Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn. Continue reading “Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu

Nguồn: Thomas Grove, “Crimea, Once a Bastion of Russian Power, Now Reveals Its Weakness”, The Wall Street Journal, 22/08/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Kiev đã sử dụng máy bay không người lái và các nhóm phá hoại để tấn công các mục tiêu trên bán đảo chiến lược ở Biển Đen, làm suy yếu ưu thế của Nga ở miền nam Ukraine.

Trong nhiều thế hệ, Crimea đã neo giữ sức mạnh quân sự của Liên Xô ở Biển Đen. Sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014, Tổng thống Putin tuyên bố bán đảo này sẽ mãi mãi là của Nga. Nhưng hàng loạt vụ nổ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong những ngày gần đây đã cho thấy mức độ dễ tổn thương của Crimea, cũng như việc nơi này đã trở thành một phần trong các mục tiêu của Ukraine ra sao. Continue reading “Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu”

Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga

Nguồn: Agnia Grigas, “Russia’s Passport Expansionism”, Project Syndicate, 07/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 24 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rằng hộ chiếu sẽ được cấp cho người dân ở các khu vực thuộc vùng đông Donetsk và Luhansk của Ukraine hiện đang do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Điện Kremlin tuyên bố đây là một cử chỉ hoàn toàn nhân đạo. Nhưng nó thực tế là một phần trong một chiến lược dài hạn nhằm củng cố sự kiểm soát miền đông Ukraine – và, nếu xét thông báo của Nga rằng họ đang tìm cách “đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch” cho tất cả người dân Ukraine, tác động từ động thái này có khả năng còn lớn hơn nữa.

Nga từ lâu đã sử dụng quyền công dân và hộ chiếu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Như tôi mô tả trong cuốn Beyond Crimea: The New Russian Empire (Không chỉ là Crimea: Đế chế Nga mới), quá trình này thường bắt đầu bằng việc thúc đẩy sức mạnh mềm và sự can dự nhân đạo. Sau đó, nó tiến tới các chính sách kiều bào nhằm hỗ trợ và “Nga hóa” những người nói tiếng Nga ở nước ngoài, đồng thời  tiến hành chiến tranh thông tin. “Hộ chiếu hóa” là bước thứ năm trong quy trình này, tiếp theo sau là bảo vệ công dân và cuối cùng là sáp nhập lãnh thổ. Continue reading “Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga”

Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “Stalemate in Crimea”, Project Syndicate, 16/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm năm sau khi Nga sáp nhập Crimea, không có lý do gì để tin rằng tình trạng bán đảo sẽ sớm thay đổi. Ngày nay, thật dễ hình dung hơn về sự thống nhất của hai miền Triều Tiên – một điều không thể tưởng tượng được vài năm trước – so với việc Crimea được trả lại cho Ukraine. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi tình hình ở bán đảo này là một “âm mưu thôn tính”, nhưng âm mưu này đã thành công. Và phương Tây không thể làm được gì về điều này.

Các hành động của Nga tại Crimea năm 2014 đã dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Điện Kremlin. Quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức thấp nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng phản ứng của Phương Tây đã không có tác dụng gì đối với lập trường của Nga. Continue reading “Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập”

Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?

crimenia

Nguồn:What the original Crimean war was all about“, The Economist, 18/03/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê hồng Hiệp

Vào ngày 16/03/2014, người Crimea đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý đầy vấn đề để ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo này đã khiến Nga quay sang chống lại Mỹ và EU, một tranh chấp ngoại giao tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Crimea, một vùng đất nằm trên bờ Biển Đen, là đối tượng cho cuộc tranh cãi giữa Nga và phương Tây. Ngày 28/03/1854 – 160 năm trước đây – Anh, một siêu cường thời đó, đã tuyên chiến với Nga. Cuộc xung đột sau đó đã diễn ra chủ yếu ở Crimea khi quân đội Anh và các đồng minh bao vây căn cứ hải quân chính của Nga ở Biển Đen tại Sebastopol. Vậy mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea là gì? Continue reading “Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?”

Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập

crimea

Nguồn: Dimiter Kenarov, “Ending  Crimea’s Isolation”, The New York Times, 27/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Crimea, nơi một thời từng là một bán đảo, giờ đã trở thành một hòn đảo. Trong gần hai năm, vùng lãnh thổ vốn không được công nhận, bị cắt đứt khỏi đất liền bởi một ranh giới bị quân sự hóa, bị cấm vận và gần như bị lãng quên bởi cộng đồng quốc tế và giới truyền thông. Sự lạc quan ban đầu của một số người Crimea rằng nước Nga sẽ nhanh chóng hội nhập bán đảo và biến nó trở thành một lãnh thổ kiểu mẫu đã bốc hơi.

Năm ngoái, nhà văn Nga Leonid Kaganov nói rằng việc sáp nhập Crimea giống như việc ăn cắp một chiếc điện thoại đắt tiền mà quên lấy cục sạc. Ông được chứng minh là đã đúng. Mức độ bị cô lập tổng thể của Crimea đã trở nên rõ ràng gần đây: Vào ngày 22/11 (2015), những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà hoạt động người Tatar ở Crimea đã phá hoại bốn đường dây điện nối Crimea với Ukraine, ném bán đảo hai triệu dân này vào bóng tối. Tình hình chập chờn này đã kéo dài hơn một tháng và cho dù đường điện đã dần được hồi phục, tình hình chung vẫn không ổn định. Continue reading “Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”