25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát

Nguồn: King Faisal of Saudi Arabia assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, tại Riyadh, Ả Rập Saudi, Vua Faisal đã bị cháu trai của mình, Hoàng tử Faisal, bắn chết.

Vua Faisal, con trai của Vua Ibn Saud, đã tham gia chiến đấu trong các chiến dịch quân sự hồi thập niên 1920 và 1930, vốn giúp lập nên nhà nước Ả Rập Saudi hiện đại. Sau đó, ông giữ chức đại sứ Ả Rập Saudi tại Liên Hiệp Quốc, và vào năm 1953 được phong làm thủ tướng sau khi anh trai ông, Saud, lên ngôi. Continue reading “25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát”

25/03/1634: Thành lập thuộc địa Maryland

Nguồn: The settlement of Maryland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1634, những cư dân đầu tiên của thuộc địa Maryland đã đến Đảo St. Clement trên bờ tây của Maryland và thành lập khu định cư St. Mary.

Năm 1632, Vua Charles I của Anh đã cấp sắc lệnh nhượng dất cho George Calvert, Nam tước Baltimore thứ nhất, trao cho ông quyền sở hữu độc quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Potomac để đổi lấy một phần thu nhập có được từ vùng đất này. Lãnh thổ được đặt tên là Maryland để vinh danh Hoàng hậu Henrietta Maria, vợ vua Charles I. Chưa kịp đến khu định cư thì George Calvert qua đời và được kế vị bởi con trai ông là Cecilius, người tìm cách biến Maryland trở thành một thiên đường cho người Công giáo La Mã đang bị đàn áp ở Anh. Tháng 03/1634, những người Anh định cư đầu tiên – một nhóm tín đồ Công giáo và Tin lành được lựa chọn cẩn thận – đã đến Đảo St. Clement trên hai con tàu, ArkDove. Continue reading “25/03/1634: Thành lập thuộc địa Maryland”

25/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cảng Boston

Nguồn: Parliament passes the Boston Port Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1774, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Cảng Boston (Boston Port Act), đóng cửa cảng Boston và yêu cầu cư dân thành phố phải thanh toán số tiền trị giá gần 1 triệu đô la (giá trị ngày nay) vì đã đổ trà xuống Cảng Boston trong sự kiện Tiệc Trà Boston ngày 16/12/1773.

Đạo luật Cảng Boston là đạo luật đầu tiên và dễ thực thi nhất trong số bốn đạo luật được gọi chung là các Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts). Ba đạo luật còn lại là Đạo luật Đóng quân (Quartering Act), Đạo luật Quản lý Tư pháp (Administration of Justice Act) và Đạo luật Chính phủ Massachusetts (Massachusetts Government Act). Continue reading “25/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cảng Boston”

25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời

_69387384_69387008

Nguồn:Common Market founded,” History.com (truy cập ngày 24/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg đã ký một hiệp ước tại Roma, thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi là Thị trường chung (Common Market). Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1958, EEC là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của châu Âu.

Đến năm 1950, những thế kỷ châu Âu chiếm ưu thế trên thế giới rõ ràng là đã đến hồi kết thúc. Các thị trường quốc gia của châu Âu, vốn tách biệt với nhau bởi những quy định pháp luật về thương mại cổ xưa, không còn phù hợp với thị trường khổng lồ mà Hoa Kỳ được hưởng. Và từ phía Đông của châu Âu, Liên Xô đang dần nổi lên với các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ huy những nguồn lực kinh tế khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn dưới một chế độ độc đảng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng sợ rằng các cuộc xung đột giữa các quốc gia châu Âu có truyền thống thù địch như Pháp và Đức sẽ nối lại và làm suy yếu các nền kinh tế châu Âu hơn nữa. Continue reading “25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời”