Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?

Nguồn: How to get hired by Donald Trump”, The Economist, 12/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Sau khi Donald Trump thắng cử tổng thống năm 2016 – khi Trump mới là cựu ngôi sao truyền hình hơn là một cựu tổng thống – Trump xử lý giai đoạn chuyển giao quyền lực Nhà Trắng như là một tập phim truyền hình “Nhân viên tập sự (The Apprentice)” đầy kịch tính. Những thành viên nội các đầy tham vọng đã đến tháp Trump ở New York và đi qua các máy quay phim để dự phỏng vấn với vị tổng thống đắc cử. Kanye West thậm chí cũng xuất hiện. Lần này, Susie Wiles, quản lý chiến dịch tranh cử của Trump và sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai, đã tổ chức một quy trình khá kín đáo và trật tự. Các cuộc thảo luận của Trump tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các tin thông báo trên mạng xã hội. Các ứng viên khá hồi hội vì phải thảo luận về việc tìm kiếm công việc của họ một cách công khai, nhưng một số hình mẫu cũng đã xuất hiện. Một số tờ báo ngày 12 tháng 11 đã đưa tin Marco Rubio sẽ trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Làm sao để được ông Trump tuyển vào nội các? Continue reading “Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?”

Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11. Continue reading “Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump”

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?

Nguồn: How bad could a second Trump presidency get?”, The Econmist, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Thiệt hại gây ra cho các thể chế và nền kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ rất lớn

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết khiến ai nấy đều giật mình. Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp; phóng tên lửa nhằm vào các băng nhóm buôn ma túy Mexico; sử dụng quân đội đàn áp “những kẻ điên cuồng cực tả” đang điều hành Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, dù tốt hay xấu, không có những biến động mà nhiều đảng viên Dân chủ đã dự đoán. Nền kinh tế vẫn phát triển ổn định cho đến khi đại dịch nổ ra. Không có khủng hoảng nào lớn trong chính sách đối ngoại. Và mặc dù Trump cố đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông vẫn không làm được điều đó. Continue reading “Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?”

Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump

Nguồn: Adam S. Posen, “The True Dangers of Trump’s Economic Plans,” Foreign Affairs, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình nghị sự cấp tiến của Trump sẽ tàn phá các doanh nghiệp, công nhân và người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều nhà quan sát hiểu biết và một bộ phận đáng kể cử tri Mỹ đang tỏ ra bình tĩnh, nếu không muốn nói là phấn khích, về chương trình kinh tế mà Donald Trump sẽ theo đuổi trong nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là tổng thống. Một số người tập trung vào lời hứa gia hạn cắt giảm thuế và bãi bỏ các quy định của ông, cho thấy sự tiếp nối các chính sách trước đây của Đảng Cộng hòa. Những người khác viện dẫn mức lạm phát thấp và lợi nhuận thị trường chứng khoán cao đặc trưng cho nhiệm kỳ đầu tiên của ông trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và lập luận rằng các chính sách của Trump – bao gồm cả cách tiếp cận không chính thống của ông đối với thuế quan và nhập cư – đã thành công, hoặc chí ít là không gây hại. Continue reading “Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump”

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây. Continue reading “So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden’s Frailty Doesn’t Endanger America,” Foreign Policy, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao tình trạng thể chất suy yếu của tổng thống không làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương hơn?

Những ngày này, câu hỏi nhức nhối trên chính trường Mỹ là liệu Joe Biden có rút khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 hay không. Cho đến nay, ông đã phớt lờ những lời kêu gọi rút lui, nhưng không ai có thể đoán được ông (và Đảng Dân chủ) cuối cùng sẽ làm gì – hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các chuyên gia chính trị là người hưởng lợi chính trong vụ ồn ào này, và các nhà bình luận trên khắp phổ chính trị đã liên tục đưa ra ý kiến kể từ cuộc tranh luận tai tiếng ngày 27/06. Continue reading “Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ”

Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “This Is America, Too,” Foreign Policy, 14/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ có nhiều đặc điểm tuyệt vời, nhưng nỗ lực ám sát Donald Trump là lời nhắc nhở rằng bạo lực vẫn ăn sâu vào văn hóa Mỹ.

Vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động trên khắp cả nước.

Khi đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, vào chiều thứ Bảy, ngày 13/07, một người đàn ông 20 tuổi đã nổ súng vào Trump. Một viên đạn dường như đã sượt qua tai Trump, khiến ông chảy máu, trước khi cựu tổng thống nấp xuống dưới bục phát biểu, được che chắn bởi các nhân viên mật vụ. Tuy nhiên, ông đã nhất quyết đứng lên trong lúc lực lượng an ninh che chắn cho mình, giơ nắm đấm lên trời và hét lên với đám đông: “Hãy chiến đấu!” Một lính cứu hỏa đến tham dự sự kiện tên là Corey Comperatore, người đã che chắn cho gia đình ông để bảo vệ họ khỏi làn đạn, đã không thể sống sót. Continue reading “Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ”

Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Biden and Trump Weaknesses That Don’t Get Enough Attention,” New York Times, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Năm tuần này, Donald Trump và Joe Biden sẽ bước vào cuộc tranh luận tổng thống như những nhân vật cực kỳ nổi tiếng, khi cả hai đều không được lòng dân và có nhiều điểm yếu như nhau. Những điểm yếu quan trọng nhất của họ – đối với đương kim tổng thống, là sự già yếu và tình trạng lạm phát; còn đối với người thách đấu, là sự không phù hợp đã được chứng minh sau sự kiện ngày 06/01 – dường như đã trở nên quá quen thuộc, đến mức chẳng còn đáng bàn luận thêm cho đến khi chúng ta chứng kiến sân khấu tranh luận. Continue reading “Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump”

“Nhà nước ngầm” của Trump

Nguồn: Jon D. Michaels, “A Deep State of His Own,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có kế hoạch vũ khí hóa bộ máy hành chính của Mỹ như thế nào?

Tháng 03/2023, Donald Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ ba tại Waco, Texas. Sự xuất hiện của ông trùng với dịp kỷ niệm 30 năm cuộc đối đầu chết người giữa những tín đồ được vũ trang của giáo phái Branch Davidian và cơ quan hành pháp liên bang. Khi Trump bước lên sân khấu, ông đã gọi cuộc đua năm 2024 là “trận chiến cuối cùng.” Ông nói, trong trận chiến này, “hoặc nhà nước ngầm sẽ tiêu diệt nước Mỹ, hoặc chúng ta sẽ tiêu diệt nhà nước ngầm.” Đồng thời, để làm rõ vai trò của mình, ông tuyên bố “Tôi là chiến binh của các bạn, tôi là công lý của các bạn. … Và đối với những ai đã phải chịu oan ức và phản bội… Tôi là quả báo của các bạn.” Continue reading ““Nhà nước ngầm” của Trump”

Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên

Nguồn: Curt Mills, “What Trump Could Do in Foreign Policy Might Surprise the World,” New York Times, 13/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù muốn hay không, Mỹ có một vị tổng thống với quyền lực to lớn, và trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã sử dụng quyền lực đó trên trường quốc tế một cách đầy hứng thú. Giống như trong nhiều lĩnh vực khác, ông không sử dụng cách tiếp cận thông thường đối với các mối quan hệ toàn cầu. Nhưng có lẽ, giống như Richard Nixon và George H.W. Bush, Trump thích can dự vào chính sách đối ngoại.

Đúng là phong cách chính trị đặc biệt của Trump có phần khiêu khích, nhưng nó cũng hiệu quả. Cách tiếp cận của Trump đối với vị thế của Mỹ trên thế giới hoặc là thực dụng, hoặc là khó đoán, hoặc cả hai, và nó có thể mang lại những cơ hội hòa bình đáng ngạc nhiên. Continue reading “Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên”

Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Trump’s grip on Republican Party ‘temporary’: ex-U.S. Speaker Ryan,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị chính khách về hưu nhìn thấy cơ hội đoàn kết về chính trị, nhưng có lẽ không phải bây giờ.

Nghị sĩ Mỹ đã nghỉ hưu Paul Ryan nhận thấy rằng sự kiểm soát của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Đảng Cộng hòa sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông nói với Nikkei rằng điều đó “không bền vững, theo quan điểm của tôi.” Continue reading “Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?”

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Nguồn: Francis Fukuyama, “It’s not too late to reverse America’s political decay,” Financial Times, 02/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các thể chế của một xã hội không thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, chúng sẽ trở nên xơ cứng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Continue reading “Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ”

Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?

Nguồn: Janan Ganesh, “How Europe should negotiate with Donald Trump,” Financial Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump bị ám ảnh bởi tiền bạc nhưng hồ sơ cho thấy không phải lúc nào ông ta cũng cứng rắn trong đàm phán.

Có lẽ bởi vì nó không mang tính tục tĩu hay gây sốc, nên tuyên bố đáng chú ý nhất mà Donald Trump đưa ra kể từ khi rời nhiệm sở đã không thu hút được sự chú ý của thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News hồi mùa hè năm ngoái, khi được hỏi liệu ông có bảo vệ Đài Loan bằng vũ lực hay không, ông nói hòn đảo này, nơi kiếm bộn tiền từ chất bán dẫn, “đã cướp mất công việc kinh doanh của chúng ta.” Continue reading “Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden

Nguồn: Leslie Vinjamuri, “What Another Trump-Biden Showdown Means for the World,” Foreign Policy, 03/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đua sẽ có các tác động tiềm tàng lên cam kết của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, và vấn đề Đài Loan.

Các vấn đề chính trị cục bộ sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay, kể cả ở Mỹ. Các đối tác và đồng minh của Washington đang cảnh giác trước khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng; đồng thời, họ cũng chưa sẵn sàng để đối mặt với viễn cảnh một thế giới không được điều phối bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ.

Nếu các cuộc bầu cử chủ yếu chỉ được thúc đẩy bởi các vấn đề trong nước, thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt cho chính sách đối ngoại hay không. Continue reading “Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden”