Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva

Nguồn: Francis Beckett, “How Moskva Lost Its Luster as the School of Revolution”, The New York Times, 20/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương. Đó là bốn thập niên trước khi phép thuật biến mất, và thế giới vẫn đang chờ đợi điều sẽ thay thế nó.

Thật dễ dàng để xác định nguyên do hấp dẫn ban đầu. Năm 1917, hàng loạt người lính đã chết như ngả rạ trên những chiến trường đẫm máu ở Pháp và Bỉ. Nhiều người trong số họ là công nhân đang làm việc đã phải chấp nhận hy sinh cho những đất nước nơi họ không có quyền bỏ phiếu. Những người này ra đi để lại gia đình trong cảnh khốn cùng, trong khi những kẻ giàu vẫn tiếp tục giàu hơn. Continue reading “Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva”

Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ

Nguồn: Jennifer Burns, “Ayn Rand’s Counter-Revolution”, The New York Times, 24/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những đám đông xô đẩy lẫn nhau, những người lính hành quân dọc theo đại lộ lạnh giá, tiếng hò hét của người dân: Đó là tất cả những gì Ayn Rand đã chứng kiến từ căn hộ của gia đình mình, nằm trên cao, vượt khỏi sự điên rồ gần Nevsky Prospekt, một đại lộ lớn của Petrograd, thành phố trước đây từng được biết đến với tên gọi St. Petersburg.

Những ngày tháng Hai năm ấy là bước đầu tiên của một chu kỳ cách mạng sẽ kết thúc vào tháng Mười Một, mà sau đó sẽ chia đôi lịch sử thế giới thành trước và sau, khiến quân đội chống lại nhân dân, khiến những người cộng hòa chống lại phe Bolshevik, khiến người Nga chống lại người Nga. Nhưng phải đến khi Rand trở thành công dân New York khoảng 17 năm sau đó bà mới nhận ra rằng cuộc cách mạng này đã làm chia rẽ không chỉ xã hội Nga, mà còn cả cuộc sống của giới trí thức ở quê hương thứ hai của mình – nước Mỹ. Continue reading “Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ”

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ. Continue reading “Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô. Continue reading “Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô

Tác giả: Hồ Anh Hải

Phần lớn các nước tự nhận là dân chủ đều do một (hoặc một liên minh vài đảng) cầm quyền. Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về đảng cầm quyền, trừ một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào? Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô”

Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch: Qua việc đánh giá một số sách tiếng Anh[1] xuất bản vào dịp kỷ niệm năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh, Philip D. Zelikow đã trình bày những bước thăng trầm đối xung nhau của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản từ sau Thế chiến II. Mặc dù trong những năm 1989-1990 đa số người Mỹ tập chú vào vai trò của Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong nỗ lực phá sập hệ thống Xô Viết, nhưng ngày nay một sử quan mới có khuynh hướng nhấn mạnh những chuyển biến kinh tế chính trị đã đưa đến một Châu Âu hợp nhất, vai trò của Tây Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl, sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Liên Xô, và nhất là quyết định cải tổ chính trị và chính sách bất can thiệp vào nội tình các nước chư hầu Đông Âu do Gobarchev chủ trương. Bài điểm sách này còn là một phản biện dành cho cuốn The Suicide of The West (Cuộc tự sát của Phương Tây) của James Burnham. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”