Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?

Generated by IJG JPEG Library

Nguồn:  Why China’s five-year plans are so important”, The Economist, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đang họp bàn tại một khách sạn ở Bắc Kinh để thông qua kế hoạch phát triển quốc gia cho 5 năm tới. Trung Quốc đã phát triển rất xa so với gốc rễ nền kinh tế kế hoạch, nhưng hệ thống lập kế hoạch chính sách của nước này, một di sản thừa hưởng từ thời Xô-viết, là một trong những vết tích vẫn còn nhiều ảnh hưởng đậm nét nhất. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm lần thứ 13 kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2016 đến 2020, kế hoạch này sẽ đề ra những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các các mục tiêu khác như thúc đẩy sáng tạo. Vậy chính xác những kế hoạch 5 năm của Trung Quốc là gì và chúng ta kỳ vọng gì vào kế hoạch mới này? Continue reading “Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?

20151003_blp512

Nguồn: “Why the yakuza are not illegal”, The Economist, 29/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta ước tính rằng Yamaguchi-Gumi, một trong những băng đảng lớn và hung ác nhất thế giới, kiếm được hơn 6 tỷ USD một năm từ ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, bất động sản, và thậm chí từ sàn chứng khoán Nhật Bản. Năm nay, khi tổ chức này tròn 100 tuổi, hơn 2.000 trong số 23.400 thành viên đã tách khỏi băng. Điều này khiến cho lực lượng cảnh sát lo lắng về các hệ lụy có thể xảy ra. Giữa thập kỷ 1980, một cuộc chiến giữa các băng nhóm kình địch đã cướp đi mạng sống của hơn hai chục người. Vậy mà việc là thành viên của yakuza – tên gọi các tập đoàn tội phạm của Nhật Bản – về cơ bản lại không phải hành vi phạm pháp. Continue reading “Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?”

Tư duy kinh tế học nữ quyền

20151024_blp902

Nguồn: The thinking behind feminist economics”, The Economist, 24/09/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế học, ngành nghiên cứu của các chuyên gia chính sách, những nhà bình luận, và kể cả tạp chí The Economist này, là nhằm cung cấp một cách nhìn nhận khách quan về thế giới. Nhưng một vài người bày tỏ quan ngại rằng nó chưa đạt được điều đó.

Những người ủng hộ kinh tế học nữ quyền cho rằng, xét về cả phương pháp lẫn trọng tâm, kinh tế học vẫn là ngành mà nam giới thực sự chiếm ưu thế. Điều này không chỉ do nữ giới chỉ chiếm thiểu số trong ngành: năm 2014 chỉ 12% số giáo sư kinh tế Mỹ là nữ, và cho đến nay mới chỉ có duy nhất một nữ chủ nhân giải thưởng Nobel về kinh tế (bà Elinor Ostrom, trong ảnh). Có lẽ quan trọng hơn, họ lo ngại rằng do đặt ra những câu hỏi sai lầm, kinh tế học còn làm tăng thêm bất bình đẳng giới thay vì giúp giải quyết nó. Vậy các nhà kinh tế học nữ quyền muốn thay đổi điều đó bằng cách nào? Continue reading “Tư duy kinh tế học nữ quyền”

Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?

20151017_BLP514

Nguồn: Why America does not take in more Syrian refugees?The Economist, 18/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 12 triệu người Syria đã buộc phải rời mái ấm của họ do cuộc nội chiến ở đất nước này. Trong số đó, hơn 7,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở trong chính Syria, thường là tới những vùng mà các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được. Hơn 4 triệu người đã phải chạy ra nước ngoài, hầu hết là các nước láng giềng. Khoảng 1,9 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1,1 triệu người ở Li-băng và 650.000 người ở Jordan. Hàng trăm ngàn người đã tìm cách tị nạn ở châu Âu. Nếu như ban đầu Đức chào đón hàng chục ngàn người mới đến thì giờ đây đất nước này đang ngày càng miễn cưỡng tiếp nhận thêm. Đến cuối năm nay, đất nước này ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu người đến lánh nạn, đa phần là người Syria. Trong khi đó, Mỹ – với diện tích rộng gấp 26 lần và dân số đông gấp 4 lần nước Đức – mới chỉ tiếp nhận 1.500 người Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại đất nước này nổ ra. Tại sao con số này lại thấp đến vậy? Continue reading “Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?”

Tại sao các công đoàn đang co lại?

20151003_blp504

Nguồn: “Why trade unions are declining”, The Economist, 28/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng 500 đại diện đến từ 90 công đoàn khác nhau sẽ tụ họp tại Paris để tham dự Đại hội Liên đoàn Công đoàn châu Âu vào ngày 29 tháng 9. Trong vòng bốn ngày ở đây, họ sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, từ thất nghiệp trong giới trẻ đến khủng hoảng di dân của châu Âu. Và tất nhiên, họ sẽ phải nhắc đến những diễn biến tiêu cực của một vấn đề sát sườn hơn. Đó là, trừ một vài ngoại lệ, số lượng thành viên công đoàn tại các nước giàu đang giảm đáng kể trong suốt ba thập niên qua. Theo OECD, một tổ chức hợp tác của phần lớn các nước giàu có, con số đã giảm từ đỉnh cao là 20 triệu thành viên năm 1979 xuống còn 14,5 triệu năm 2013 ở Mỹ, và từ 12 triệu xuống còn 6,5 triệu ở Anh. Các quốc gia châu Âu, bao gồm Đức và Pháp, cũng đang phải chứng kiến sự sụt giảm nặng nề này. Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Continue reading “Tại sao các công đoàn đang co lại?”

Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?

1443318462958

Nguồn:Is the pope a liberal?” The Economist, 23/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23/09, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ khởi đầu chuyến thăm kéo dài 6 ngày, Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Francis) nói với các nhà báo rằng Ngài là một tín hữu Công Giáo thực sự. Ngài còn nói vui rằng “tôi rất sẵn sàng tuyên xưng Kinh Tin Kính” (nội dung bao gồm những tín lý của đạo Công Giáo – ND). Dẫu vậy, người ta vẫn cảm thấy ít nhiều chưa rõ ràng về niềm tin của Ngài. Trong những tháng gần đây, các tuyên bố của Ngài về nạn phá thai cho đến hôn nhân đã đem lại cho Ngài hình ảnh của một nhà cải cách tự do.

Tại Mỹ, nơi những vấn đề như vậy đang đầy rẫy, việc liệu Đức Giáo Hoàng có phải là người có tư tưởng tự do hay ngược lại đã thu hút sự quan tâm của báo chí. Những người được xem là người Công Giáo theo chủ nghĩa tự do hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ giúp nâng cao trọng lượng cho những lý lẽ của họ; trong khi đó, những người Công Giáo bảo thủ lấy làm tiếc rằng Ngài đã không kịch liệt bảo vệ giáo lý của hội thánh, cụ thể là trong vấn đề phá thai và hôn nhân. Vậy trong lãnh vực giáo huấn xã hội và trong hội thánh, Đức Giáo Hoàng có phải người theo chủ nghĩa tự do không? Continue reading “Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?”

Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới

20150919_fnp502

Nguồn: What slowing trade growth means for the world economy”, The Economist, 15/9/2015

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế toàn cầu sa vào khó khăn này đến khó khăn khác trong năm 2015. Kinh tế Mỹ trì trệ trong suốt quý đầu đóng băng. Rồi nỗi lo Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã làm các thị trường lo lắng. Và giờ mọi sự chú ý lại đổ vào Trung Quốc, khi mà chính phủ nước này đang loay hoay ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và màn hạ cánh cứng (hard landing) của mình. Đằng sau đó , một xu hướng đáng ngại khác cũng đang phát triển: thương mại thế giới đã co lại nếu tính theo quý trong cả hai quý đầu năm nay: thành tích kém nhất kể từ cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy thương mại lao dốc có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế toàn cầu? Continue reading “Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới”

Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh

20150912_brp513

Nguồn:  How Jeremy Corbyn became the Labour frontrunner”, The Economist, 10/09/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công đảng đối lập của Anh sẽ công bố kết quả của cuộc bầu cử lãnh đạo vào ngày 12 tháng 9. Các cuộc thăm dò và tỷ lệ đặt cược đều cho rằng Jeremy Corbyn, dân biểu lâu năm có đường lối cực tả và là người lâu nay chống ngay chính đảng của mình trong quốc hội, sẽ giành chiến thắng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một cuộc tranh cãi nguy hiểm. Chỉ khoảng chừng 20% trong số các nghị sỹ của Công đảng được cho là muốn ông Corbyn làm lãnh tụ của họ. Sau khi không thể ngăn vị lãnh đạo thiên tả và ít được lòng các nghị sĩ là Ed Miliband lên lãnh đạo đảng hồi đầu năm, họ rất đoàn kết trong việc không muốn lặp lại sai lầm. Vậy Jeremy Corbyn đã trở thành lãnh đạo Công Đảng như thế nào? Continue reading “Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh”

Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands

120203012129-falkland-islands-map-story-top

Nguồn:How competing claims to the Falklands/Malvinas compare“, The Economist, 15/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một trong những nhà lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên chúc mừng Jeremy Corbyn về việc ông được bầu làm lãnh đạo Công Đảng của Anh vào ngày 12 tháng 9 là Cristina Fernandez de Kirchner. Bà tổng thống của Argentina đã đăng lời chúc mừng ông Corbyn trên tài khoản Twitter của Chính phủ như sau: “một người bạn lớn của khu vực Mỹ Latinh, người đã chia sẻ, trong tình đoàn kết, đòi hỏi của chúng tôi về quyền bình đẳng và chủ quyền chính trị”. Ở đây bà Tổng thống muốn ám chỉ đến tranh chấp chủ quyền lâu đời giữa Anh Quốc và Argentina đối với Quần đảo Falkands, hay còn gọi là Malvinas theo cách gọi của người Tây Ban Nha, nằm cách bờ Đông của Nam Mỹ khoảng 480 km. Cả Anh Quốc và Argentina đều tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo này. Thật bất thường đối với một chính khách Anh Quốc khi ông Corbyn lập luận rằng quần đảo này nên được quản lý chung bởi hai nước. Như vậy, tuyên bố chủ quyền của hai quốc gia này có gì khác và giống nhau? Continue reading “Tranh chấp Anh – Argentina về quần đảo Falklands”

Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?

20150926_blp509

Nguồn: Why Russia is increasing its military presence in Syria”, The Economist, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một vài ngày qua, Nga đã đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Báo cáo từ các quan chức Mỹ (và bị chính quyền Nga phủ nhận) nhận định rằng nước này hiện đã triển khai ít nhất 28 chiến đấu cơ tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Lakatia nằm trên bờ biển Syria. Theo nguồn được tờ New York Times dẫn lại, những chiến đấu cơ này bao gồm cả các máy bay cường kích Su-24 và Su-25, và chúng sẽ tăng viện cho đội hình vốn được cho là chỉ gồm vỏn vẹn 4 chiếc phi cơ đã có mặt từ trước. Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ được trang bị tên lửa không đối không là một việc đặc biệt dị thường vì không có bất kỳ một đối thủ Syria nào đối đầu với tổng thống Bashar-al Assad có lực lượng không quân. Continue reading “Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?”

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

20150912_blp505

Nguồn:Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn? Continue reading “Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?”

Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Tại sao giá vàng lại giảm?

20150725_blp501

Nguồn: “Why the gold price is falling”, The Economist, 20/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá vàng, chạm đáy thấp nhất trong vòng 5 năm vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, phản ánh thực tế cung và cầu hiện tại và kỳ vọng về tương lai. Kim loại màu vàng này phục vụ hai mục đích: nó là một loại hàng hóa (ví dụ như sử dụng trong đồ điện tử, nữ trang và nha khoa) và là nơi tích trữ giá trị – đặc biệt như một loại bảo hiểm đề phòng các biến động chính trị. Nhưng vàng không giống như những tài sản khác: nó không đem lại thu nhập, và phải mất chi phí để tích trữ nó. Vào thời điểm hiện tại, thứ kim loại ánh vàng này và những nhà đầu tư trung thành với nó đang gặp rắc rối. Giá vàng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, nhưng chạm đỉnh vào năm 2011 và kể từ đó liên tục giảm. Một số người tin rằng giá vàng có thể xuống dưới mức 1.000 đô-la Mỹ một ounce trong năm nay. Continue reading “Tại sao giá vàng lại giảm?”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”