Thế giới hôm nay: 01/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xuất hiện các chi tiết về chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden. Đề xuất đầy tham vọng này có nhiệm vụ cải tổ lại nền kinh tế Mỹ, với trọng tâm mới là chống biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ lo phần chi phí. Cụ thể, ông Biden muốn tăng thuế lợi nhuận doanh nghiệp từ 21% lên 28%, và buộc các công ty đa quốc gia phải trả nhiều thuế hơn cho thu nhập có được từ nước ngoài.

Doanh thu quý của Huawei lần đầu tiên giảm, theo đó trong quý cuối năm 2020 đã giảm khoảng 1/10 xuống còn 220 tỷ nhân dân tệ (33,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Hãng công nghệ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Mỹ; tăng trưởng doanh thu tổng thể năm 2020 là 3,8%, so với 19% của năm 2019. Doanh số bán hàng vững chắc ở Trung Quốc đã giúp công ty tạm vượt qua những khó khăn ở nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2021”

Thế giới hôm nay: 31/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Báo cáo mới của WHO về nguồn gốc của covid-19 đang trở thành tâm điểm. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom nói khả năng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vẫn chưa được điều tra đầy đủ. Ngoài ra, người đứng đầu đội điều tra WHO cũng nói ông cảm thấy “áp lực chính trị” khi tiến hành điều tra, song phủ nhận chịu áp lực loại bỏ bớt tài liệu khỏi văn bản cuối cùng. Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung với 13 nước khác bày tỏ quan ngại về báo cáo.

Một ngày sau cuộc cải tổ loại bỏ 6 thành viên nội các, bao gồm cả bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, Bộ Quốc phòng Brazil vừa thông báo bãi nhiệm những người đứng đầu lục quân, hải quân và không quân. Đây là một điều bất ngờ vì tổng thống Jair Bolsonaro luôn muốn làm nổi bật chất quân sự của chính phủ bằng cách bổ nhiệm các quân nhân tại ngũ hoặc đã giải ngũ vào các vị trí nổi bật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2021”

Thế giới hôm nay: 30/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuối cùng thì con tàu container khổng lồ nằm chắn ngang kênh đào Suez suốt tuần qua đã được dời đi. Mũi tàu Ever Given đã được kéo ra khỏi đất sét nặng của bờ kênh, và con tàu tiếp tục hành trình về hướng bắc, đồng thời thông kênh cho 370 tàu khác đang chờ đi qua tuyến hàng hải này, nơi chuyên chở khoảng 12% lượng dầu toàn cầu.

Hai loại vắc-xin covid-19 vừa được chứng minh đạt mức hiệu quả trong thế giới thực ngang với điều kiện phòng thí nghiệm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy cả vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna đều đạt hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh khoảng 90% sau hai liều, so với khoảng 95% trong điều kiện thử nghiệm lâm sàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/03/2021”

Thế giới hôm nay: 29/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

An ninh Myanmar nổ súng vào tang lễ của một trong số 114 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. Hiện chưa có báo cáo ngay lập tức về thương vong tại đám tang. Trong khi đó, khoảng 3.000 người đã chạy khỏi Karen ở miền đông nam đất nước để sang nước láng giềng Thái Lan sau loạt không kích của quân đội Myanmar nhắm vào một nhóm dân quân dân tộc thiểu số.

Ít nhất mười người biểu tình Bangladesh thiệt mạng vì đụng độ với cảnh sát, trong bối cảnh biểu tình phản đối chuyến thăm hai ngày của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn tiếp diễn sau khi ông rời đi. Theo sau biểu tình do các nhóm Hồi giáo tổ chức là các cuộc tấn công vào các ngôi đền Hindu và một chuyến tàu ở miền đông Bangladesh. Hôm thứ Sáu, ông Modi đến Bangladesh nhân dịp kỷ niệm 50 năm nước này độc lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/03/2021”

Thế giới hôm nay: 26/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ, quê hương của hãng sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, đã đình chỉ xuất khẩu vắc-xin covid-19 của AstraZeneca-Đại học Oxford trong tối đa ba tháng. Quyết định này có thể tác động đến nguồn cung toàn cầu: có tới nửa tỷ liều vắc-xin sản xuất bởi Serum Institute là dành cho COVAX, sáng kiến ​​chia sẻ vắc-xin nhằm giúp đỡ các nước thu nhập thấp, trong năm 2021 và 2022. Trong khi đó, Đan Mạch đã đình chỉ loại vắc-xin này thêm ba tuần nữa để điều tra các báo cáo về chứng đông máu nguy hiểm.

Đài Loan nói họ đang sản xuất một tên lửa tầm xa, một động thái công khai hiếm hoi cho thấy nỗ lực phát triển năng lực tấn công quân sự của hòn đảo này. Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đã tăng cường hoạt động gần hòn đảo trong những tháng gần đây. Chiu Kuo-cheng, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, cho biết họ cũng đang phát triển các mẫu tên lửa khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/03/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không quá ngạc nhiên khi Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group, vắng mặt tại Hội nghị Internet Thế giới năm nay.

Sự kiện thường niên do chính phủ Trung Quốc tổ chức – khai mạc ở Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, hôm thứ Hai tuần này (23/11/2020) – quy tụ các quan chức nhà nước và giám đốc điều hành công nghệ cấp cao. Trước đây ông Ma thường xuyên tham dự. Nhưng năm nay đại diện cho công ty ông lại là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang.

Ông Zhang trông có vẻ mệt mỏi khi đọc phát biểu mô tả các quy tắc mới mà Trung Quốc đề xuất đối với các công ty internet là “kịp thời và cần thiết”, liên tục hoan nghênh nhà chức trách tăng cường giám sát ngành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma”

Thế giới hôm nay: 25/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chuyên gia cho biết việc xử lý con tàu bị mắc cạn ở kênh đào Suez vào hôm thứ Ba có thể mất tới vài ngày. Tàu Ever Given dài 400 m, một trong những tàu container dài nhất thế giới, đang nằm chắn ngang đầu phía nam của kênh đào, dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Các quan chức Ai Cập đã mở lại tuyến cũ của kênh đào để giúp thông tàu.

Các phòng thí nghiệm của chính phủ Ấn Độ đã phát hiện ra một biến thể covid-19 với hai đột biến. Hiện vẫn chưa rõ liệu nó có dễ lây lan hơn hoặc kháng vắc-xin hơn các dạng khác của virus hay không. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nó không quá phổ biến để có thể coi là nguyên nhân của đợt tăng đột biến ca nhiễm gần đây. Hôm thứ Ba có hơn 47.000 ca được ghi nhận ở Ấn Độ — con số theo ngày cao nhất trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/03/2021”

Thế giới hôm nay: 24/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết do vụ hỏa hoạn quét qua trại tị nạn gần Cox’s Bazar ở Bangladesh hôm thứ Hai đã tăng lên 15 người, với hơn 400 người mất tích, theo Liên Hợp Quốc. Hàng chục nghìn người khác cũng phải di dời. Đa số cư dân của trại Balukhali là người Rohingya chạy sang Bangladesh để thoát đàn áp ở Myanmar.

Bilibili, một nền tảng phát video trực tuyến, đã huy động được 2,6 tỷ đô la khi lên sàn Hồng Kông. Đây là công ty Trung Quốc thứ ba có niêm yết ở Mỹ tiến hành bán cổ phiếu trên sàn Hồng Kông trong năm nay trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ khiến các công ty tìm đường về nước. Trước đây các nhà lập pháp Mỹ từng đe dọa hủy niêm yết các công ty Trung Quốc, trong khi quan hệ giữa chính quyền Biden với chính phủ Trung Quốc đang có khởi đầu xấu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/03/2021”

Thế giới hôm nay: 23/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ công bố lệnh trừng phạt lên hai quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ thiếu số theo đạo Hồi ở Tân Cương. Liên minh châu Âu cũng công bố các biện pháp trừng phạt lên nhiều cá nhân và thực thể khác nhau với cáo buộc vi phạm nhân quyền. Danh sách bao gồm 11 người có liên quan đến cuộc đảo chính quân sự hồi tháng trước ở Myanmar, 4 quan chức Trung Quốc bị cáo buộc liên quan đến các trại tập trung Duy Ngô Nhĩ, và văn phòng an ninh Eritrea. Trung Quốc đáp trả bằng cách đưa 10 cá nhân và 4 tổ chức EU vào danh sách đen.

Bang đông dân nhất nước Úc, New South Wales, ra lệnh sơ tán khoảng 18.000 cư dân. Nhiều ngày mưa lớn đã làm ngập vùng đất phía tây Sydney, dẫn đến trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Song thời tiết khắc nghiệt ít có dấu hiệu thuyên giảm; Cục Khí tượng New South Wales nói “tình hình này còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi đầu tuần này quyết định ban hành “Tư tưởng Tập Cận Bình về Pháp quyền.” Văn kiện này là lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc kiên định con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu này.

Cuộc họp Bộ Chính trị kéo dài hai ngày đưa ra quyết định trên là một sự kiện quan trọng. Thông thường, tất cả 25 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đều tham dự. Nhưng có một người vắng mặt: Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương”

Thế giới hôm nay: 18/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường tăng đột biến sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh dự báo tăng trưởng GDP của nước này. Hồi tháng 12 Fed dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay; giờ đây họ đã sửa con số đó thành 6,5%. Fed cũng báo hiệu họ sẽ giữ lãi suất ở gần mức 0 cho đến ít nhất năm 2024.

Cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên 21 tuổi vì tình nghi bắn chết 8 người trong một loạt vụ tấn công tiệm massage ở Atlanta, Georgia. Sáu trong số các nạn nhân là phụ nữ châu Á. Nghi phạm khai với cảnh sát anh ta mắc chứng nghiện tình dục, song các nhà điều tra không loại trừ động cơ chủng tộc. Trước những diễn biến này, cảnh sát New York và Seattle cho biết họ sẽ tiến hành các biện pháp bổ sung nhằm bảo vệ các cộng đồng châu Á tại thành phố của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/03/2021”

Thế giới hôm nay: 17/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan Dược phẩm Châu Âu nói “không có dấu hiệu” nào cho thấy vắc-xin covid-19 của Đại học Oxford-AstraZeneca làm tăng nguy cơ đông máu. Síp, Latvia, Luxembourg và Thụy Điển là những quốc gia châu Âu mới nhất cho ngừng loại vắc-xin này, bên cạnh Pháp và Đức. WHO kêu gọi các nước tiếp tục chương trình tiêm chủng.

Trong khi đó Moderna đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin covid-19 của họ trên trẻ sơ sinh và trẻ em ở Mỹ và Canada. Các thử nghiệm sẽ đánh giá tính hiệu quả của thuốc trong độ tuổi từ sáu tháng đến 12 tuổi — nhóm người trẻ nhất được tiêm vắc-xin coronavirus cho đến nay.  Hãng cũng dự kiến ​​đầu hè này có kết quả của cuộc thử nghiệm đang diễn ra đối với nhóm 12 đến 17 tuổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2021”

Thế giới hôm nay: 16/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU khởi động hành động pháp lý chống lại Anh vì đơn phương nới lỏng các điều kiện thương mại cho các doanh nghiệp ở Bắc Ireland, với cáo buộc vi phạm thỏa thuận Brexit. Trong tháng này, Anh đã ân hạn cho việc kiểm tra biên giới ở Biển Ireland từ cuối tháng 3 cho đến tháng 10. Anh có thể bị đưa ra Tòa án Công lý châu Âu và đối mặt trừng phạt thương mại.

Pháp, Đức và Ý trở thành các nước châu Âu mới nhất ngừng tiêm vắc-xin covid-19 của Đại học Oxford-AstraZeneca, vì lo ngại tăng nguy cơ đông máu. Trong khi đó AstraZeneca nói dữ liệu từ 17 triệu người đã tiêm vắc-xin không cho thấy tăng nguy cơ. Trên thực tế, một cuộc khảo sát được tiến hành với các cơ quan y tế châu Âu đã tìm thấy ít trường hợp đông máu hơn dự kiến (trong điều kiện không tiêm vắc xin). Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/03/2021”

Thế giới hôm nay: 15/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết ít nhất 18 người biểu tình trong ngày Chủ nhật. Ít nhất 14 người trong số này thiệt mạng ở Hlaingthaya, một khu công nghiệp tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Đến nay hơn 100 người biểu tình đã thiệt mạng, và hơn 2.100 người bị bắt kể từ khi làn sóng biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân cử bắt đầu.

Giám đốc Cảnh sát London, Cressida Dick, từ chối từ chức và bảo vệ quyết định đưa cảnh sát ra giám sát hoạt động thắp nến tưởng niệm Sarah Everard, trong đó các nam nhân viên cảnh sát đã dùng vũ lực chống lại những người biểu tình nữ. Nhà chức trách cấm cuộc tuần hành này vì nó vi phạm các quy tắc chống Covid-19. Một sĩ quan cảnh sát đã bị bắt vào tuần trước vì tình nghi giết Everard khi cô này đi bộ về nhà. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/03/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

Thế giới hôm nay: 12/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã đình chỉ tiêm vắc-xin covid-19 của AstraZeneca-Oxford sau khi một phụ nữ Đan Mạch bị đông máu và chết sau khi tiêm vắc xin. Cũng trong tuần này ít nhất năm nước châu Âu khác đã ngừng tiêm loại vắc-xin này vì những lo ngại tương tự. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết “không có dấu hiệu” cho thấy loại thuốc này gây ra đông máu. Một cuộc điều tra đang được tiến hành.

Các lãnh đạo đảo chính quân sự ở Myanmar cáo buộc vô căn cứ rằng nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, bà Aung San Suu Kyi, đã nhận hối lộ vàng và tiền trị giá 600.000 USD. Một phát ngôn viên quân đội cũng cáo buộc một số thành viên cấp cao khác trong chính phủ của bà tham nhũng. Hiện bạo lực vẫn tiếp diễn trên đường phố nước này; hôm thứ Năm có ít nhất bảy người biểu tình đã thiệt mạng, nâng tổng số người chết lên hơn 60 người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/03/2021”

Thế giới hôm nay: 11/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luiz Inácio Lula da Silva, cựu tổng thống cánh tả của Brazil mới được tuyên bỏ án tham nhũng trong tuần này, đã có một bài phát biểu gay gắt công kích tổng thống cánh hữu đương nhiệm, Jair Bolsonaro, bao gồm cách ông này xử lý vấn đề đại dịch đang ngày càng tồi tệ hơn ở Brazil. Mặc dù bỏ ngỏ khả năng quay lại chính trường, bài phát biểu của ông Lula đã khiến giới quan sát Brazil bàn tán về khả năng ông ra tranh cử đối mặt Bolsonaro vào năm tới.

Lạm phát của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong sáu tháng qua, khi giá cả tăng 0,4% trong tháng 2. Song phần lớn là vì giá năng lượng tăng; trong khi lạm phát cơ bản, tức không tính thực phẩm và nhiên liệu, chỉ tăng 0,1%. Cục Dự trữ Liên bang đã ra dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng tạm thời chấp nhận lạm phát trên mức mục tiêu 2% khi nền kinh tế phục hồi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/03/2021”

Thế giới hôm nay: 10/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gói kích thích của Joe Biden sẽ đóng góp khoảng một điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021, theo OECD. Và tác động của nó lên tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ còn lớn hơn; cụ thể OECD đã tăng dự báo, từ 3,2% lên 6,5%. Dự luật trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la đã được cả hai viện của Quốc hội thông qua. Ông Biden dự kiến ​​sẽ ký nó thành luật trong tuần này.

Vắc-xin covid-19 của Nga, Sputnik V, sẽ được sản xuất ở Ý tại các cơ sở thuộc sở hữu của Adienne, một hãng dược phẩm Ý-Thụy Sĩ. Đây là nước EU đầu tiên đồng ý sản xuất loại vắc-xin của Nga. Theo thỏa thuận, Ý sẽ sản xuất 10 triệu liều trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 1/2022. Sputnik V vẫn chưa được cấp phép dùng khẩn cấp ở châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2021”

Thế giới hôm nay: 09/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vợ vừa xét nghiệm dương tính với covid-19. Chính phủ cho biết họ có sức khỏe tốt và sẽ tự cách ly tại nhà. Chỉ mới có 1.000 người Syria được ghi nhận đã chết vì covid-19 kể từ khi bùng dịch hồi năm ngoái. Trong khi đó ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ra thông báo những người đã được tiêm phòng đầy đủ giờ có thể tụ tập không khẩu trang trong nhà thành các nhóm nhỏ.

Apollo Global Management, một quỹ đầu tư tư nhân, cho biết họ sẽ hợp nhất với Athene Holding, một công ty bảo hiểm nhân thọ được thành lập từ năm 2009. Thương vụ này sẽ tạo ra một tập đoàn tài chính với tổng giá trị thị trường gần 30 tỷ đô la. Việc sáp nhập cũng khép lại một thỏa thuận dàn xếp béo bở cho hai công ty. Apollo nắm số cổ phần lớn nhất tại Athene, và cũng là khách hàng lớn nhất của hãng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/03/2021”

Thế giới hôm nay: 08/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các công đoàn lớn ở Myanmar kêu gọi tổng đình công trong bối cảnh biểu tình nối lại ở ít nhất sáu thành phố nước này. Tình trạng bất ổn đã tiếp diễn kể từ khi quân đội thực hiện đảo chính hôm 1 tháng 2. Hàng chục nghìn người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và lực lượng an ninh sau các cuộc đột kích trong đêm nhắm vào các lãnh đạo biểu tình ở Yangon, thành phố lớn nhất đất nước. Khin Maung Latt, một quan chức chính phủ bị mất chức, đã chết trong lúc bị cảnh sát tạm giam.

Israel mở cửa trở lại một phần các quán bar, nhà hàng, khách sạn, sân bay quốc tế chính và trường học ở các khu vực rủi ro thấp đến trung bình. Giai đoạn cuối cùng của việc nới lỏng hạn chế coronavirus này đến sau chiến dịch tiêm chủng thành công giúp 41% dân số đất nước được tiêm phòng đầy đủ chỉ trong hai tháng. Một số nơi chỉ mở cửa cho những người có thể xuất trình “hộ chiếu xanh”, tức bằng chứng tiêm chủng hoặc miễn dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/03/2021”