu”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”

25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời

_69387384_69387008

Nguồn:Common Market founded,” History.com (truy cập ngày 24/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg đã ký một hiệp ước tại Roma, thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi là Thị trường chung (Common Market). Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1958, EEC là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của châu Âu.

Đến năm 1950, những thế kỷ châu Âu chiếm ưu thế trên thế giới rõ ràng là đã đến hồi kết thúc. Các thị trường quốc gia của châu Âu, vốn tách biệt với nhau bởi những quy định pháp luật về thương mại cổ xưa, không còn phù hợp với thị trường khổng lồ mà Hoa Kỳ được hưởng. Và từ phía Đông của châu Âu, Liên Xô đang dần nổi lên với các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ huy những nguồn lực kinh tế khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn dưới một chế độ độc đảng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng sợ rằng các cuộc xung đột giữa các quốc gia châu Âu có truyền thống thù địch như Pháp và Đức sẽ nối lại và làm suy yếu các nền kinh tế châu Âu hơn nữa. Continue reading “25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời”